Quan hệ pháp luật là gì? Yếu tố cấu thành nên quan hệ pháp luật

văn phòng luật sư quận 5

 

Quan hệ pháp luật là gì? Là các quan hệ xã hội được xác lập, tồn tại, phát triển hoặc chấm dứt trên cơ sở quy định các pháp luật. Vậy, cụ thể thì quan hệ pháp luật dân sự được hiểu như thế nào ? Đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự của Việt Nam ta bao gồm những gì ?

 Bài viết sau đây của Tổng Đài Tư Vấn phân tích và giải đáp cụ thể về quan hệ này. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp được cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về quan hệ pháp luật. Nếu như cần được hỗ trợ và tư vấn một cách nhanh nhất thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 1900.6174

 >>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí quan hệ pháp luật là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Quan hệ pháp luật là gì?

 

Trong đời sống xã hội của con người phát sinh rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong đó có quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể sẽ có quy định điều chỉnh phù hợp riêng như quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hình sự,…

quan-he-phap-luat-la-gi

Quan hệ pháp luật vốn dĩ là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau, những quan hệ xã hội này sẽ được xác lập, phát triển, hay tồn tại, chấm dứt đều dựa trên quy định của pháp luật, các bên tham gia vào quan hệ đó sẽ là các chủ thể có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phát sinh được pháp luật quy định rõ và Nhà nước sẽ đảm bảo để thực hiện.

 >>> Xem thêm: Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét? Lấn chiếm lối đi chung bị xử phạt như thế nào?

Đặc điểm quan hệ pháp luật

 

Quan hệ pháp luật gồm có các đặc điểm sau đây:

  • Quan hệ pháp luật phát sinh dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật

Theo đó nếu như không có quy phạm pháp luật thì không có quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật sẽ dự liệu được những tình huống phát sinh quan hệ pháp luật; xác định thành phần các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật; nội dung của các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý liên quan.

–   Quan hệ pháp luật mang tính ý chí

Trước hết sẽ là ý chí của nhà nước, bởi vì pháp luật là do nhà nước ban hành, thừa nhận. Sau đó sẽ là ý chí của các bên chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật, vì hành vi của cá nhân, tổ chức là hành vi có ý chí. Các bên tham gia vào quan hệ này sẽ ràng buộc nhau bởi quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.

–   Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể sử dụng đến các biện pháp cưỡng chế

 Trước tiên, nhà nước ta sẽ bảo đảm thực hiện quan hệ pháp luật bằng các biện pháp giáo dục và thuyết phục. Bên cạnh đó, còn đảm bảo thực hiện  bằng các biện pháp kinh tế, tổ chức – hành chính. Và khi thực sự cần thiết thì nhà nước sẽ sử dụng các biện pháp cưỡng chế để tăng tính răn đe.

–   Quan hệ pháp luật mang tính cụ thể

 Bởi vì quan hệ pháp luật xác định cụ thể chủ thể tham gia vào quan hệ, nội dung các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia.

 >>>> Quan hệ pháp luật có những đặc điểm nào? Gọi ngay: 1900.6174

Yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật dân sự

 

Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật.

Thứ nhất về chủ thể của quan hệ pháp luật:

–   Chủ thể của quan hệ pháp luật sẽ là các cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật đầy đủ, tham gia vào quan hệ pháp luật, có các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.

–   Năng lực pháp luật, năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện đồng thời, cùng một lúc khi tổ chức đó được thành lập hợp pháp và sẽ bị mất đi khi tổ chức đó phá sản hay giải thể.

Thứ hai về khách thể của quan hệ pháp luật:

–   Khách thể được cho là một bộ phận quan trọng cấu thành nên quan hệ pháp luật. Đây là cái mà chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hướng đến, tác động đến, vì nó mà các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ phải thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan. Có thể xem khách thể chính là những lợi ích và giá trị xã hội mà các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hướng tới một cách tích cực nhất.

–   Khách thể của quan hệ pháp luật là tài sản vật chất (bao gồm tiền, vàng, bạc, tài sản khác…), lợi ích phi vật chất ( như là quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế…), hành vi xử sự của con người (bầu cử, ứng cử v.v…)

Thứ ba là nội dung của quan hệ pháp luật:

Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng thể về các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia vào quan hệ nói trên

quan-he-phap-luat-la-gi

>>> Xem thêm: Dân quân tự vệ là gì? Dân quân tự vệ bao gồm những ai?

Nội dung của quan hệ pháp luật sẽ bao gồm:

–   Quyền chủ thể

Quyền chủ thể tức là khả năng hành động mà pháp luật bảo đảm cho phép các cá nhân, tổ chức được thực hiện nhằm thỏa mãn lợi ích hợp pháp của họ.

