Phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp hết bao nhiêu?

dat-tai-dinh-cu-co-bi-quy-hoach-khong

Với sự phát triển không ngừng của xã hội thì việc người dân chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đang trở nên phổ biến, nhưng không phải ai cũng nắm rõ quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề trên. Vậy phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp được xác định như thế nào? Điều kiện để chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là gì? Hay thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp được thực hiện ra sao? Trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ giải đáp chính xác, chi tiết nhất về phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp cùng những thủ tục pháp lý có liên quan. Trong trường hợp bạn đọc cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ ngay Luật sư đất đai qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

phi-chuyen-doi-dat-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep
Các khoản phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp năm 2023

Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp có cần phải xin phép không?

Anh Thịnh (Hậu Giang) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư!

Tôi xin phép được trình bày vấn đề thắc mắc cần giải đáp đó là: Nhiều năm nay, kinh tế của gia đình tôi phụ thuộc vào nghề nông, cụ thể gia đình tôi có khoảng 1,5 công đất (1500 mét vuông) dùng để canh tác lúa. Hiện nay, với mong muốn có được khoản thu nhập cao hơn, gia đình tôi có ý định dùng một nửa diện tích đất trên (750 mét vuông) để xây dựng phòng trọ cho công nhân thuê do thửa đất trên có vị trí ở gần công ty.

Đối với trường hợp của gia đình tôi, thì Luật sư cho tôi hỏi việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp có cần phải xin phép không? Chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác có được chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp không, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Chúng tôi xin cảm ơn anh Thịnh đã gửi thắc mắc của mình đến Tổng Đài Tư Vấn! Sau khi nhận câu hỏi của anh và xem xét quy định của pháp luật, thì Luật sư xin gửi đến anh lời giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, thì việc người dân chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp sẽ thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo như thông tin mà anh Thịnh cung cấp cho chúng tôi, thì gia đình anh có ý định dùng một nửa diện tích đất trồng lúa (750 mét vuông) để xây dựng phòng trọ cho công nhân thuê. Theo quy định của pháp luật, đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp (điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung 2018), còn đất dùng để xây dựng nhà trọ (dùng để ở) thì thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (điểm a khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung 2018).

Do đó, gia đình anh Thịnh sẽ thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Hơn nữa, với chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, thì ở khoản 1 Điều 134 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung 2018 cũng thể hiện rõ Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Vì vậy, khi gia đình anh Thịnh muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp (đất trồng lúa) sang đất phi nông nghiệp (đất xây dựng phòng trọ) thì sẽ thuộc trường hợp phải xin phép và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là lời giải đáp của Luật sư tư vấn về vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp có cần phải xin phép không? Trong trường hợp anh Thịnh và bạn đọc cần biết thêm thông tin hoặc cần tư vấn về thủ tục, phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, hãy gọi ngay đến số máy 1900.6174 để được tư vấn luật cụ thể, chi tiết nhất!

>> Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở 2023

Cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

>> Luật sư tư vấn chính xác tiền sử dụng đất, lệ phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Về cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, thì đây là điều mà người dân khá quan tâm khi có ý định chuyển mục đích sử dụng đất. Do đó, Luật sư sẽ làm rõ cách xác định công thức và hướng dẫn cách tính tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để giúp các bạn đọc có thể nắm rõ và áp dụng vào trường hợp của mình.

Thứ nhất, việc xác định cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Về nguyên tắc, khi người dân thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, trong đó có tiền sử dụng đất. Về khái niệm, thì tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất (khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018).

Việc xác định cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp sẽ căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2019, cụ thể như sau:

*Đối với tổ chức kinh tế:

Áp dụng mức thu 100% tiền sử dụng đất theo giá của loại đất sau khi chuyển mục đích đối với các trường hợp sau:

– Chuyển từ đất nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp);

– Chuyển từ đất nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất nghĩa trang, nghĩa địa (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp).

Trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất sang đất ở thì tiền sử dụng đất được xác định cụ thể như sau:

– Bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ đi tiền sử dụng đất tính theo giá đất của loại đất trước khi chuyển mục đích của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 và chuyển mục đích sang đất ở.

Nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp:

+ Được Nhà nước cho thuê đất nông nghiệp theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm;

+ Khi chuyển mục đích sang đất ở đồng thời chuyển từ thuê đất sang giao đất.

