Phí chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm

Hiện nay, đất đai luôn là vấn đề dành được nhiều sự quan tâm từ phía cộng đồng. Pháp luật Việt Nam quy định về rất nhiều loại đất cùng nhiều vấn đề pháp lý xoay quanh các loại đất đó. Một trong những loại đất phổ biến có thể kể tới là đất rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ một số khía cạnh pháp lý của nó, ví dụ như trình tự, thủ tục chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm được thực hiện như thế nào, phải chi trả bao nhiêu cho quy trình đó và cơ quan nào có thẩm quyền thông qua quyết định chuyển đổi?

Ngay bây giờ, tất cả những thắc mắc đó sẽ được đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của Tổng Đài Tư Vấn giải quyết trong bài viết này. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhất!

Tiền sử dụng đất và lệ phí chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?

Anh Hưng ở Gia Lai đặt câu hỏi:

“Chào Luật sư, tôi tên Hưng hiện nay ở Gia Lai. Vợ chồng tôi có 2 héc ta đất rừng sản xuất do bố mẹ để lại, bây giờ tôi muốn chuyển mục đích sử dụng đất này sang đất trồng cây lâu năm vì vợ chồng tôi có dự định trồng cà phê để tăng gia sản xuất, đem lại nguồn kinh tế nuôi sống gia đình. Tuy nhiên, tôi có thắc mắc về các khoản phí phải nộp cho cơ quan nhà nước khi nộp hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Hy vọng nhận được sự hỗ trợ từ phía Luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn!”

Tổng đài Trả lời:

Xin chào anh Hưng, cảm ơn anh đã quan tâm và tin tưởng vào trình độ chuyên môn của đội ngũ tư vấn chúng tôi. Sau khi tiếp nhận câu hỏi của anh Hưng, chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu dựa trên các quy định mới nhất của pháp luật và đưa ra câu trả lời giải đáp thắc mắc của anh Hưng như sau, các khoản phí mà anh phải nộp sẽ bao gồm:

Tiền sử dụng đất

>>> Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!

Đặt lịch tư vấn

Theo quy định tại Nghị định số 71/2024/NĐ-CP, căn cứ vào hồ sơ địa chính và quyết định của UBND cấp tỉnh về Bảng giá đất, cơ quan thuế sẽ xác định và ra thông báo số tiền sử dụng đất đến anh Hưng trong vòng 05 ngày làm việc. Số tiền này sẽ được cơ quan thuế tính cụ thể theo công thức như sau:  

Tiền sử dụng đất phải nộp = Giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất x Diện tích đất phải nộp – Tiền sử dụng đất được giảm theo quy định (nếu có) – Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất (nếu có).

Theo đó, khi có thông báo nộp tiền sử dụng đất thì anh Hưng tiến hành thanh toán đầy đủ vào ngân sách Nhà nước trong thời gian cho phép.

Lệ phí địa chính

>>> Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!

Đặt lịch tư vấn

Lệ phí địa chính là khoản phí tổng hợp khi cơ quan nhà nước tiến hành các công việc về địa chính cho cá nhân, tổ chức như: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Chứng nhận thay đổi về mục đích sử dụng đất, Trích lục hồ sơ địa chính theo yêu cầu của người sử dụng đất. Do đó, anh Hưng có nghĩa vụ thanh toán loại phí này sau khi cơ quan nhà nước hoàn thành các công việc trên.

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!

Đặt lịch tư vấn

Mức lệ phí cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể, theo đó, trường hợp không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất thì lệ phí để cấp giấy chứng nhận là tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cho việc cấp mới và tối đa không quá 20.000 đồng/lần cho việc cấp lại.

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký biến động đất đai

>>> Đặt lịch ngay để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư hàng đầu, giúp bạn giải quyết mọi khó khăn pháp lý một cách hiệu quả!

Đặt lịch tư vấn

Mức lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký biến động đất đai mà anh Hưng phải chi trả là không quá 28.000 đồng/lần.

Phí trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính

>>> Đừng chần chừ, giải pháp pháp lý tốt nhất từ luật sư đang chờ bạn – đặt lịch tư vấn ngay hôm nay!

Đặt lịch tư vấn

Đối với phí trích lục hồ sơ địa chính trong trường hợp của anh Hưng sẽ tiến hành thực hiện thanh toán không quá 15.000 đồng/lần.

Có được chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm không?

>>> Liên hệ ngay để được hỗ trợ pháp lý tận tâm và chuyên nghiệp từ các luật sư, giúp bạn an tâm hơn trong mọi quyết định!

Đặt lịch tư vấn

Trong các văn bản hiện hành không có quy định cụ thể về việc chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm. Tuy nhiên, căn cứ vào Luật Đất đai 2024 theo đó đề cập các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan Nhà nước, bao gồm chuyển đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp. Trên thực tế, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Như vậy, theo lập luận trên thì đất rừng sản xuất có thể chuyển mục đích sang đất trồng cây lâu năm với hướng “sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp”. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện người sử dụng đất phải đảm bảo tuân thủ các thủ tục và có sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm

>>> Liên hệ ngay để được hỗ trợ pháp lý tận tâm và chuyên nghiệp từ các luật sư, giúp bạn an tâm hơn trong mọi quyết định!

