Quy phạm pháp luật là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì đây chính là những quy tắc xử sự chung áp dụng chung cho các cơ quan, tổ chức hay cá nhân do Nhà nước ban hành và tuân thủ theo luật định. Hãy cùng Tổng Đài Tư Vấn tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Nếu như gặp phải bất kì thắc mắc nào liên quan đến pháp luật, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua: 1900.6174 để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí quy phạm pháp luật là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Lời đầu tiên rất cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi giải đáp. Sau khi nhận được những câu hỏi này chúng tôi đã tích cực tìm hiểu và cập nhật thông tin mới nhất để tư vấn và hỗ trợ chị một cách hiệu quả nhất có thể. Sau đây là câu trả lời của Tổng đài tư vấn:
Quy phạm pháp luật là gì?
Theo như quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về giải thích từ ngữ như sau:
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây sẽ được hiểu như sau:
Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc các đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, những người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
Như vậy, quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc và được áp dụng lặp lại nhiều lần đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước; đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quy định trong Luật này ban hành và Nhà nước sẽ bảo đảm thực hiện.
>>> Xem thêm: Hợp đồng thuê tài sản có giá trị pháp lý như thế nào?
Các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật?
Theo nguyên tắc thì mỗi quy phạm pháp luật đều có ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài. Trong đó được quy định như sau:
– Giả định là phần xác định chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật và hoàn cảnh, điều kiện mà các chủ thể gặp phải trong thực tiễn.
– Quy định là phần xác định chủ thể phải làm những gì khi gặp các tình huống, hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong phần giả định bên trên.
Chế tài là phần nêu rõ các biện pháp, hình thức xử lý của nhà nước đối với những người đã xử sự không đúng theo quy định pháp luật, các hậu quả mà người đó phải gánh chịu. Tuy nhiên, trong thực tiễn thì phần lớn các quy phạm pháp luật được xây dựng từ hai bộ phận chính đó là giả định – quy định hoặc giả định – chế tài.
Trừ một số các quy phạm pháp luật riêng biệt như quy phạm định nghĩa, quy phạm xác định nguyên tắc, còn lại hầu hết các quy phạm pháp luật khác đều phải có phần giả định. Các quy phạm pháp luật hiến pháp thông thường sẽ có phần giả định và quy định, còn đối với các quy phạm pháp luật phần riêng của Bộ luật hình sự thì thường chỉ có phần giả định và chế tài.
>>> Các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật là gì? Liên hệ ngay: 1900.6174
Đặc điểm của quy phạm pháp luật là gì?
Đặc điểm thứ nhất, quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận.
Mỗi năm thường có hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành. Trong mỗi văn bản sẽ có các nội dung và mục đích khác nhau.
Các văn bản Luật sẽ được ban hành với mục đích là sửa đổi, bổ sung cho những Luật hoặc Bộ luật đã cũ sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ có nhiệm vụ và chức năng trong việc ý kiến, thông qua và ban hành các văn bản; Quốc Hội là cơ quan có quyền xem xét, thông qua các văn bản Luật trước khi thực hiện việc ban hành, có hiệu lực và áp dụng vào thực tế.
Các cơ quan của Nhà nước chỉ có quyền ban hành các văn bản pháp luật trong phạm vi lĩnh vực của mình, đồng thời phải chịu trách nhiệm pháp lý với những quy phạm pháp luật đã được quy định trong văn bản ban hành đó.
>>> Xem thêm: Mẫu đơn bãi nại tai nạn giao thông được pháp luật quy định như thế nào?
Tuy nhiên không phải văn bản nào do Nhà nước ban hành thì cũng là văn bản quy phạm pháp luật.
– Đặc điểm thứ hai, là văn bản có nội dung chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc và được Nhà nước đảm bảo thực hiện
Vì vậy mà, bên cạnh việc ban hành những quy phạm pháp luật, Nhà nước còn ban hành thêm nhiều biện pháp áp dụng khác nhau. Nếu chủ thể nào không thực hiện thì sẽ bị xử lý và các cơ quan thực thi pháp luật như Công an, Tòa án sẽ áp dụng các biện pháp để xử lý đúng theo quy định.
– Đặc điểm thứ ba, văn bản pháp luật được thể hiện dưới các hình thức nhất định được pháp luật quy định.
Hình thức thể hiện dưới dạng văn bản luật hoặc văn bản dưới luật, được cấu thành dựa trên hai yếu tố đó là: tên gọi, thể thức văn bản.
– Đặc điểm thứ tư, quy phạm pháp luật còn chứa đựng ý chí của chủ thể, có chức năng điều chỉnh hành vi, thể hiện ý chí của giai cấp đứng đầu.
>>> Đặc điểm của quy phạm pháp luật là gì? Gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp
Phân loại quy phạm pháp luật
– Căn cứ dựa vào các đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh pháp luật thì có thể phân chia thành các quy phạm pháp luật như sau
+ Quy phạm pháp luật hành chính
+ Quy phạm pháp luật dân sự
+ Quy phạm pháp luật hình sự…
– Căn cứ theo hình thức mệnh lệnh trong quy phạm pháp luật thì có thể chia như sau:
+ Quy phạm pháp luật dứt khoát:
+ Quy phạm pháp luật tuỳ nghi (tức là không dứt khoát)
+ Quy phạm pháp luật hướng dẫn
– Căn cứ theo như cách trình bày quy phạm pháp luật thì sẽ chia quy phạm pháp luật thành:
+ Quy phạm pháp bắt buộc
+ Quy phạm pháp luật cấm đoán
+ Quy phạm pháp luật được cho phép.
– Căn cứ dựa vào các nội dung, tác dụng của quy phạm pháp luật có thể chia quy phạm pháp luật, như sau:
+ Quy phạm pháp luật nội dung
+ Quy phạm pháp luật hình thức (hay còn gọi là thủ tục).
– Căn cứ vào tính chất lĩnh vực quan hệ xã hội pháp luật điều chỉnh thì sẽ chia quy phạm pháp luật thành:
+ Quy phạm pháp luật công pháp
+ Quy phạm pháp luật tư pháp.
>>> Có bao nhiêu lại quy phạm pháp luật? Gọi ngay: 1900.6174
Ai có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ theo như quy định của Chương 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thẩm quyền ban hành các các văn bản quy phạm pháp luật thì những chủ thể được nêu sau đây sẽ là những chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Quốc hội: ban hành Luật và Nghị quyết
- Uỷ ban thường vụ quốc hội: ban hành Pháp lệnh, Nghị quyết
- Chủ tịch nước: ban hành Lệnh, Quyết định
- Các cơ quan cùng ban hành: ban hành Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Nghị quyết liên tịch
- Chính phủ: ban hành Nghị định
- Thủ tướng chính phủ: ban hành quyết định
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: ban hành Nghị quyết
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: ban hành Thông tư hoặc Thông tư liên tịch giữa các cơ quan
- Tổng Kiểm toán Nhà nước: ban hành quyết định
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: ban hành Nghị quyết
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: ban hành Quyết định.
Trên đây là toàn bộ nội dung đã được chúng tôi tổng hợp liên quan đến “Quy phạm pháp luật là gì”. Trong đó đã phân tích rõ về khái niệm, các đặc điểm cũng như cách thức phân loại quy phạm pháp luật dựa trên các quy định hiện hành.
Hy vọng những thông tin mà Tổng Đài Tư Vấn đã cung cấp vừa rồi sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình học tập, làm việc, nghiên cứu pháp luật. Để được tư vấn và kịp thời hỗ trợ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline: 1900.6174