– Áp dụng mức thu bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ đi tiền thuê đất phải nộp một lần của loại đất trước khi chuyển mục đích theo thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp:

+ Được Nhà nước cho thuê đất nông nghiệp dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần;

+ Khi chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất.

*Đối với hộ gia đình, cá nhân:

– Áp dụng mức thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau:

+ Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định sang làm đất ở;

+ Chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.

– Áp dụng mức thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.

Thứ hai, về hướng dẫn cách tính tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở

Khi đã xác định được cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, thì cần áp dụng các bước sau đây để cho ra kết quả cụ thể:

Bước 1: Xác định tiền sử dụng đất theo giá đất ở:

Xác định vị trí thửa đất (nằm ở địa chỉ nào, chiều sâu của thửa đất so với mặt tiền…).

Xác định giá đất theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định áp dụng trong trường hợp người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất ở trong hạn mức (điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2019).

Bước 2: Xác định tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp:

– Xác định vị trí thửa đất;

– Tương tự, cũng xác định giá đất trong bảng giá đất ở mỗi địa phương (Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành).

Bước 3: Sau khi đã xác định được tiền sử dụng đất theo giá đất ở và tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp, thì tiến hành lấy tiền sử dụng đất theo giá đất ở trừ đi tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp, và tùy từng trường hợp có thể nhân với tỷ lệ phần trăm theo quy định.

Như vậy, Luật sư đã trình bày một cách cụ thể về cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác trong quá trình tính toán số tiền sử dụng đất, phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, hãy gọi ngay cho Luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn luật đất đai nhanh chóng nhất!

le-phi-chuyen-doi-dat-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep
Tiền sử dụng, lệ phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp

Lệ phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp

>> Luật sư tư vấn chính xác các khoản phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Khi người sử dụng đất chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, thì có nghĩa vụ nộp các khoản lệ phí cho Nhà nước như: Lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ và phí thẩm định hồ sơ.

Lệ phí cấp giấy chứng nhận

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 85/2019/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung 2021, thì lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất. Cụ thể, lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên sẽ bao gồm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chứng nhận đăng ký biến động về đất đai; trích lục bản đồ địa chính; văn bản; số liệu hồ sơ địa chính.

Ví dụ, ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, căn cứ vào Nghị quyết số 61/2016/NQ-HĐND, thì lệ phí cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với hộ gia đình, cá nhân khu vực phường thuộc nội thành là 25.000 – 100.000 đồng/giấy, còn hộ gia đình, cá nhân ở các khu vực còn lại là 12.500 – 50.000 đồng/giấy. Ngoài ra, Nghị quyết này cũng nêu ra những đối tượng miễn nộp lệ phí như: Hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Trong trường hợp quý bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan hoặc thắc mắc về cách xác định lệ phí cấp giấy chứng nhận tại các tỉnh thành, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để nhận được lời tư vấn chính xác nhất!

Lệ phí trước bạ

Thứ nhất, việc xác định giá tính lệ phí trước bạ đối với đất được thực hiện theo Điều 7 Nghị định số 10/2022/NĐ-CP. Cụ thể, giá tính lệ phí trước bạ đối với đất được xác định như sau:

Đây giá đất tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

Trong trường hợp đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà thời hạn thuê đất nhỏ hơn thời hạn của loại đất quy định tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành thì giá đất của thời hạn thuê đất tính lệ phí trước bạ được xác định như sau:

Giá đất của thời hạn thuê đất tính lệ phí trước bạ = (Giá đất tại Bảng giá đất/70 năm) x Thời hạn thuê đất

Thứ hai, về công thức tính lệ phí trước bạ

Sau khi đã xác định được giá tính lệ phí trước bạ đối với đất, thì tiến hành áp dụng công thức để tính lệ phí trước bạ. Cụ thể, căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 10/2022/NĐ-CP, thì mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ phần trăm đối với nhà, đất là 0,5%. Do đó, có thể suy ra công thức tính lệ phí trước bạ như sau:

Lệ phí trước bạ = (Giá đất tính lệ phí trước bạ x Diện tích thửa đất) x 0.5%

Trong trường hợp bạn đọc còn gặp vướng mắc khi xác định lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật, hãy liên hệ ngay Luật sư qua hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn cụ thể và nhanh chóng!