Các chủ thể thực hiện quyền của mình thông qua các khả năng như: Thực hiện hành vi trong khuôn khổ pháp luật quy định để thỏa mãn nhu cầu của mình; yêu cầu các chủ thể khác thực hiện hoặc kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất định; có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

–   Nghĩa vụ pháp lý 

Hiểu một cách đơn giản thì đây là cách xử sự bắt buộc do pháp luật quy định mà một bên phải thực hiện nhằm đáp ứng đảm bảo thực hiện các quyền chủ thể của bên còn lại. Nghĩa vụ pháp lý thường bao hàm các yếu tố như:

Chủ thể của nghĩa vụ phải hành động hoặc kiềm chế không được hành động

Chủ thể nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện.

  >>> Yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật dân sự bao gồm? Liên hệ ngay: 1900.6174

Phân loại quan hệ pháp luật

 

Các loại quan hệ pháp luật sẽ được phân chia dựa vào nhiều tiêu chí. Với các tiêu chí khác nhau sẽ có sự phân chia các loại quan hệ pháp luật khác biệt nhau. Cụ thể, trong đó:

–   Phân loại dựa vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh, được chia theo các ngành luật

Quan hệ pháp luật dân sự

Quan hệ pháp luật hình sự

Quan hệ pháp luật lao động

         ….

–   Phân loại dựa vào tính chất của nghĩa vụ

Quan hệ pháp luật chủ động

Quan hệ pháp luật thụ động

–   Phân loại dựa vào tính xác định của thành phần chủ thể

Quan hệ pháp luật tương đối

Quan hệ pháp luật tuyệt đối

–   Phân loại dựa vào cách tác động đến chủ thể

Quan hệ pháp luật điều chỉnh

Quan hệ pháp luật bảo vệ

Như vậy, có nhiều cách phân loại quan hệ pháp luật khác nhau. Trong đó các bên tham gia có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định và được Nhà nước bảo đảm thực hiện theo luật định.

 >>> Có bao nhiêu loại quan hệ pháp luật? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?

 

Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực hành vi, năng lực pháp luật tham gia vào các quan hệ pháp luật thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý đúng theo quy định. Các loại chủ thể trong quan hệ pháp luật gồm có 2 chủ thể chính sau đây:

Cá nhân: Bao gồm công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch

Tổ chức: Có nhiều tổ chức và có địa vị pháp lý khác nhau như: tổ chức có tư cách pháp nhân (theo quy định của Bộ luật Dân sự thì pháp nhân sẽ có pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại), tổ chức không có tư cách pháp nhân, chủ thể quan hệ pháp luật là nhà nước (đây được xem là chủ thể đặc biệt).

 >>> Chủ thể của quan hệ pháp luật là ai? Gọi ngay: 1900.6174

Ví dụ về quan hệ pháp luật

 

Để giúp các bạn hình dung rõ hơn về quan hệ pháp luật, chúng tôi xin đưa ra ví dụ cụ thể như sau:

Vào ngày 18/11/2002, chị Hoa có vay của chị An một số tiền trị giá 200.000.000 đồng. Giữa hai người có lập hợp đồng cho vay, được công chứng theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định về hợp đồng vay.

Có thể xác định quan hệ pháp luật trong trường hợp này, như sau

–   Chủ thể của quan hệ pháp luật: chị Hoa và chị An

Vì cả hai người đều có năng lực pháp luật ( không bị Tòa án hạn chế hay là tước đoạt năng lực pháp luật); có năng lực hành vi đầy đủ (đủ tuổi và không mắc các bệnh theo quy định pháp luật). Vì thế, cả hai chị được xác định là có năng lực hành vi chủ thể đầy đủ.

–   Khách thể của quan hệ pháp luật: Số tiền vay 200.000.000 đồng và tiền lãi phát sinh

–   Nội dung của quan hệ pháp luật:

Với chị Hoa: có quyền được nhận lại khoản tiền đã cho vay và tiền lãi; có nghĩa vụ giao khoản tiền vay 200.000.000 đồng cho chị An như đã thỏa thuận trong hợp đồng vay.

Với chị An: có quyền được nhận lại số tiền cho vay; có nghĩa vụ phải trả cả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận.

quan-he-phap-luat-la-gi

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí quan hệ pháp luật là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về vấn đề quan hệ pháp luật là gì? cùng với khái niệm cũng như đặc điểm của quan hệ pháp luật cụ thể. Hy vọng bạn đọc có thể nắm rõ quan hệ pháp luật là gì để có thể bổ sung kiến thức của mình, thực hiện công việc có liên quan một cách thuận lợi. Nếu như còn có thêm câu hỏi nào khác, các bạn có thể gọi về Tổng Đài Tư Vấn 1900.6174 để được hỗ trợ sớm nhất. Xin chân thành cảm ơn.

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

 

 

  1900633727