Đặt lịch tư vấn

Người sử dụng đất muốn chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể như: Yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình là chính đáng, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, khu vực. Bên cạnh đó, trường hợp này thuộc quy định tại Luật Đất đai hiện hành nên bắt buộc người sử dụng đất phải thông qua thủ tục xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là UBND cấp huyện). Khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm, người sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; tuân thủ chế độ sử dụng đất cũng như thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất trồng cây lâu năm. 

Thẩm quyền chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm

>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!

Đặt lịch tư vấn

Tại Điều 59 Luật Đất đai hiện hành quy định về thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm như sau:

– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với đối tượng là tổ chức;

– Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với đối tượng là hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu. 

Muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất trồng lâu năm thì cần chuẩn bị hồ sơ gì?

>>> Đừng chần chừ, giải pháp pháp lý tốt nhất từ luật sư đang chờ bạn – đặt lịch tư vấn ngay hôm nay!

Đặt lịch tư vấn

Theo quy định, muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm thì người sử dụng đất cần phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ có đầy đủ các loại giấy tờ sau:

Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (Mẫu đơn được quy định kèm theo Thông tư này);

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính;

Trích lục bản đồ địa chính thửa đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng;

Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất trồng lâu năm (Mẫu tờ trình là mẫu số 05 được ban hành kèm theo thông tư này).

Các giấy tờ trên sau khi được chuẩn bị sẽ tiến hành trình lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đây là cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm.

Trình tự, thủ tục cho phép chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm được thực hiện như thế nào?

>>> Liên hệ ngay để được hỗ trợ pháp lý tận tâm và chuyên nghiệp từ các luật sư, giúp bạn an tâm hơn trong mọi quyết định!

Đặt lịch tư vấn

Các bước thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người sử dụng đất có nhiệm vụ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, trong đó bao gồm: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT) và 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất như đã nêu ở bước 1 đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để được giải quyết.

Bước 3: Tiến hành tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ và tiến hành thẩm tra hồ sơ dựa trên căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu. Theo đó Phòng Tài nguyên và Môi trường còn có trách nhiệm hướng dẫn cho người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính, gửi thông báo nộp hồ sơ bổ sung trong trường hợp nếu hồ sơ tiếp nhận còn thiếu hoặc chưa hợp lệ. Thời gian xử lý hồ sơ là không quá 03 ngày làm việc.

Bước 4: Trả kết quả

Sau khi có kết quả giải quyết, cơ quan này có trách nhiệm gửi quyết định cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện thay đổi mục đích sử dụng đất.

Chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm mất bao lâu?

>>> Đặt lịch ngay để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư hàng đầu, giúp bạn giải quyết mọi khó khăn pháp lý một cách hiệu quả!

Đặt lịch tư vấn

Thời gian tiến hành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm được chia thành hai trường hợp: một là, không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; hai là, không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Cả hai trường hợp đều không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất cũng như không được tính vào các ngày nghỉ, ngày lễ, tết.

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang đất trồng cây lâu năm bị xử phạt như thế nào?

>>> Đặt lịch ngay để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư hàng đầu, giúp bạn giải quyết mọi khó khăn pháp lý một cách hiệu quả!

Đặt lịch tư vấn

Pháp luật có quy định cụ thể về việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo từng trường hợp khác nhau, đây được xem là trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng đất nếu có nhu cầu thay đổi phương thức sử dụng đất của mình.

Tuy nhiên, nếu cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức có hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng mà không thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật và bị tiến hành xử phạt theo quy định. Cụ thể mức xử phạt hành chính như sau:

+ Đối với diện tích đất chuyển mục đích trái phép có quy mô dưới 0,5 héc ta thì mức phạt sẽ từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

+ Đối với diện tích đất chuyển mục đích trái phép có quy mô từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta thì mức phạt sẽ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

+ Đối với diện tích đất chuyển mục đích trái phép có quy mô từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta thì mức phạt sẽ từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

+ Đối với diện tích đất chuyển mục đích trái phép có quy mô từ 05 héc ta trở lên thì mức phạt sẽ từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, việc người sử dụng đất không làm thủ tục mà tự ý tiến hành thay đổi mục đích sử dụng đất sẽ buộc phải thực hiện thêm các biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; Buộc phải đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định. 

Nếu trong thời gian thực hiện hành vi vi phạm có phát sinh lời thì người sử dụng đất buộc phải nộp lại số lợi đó vào ngân sách nhà nước.

Kết luận

Hy vọng rằng những chia sẻ trên của Luật sư liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm đã phần nào kịp thời giải đáp vướng mắc của các bạn.

Trường hợp còn có câu hỏi nào khác có liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 0977.523.155 để được Luật sư nhiệt tình hỗ trợ và giải đáp!

Chat Zalo
Đặt Lịch