Phí thẩm định hồ sơ

Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 2 Thông tư số 85/2019/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung 2021, thì phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất. Do đó, tùy thuộc vào vị trí thửa đất ở địa phương nào thì sẽ căn cứ vào Nghị quyết do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành để xác định mức phí thẩm định hồ sơ cần nộp. Ví dụ, trên địa bàn tỉnh Hà Nam, theo Nghị quyết số 39/2016/NQ-HĐND, thì mức phí thẩm định hồ sơ được áp dụng là 300.000 đồng/hồ sơ. Hay theo Nghị quyết 86/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên, thì đối với hộ gia đình và cá nhân, phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ở các xã, thị trấn là 500.000 đồng/hồ sơ, còn ở phường là 550.000 đồng/hồ sơ.

Nếu quý bạn đọc gặp khó khăn trong việc tra cứu Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các tỉnh để xác định mức phí thẩm định hồ sơ trong từng trường hợp cụ thể hoặc gặp vướng mắc về chi phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 của Tổng Đài Tư Vấn để được Luật sư giải đáp miễn phí!

Thời hạn nộp các khoản tiền, phí vào ngân sách

Ngoài việc nắm rõ các nghĩa vụ tài chính cần phải thực hiện khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, thì người sử dụng đất cũng cần lưu ý đến thời hạn nộp các khoản tiền, phí vào ngân sách Nhà nước.

Thứ nhất, thời hạn nộp tiền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo thông báo;

– Chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại theo thông báo;

– Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày ban hành Thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo thông báo trong trường hợp xác định lại số tiền sử dụng đất phải nộp quá thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư mà hộ gia đình, cá nhân chưa nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ.

Thứ hai, thời hạn nộp lệ phí trước bạ được thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 18 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau: Thời hạn nộp lệ phí trước bạ chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo, trừ trường hợp người nộp thuế được ghi nợ lệ phí trước bạ.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến thời hạn nộp các khoản tiền, phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp vào ngân sách, vui lòng liên hệ trực tiếp số điện thoại của đội ngũ Luật sư chúng tôi 1900.6174 để được tư vấn pháp luật đất đai tận tình và chính xác nhất!

>> Xem thêm: Có được xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp không? Làm sao để được xây?

Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

>> Luật sư tư vấn chính xác điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Có thể thấy, việc chuyển mục đích sử dụng đất được xem là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nhằm phát huy tối đa giá trị, lợi ích mà đất đai đem lại. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu và các điều kiện cụ thể do pháp luật quy định mà người sử dụng đất có thể chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Theo quy định tại Điều 52 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, thì hai điều kiện quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cho phép người dân chuyển mục đích sử dụng đất đó là:

Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể, trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, người sử dụng đất cần xem xét trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện để xem diện tích đất nông nghiệp mà mình có ý định chuyển đổi mục đích sử dụng có thuộc phạm vi được phép chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp hay không.

Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Khi đã thực hiện việc xem xét kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện và xác định diện tích đất nông nghiệp thuộc phạm vi được chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp, thì người sử dụng đất có thể làm hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, để thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, thì cần phải xem xét đủ hai điều kiện quan trọng nêu trên để được cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến điều kiện, phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, hãy liên hệ ngay với Luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chính xác nhất!

Thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

>> Luật sư tư vấn chính xác thẩm quyền cấp phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Về vấn đề thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đã được thể hiện rõ tại Điều 59 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, cụ thể như sau:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đối với tổ chức;

– Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định.

Liên quan đến vấn đề ủy quyền khi cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thì cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp sẽ không được ủy quyền cho cơ quan khác thực hiện.

Như vậy, tùy theo từng trường hợp cụ thể thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Nếu bạn đọc cần biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề trên hoặc gặp vướng mắc về thủ tục, các khoản phí chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, vui lòng liên hệ với Luật sư qua số hotline 1900.6174 để nhận được lời giải đáp chi tiết và chính xác!

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Chị Minh (Trà Vinh) có thắc mắc như sau:

“Kính chào Luật sư!

Hiện tại, ngoài căn nhà mà gia đình tôi đang ở, thì chúng tôi còn có hơn 800 mét vuông đất dùng để làm vườn, cụ thể là trồng cây ăn trái lâu năm (cây chôm chôm). Do con trai tôi đã tiết kiệm được một số vốn và có ý định mở một cửa hàng bán vật liệu xây dựng, nhưng vì chưa tìm được mặt bằng để thuê nên vợ chồng tôi cũng thống nhất sẽ cho con 450 mét vuông đất để xây dựng cửa hàng.

Do vợ chồng tôi và con trai không nắm rõ các thủ tục pháp lý nên rất mong được Luật sư tư vấn về thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp được thực hiện theo các bước như thế nào? Gia đình tôi chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư hướng dẫn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn gia đình chị Minh đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi! Với câu hỏi chị Minh đặt ra, căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, thì Luật xin gửi đến chị lời tư vấn như sau:

Luật sư sẽ nêu trình tự các bước và nêu rõ nội dung cơ bản của các bước để giúp gia đình chị và bạn đọc dễ dàng nắm rõ thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Chuẩn bị hồ sơ

>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT, thì chị Minh cần nộp 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất do việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT);

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính);

– Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân) để đối chiếu thông tin của người yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Ngoài ra, hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, cụ thể bao gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Biên bản xác minh thực địa;

– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;

– Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT).

Trong trường hợp gia đình chị Minh gặp vướng mắc trong quá trình chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, vui lòng liên hệ với Luật sư chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất!

Các bước thực hiện

>> Luật sư hỗ trợ thực hiện thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Trình tự các bước thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp được quy định tại Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019, 2020, cụ thể gồm các bước dưới đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi gia đình chị Minh đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, thì chị Minh cần tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể, người sử dụng đất sẽ nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường. Như vậy, chị Minh cần nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có thửa đất để được xem xét giải quyết.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Trong trường hợp hồ sơ của người sử dụng đất không đúng quy định, thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo luật định.

Cơ quan tài nguyên và môi trường (cụ thể Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất) sẽ thực hiện những công việc sau:

– Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

– Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

– Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp huyện);

– Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Bước 3: Trả kết quả

Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính, sau đó tiến hành trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp cho gia đình chị Minh sau khi chị Minh đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Thời gian thực hiện

>> Luật sư tư vấn chính xác thời gian chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Liên quan đến thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, thì điểm b khoản 1 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019, 2020 quy định thời gian thực hiện thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, thì pháp luật quy định thời gian thực hiện thủ tục sẽ được tăng thêm 10 ngày (tức 25 ngày).

Người sử dụng đất cũng cần chú ý về thời gian thực hiện thủ tục trên sẽ không tính đến các thời gian như: Các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định…

Như vậy, với những thông tin mà Luật sư cung cấp về thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, thì chị Minh đã phần nào nắm chắc về nội dung các bước trong thủ tục trên. Trường hợp gia đình chị Minh còn gặp bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến thủ tục, chi phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, hãy gọi ngay cho Luật sư qua hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp cụ thể và đúng pháp luật!

Mức phạt khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Chị Na (Đồng Tháp) có câu hỏi như sau:

“Kính chào Luật sư!

Tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư giải đáp đó là: Do kinh tế gia đình gặp khó khăn nên sau 02 lần bán đất (chuyển nhượng quyền sử dụng đất), thì diện tích đất trồng lúa còn lại của gia đình tôi cũng không nhiều. Vị trí thửa đất nằm sát đường lộ rất thuận lợi cho việc kinh doanh, nên vợ chồng tôi quyết định sẽ san lấp thửa đất trồng lúa còn lại để xây các căn phòng nhỏ cho thuê.

Vợ chồng tôi cũng có nghe thông tin Nhà nước hạn chế việc chuyển đất trồng lúa sang mục đích khác, nhưng do không muốn rắc rối về thủ tục nên gia đình tôi có ý định sẽ không xin phép cơ quan có thẩm quyền. Luật sư cho tôi hỏi ý định này của gia đình tôi có phù hợp với quy định của pháp luật không?

Và mức phạt khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp được áp dụng như thế nào? Rất mong được Luật sư giải đáp! Chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác mức phạt khi tự ý chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị Na đã gửi thắc mắc của mình đến các Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn! Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, Luật sư xin gửi đến chị lời tư vấn, giải đáp như sau:

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, thì việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như chị Na chia sẻ, vợ chồng chị quyết định san lấp thửa đất trồng lúa để xây dựng các căn phòng nhỏ cho thuê, tức đã thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Do đó, để việc chuyển mục đích sử dụng đất trên là hợp pháp thì cần phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, chị cần nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giải quyết.

Liên quan đến mức phạt khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, cụ thể đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, thì Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính như sau:
Áp dụng hình thức phạt tiền: Cụ thể, hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì áp dụng mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Trường chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt được liệt kê ở trên.

Áp dụng biện khắc phục hậu quả: Ngoài hình thức phạt tiền, thì chủ thể có hành vi vi phạm có thể phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do pháp luật quy định như sau:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm;

– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất;

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Nội dung trên đây là những chia sẻ của Luật sư liên quan đến mức phạt khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Do đó, gia đình chị Na cần cân nhắc về việc xin phép cơ quan có thẩm quyền khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để không phải bị xử phạt vi phạm hành chính về đất đai. Trường hợp chị Na còn có câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ và giải đáp kịp thời!

Một số câu hỏi thường gặp

Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp gồm loại đất nào?

Bác Bảo (Bình Phước) có câu hỏi như sau:

“Dạ chào Luật sư!

Hiện nay, gia đình tôi đang có dự định sẽ chuyển một mảnh đất vườn trồng cây điều của gia đình sang đất dùng để xây dựng nhà ở mới. Liên quan đến các loại đất, tôi cũng có cập nhật thông tin về pháp luật đất đai trên báo đài nói về vấn đề này.Tuy nhiên, do lớn tuổi không nhớ được lâu nên tôi chưa nắm được đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp gồm loại đất nào theo quy định của pháp luật hiện hành? Kính mong được Luật sư giải đáp! Xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác các loại đất thuộc đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn bác Bảo đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Tư Vấn! Căn cứ theo quy định hiện hành, Luật sư xin gửi đến bác lời giải đáp chi tiết như sau:

Theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, thì nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp gồm những loại đất cụ thể sau đây:

Thứ nhất, nhóm đất nông nghiệp bao gồm:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

– Đất trồng cây lâu năm.

– Đất rừng sản xuất.

– Đất rừng phòng hộ.

– Đất rừng đặc dụng.

– Đất nuôi trồng thủy sản.

– Đất làm muối.

– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Thứ hai, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm:

– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

– Đất xây dựng trụ sở cơ quan.

– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

– Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác.

– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác.

– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.

– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.

– Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.

Như vậy, Luật sư đã liệt kê ra những loại đất cụ thể của nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật. Trường hợp bác Bảo cần biết thêm thông tin về các nhóm đất trên hoặc có thắc mắc về phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ và tư vấn cụ thể, chi tiết!

Phân biệt đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp

>> Luật sư hướng dẫn phân biệt đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp chính xác, dễ hiểu nhất, gọi ngay 1900.6174

Đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp là hai nhóm đất đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác giá trị để phát triển kinh tế của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức và của đất nước. Tùy thuộc vào công dụng và mục đích sử dụng đất trên thực tế, thì hai nhóm đất trên cũng có những tính chất và đặc trưng riêng. Dưới đây là bảng phân biệt đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp thông qua những tiêu chí cụ thể.

 

Tiêu chí phân biệt Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp
Khái niệm Đất nông nghiệp là loại đất được người dân sử dụng nhằm phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, làm muối… Đất phi nông nghiệp là loại đất không sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, mà phục vụ cho mục đích để ở, xây dựng trụ sở cơ quan, đất cơ sở tôn giáo…
Hình thức sử dụng đất – Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất (Điều 54 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018);
– Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (Điều 56 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018).
– Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất (Điều 54 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018);
– Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (Điều 55 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018);
– Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (Điều 56 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018).
Các loại đất cụ thể của hai nhóm đất Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, nhóm đất nông nghiệp bao gồm:
– Đất trồng cây hàng năm;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thuỷ sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm:
– Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
– Đất xây dựng khu công nghiệp; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
– Đất sử dụng vào mục đích công cộng;
– Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
– Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
Mục đích sử dụng Được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, làm muối, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm… Được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, làm muối, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Không được sử dụng với mục đích sản xuất nông nghiệp, mà được sử dụng để ở, xây dựng nhà cửa, cơ sở kinh doanh, các công trình phục vụ đời sống dân sinh khác…
Việc chuyển mục đích sử dụng đất Theo điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, thì nhóm đất nông nghiệp có thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
– Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
– Chuyển đất trồng cây hằng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
– Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Theo điểm đ, e, g khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, thì nhóm đất nông nghiệp có thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến việc phân biệt đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp hoặc phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, hãy nhấc máy và gọi đến số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn luật nhanh chóng, kịp thời!

Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ nội dung Luật sư Tổng Đài Tư Vấn giải đáp về vấn đề phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Chúng tôi mong rằng nội dung bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ quy định của pháp luật về vấn đề trên. Trong trường hợp quý bạn đọc cần Luật sư tư vấn thêm bất kỳ thắc mắc nào khác có liên quan hoặc cần hỗ trợ về thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ ngay đến Luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ, giải đáp chính xác nhất!

  1900252505