Con có thể nhận lại cha mẹ ruột sau nhiều năm thất lạc không? Thủ tục nhận lại cha mẹ ruột 2023 như thế nào? Nếu nhận lại cha mẹ ruột, người con có phải từ bỏ cha mẹ nuôi không? Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan đến nhận lại cha mẹ ruột theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ Luật sư qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn miễn phí!
Thẩm quyền xác định cha mẹ ruột cho con
>> Luật sư tư vấn về thẩm quyền xác định cha mẹ ruột cho con theo quy định mới nhất, gọi ngay 1900.6174
Trong sự phát triển của xã hội, có rất nhiều trường hợp nhiều người tìm lại được cha mẹ ruột của mình hay cha mẹ tìm lại được con ruột của mình sau nhiều năm thất lạc. Vì vậy, việc xác định quan hệ cha mẹ con mang một ý nghĩa rất to lớn và cao đẹp. Việc xác định cha mẹ ruột cho con chính là căn cứ quan trọng để có thể xác định được những quyền cũng như những nghĩa vụ của cha mẹ đối với con của mình. Ngoài ra, điều này còn thể hiện được tính nhân văn cao đẹp và đề cao được trách nhiệm của các bên trong mối quan hệ cha mẹ con này.
Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp khi cha mẹ đã nhận lại con ruột của mình nhưng lại gặp khó khăn trong việc xác định quan hệ cha, mẹ, con. Vậy với quy định của pháp luật hiện hành thì thẩm quyền xác định cha mẹ ruột cho con như thế nào?
Trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định tại Chương 5 về “Quan hệ giữa cha mẹ và con”, tại mục 2 “Xác định cha, mẹ, con”, bao gồm 15 điều, trong đó, từ Điều 88 cho đến Điều 102 của Luật này đã có những quy định như sau: một là những quy định về các căn cứ để có thể xác định được cha, mẹ, con trong những trường hợp cụ thể; hai là quy định về những người có quyền có thể yêu cầu xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật; ba là các quy định về phân định thẩm quyền xác định cha, mẹ, con giữa Tòa án với cơ quan đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật cụ thể về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con tại Điều 101 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
Đối với trường hợp không có tranh chấp xảy ra thì theo quy định của pháp luật về hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với trường hợp có tranh chấp xảy ra hoặc trường hợp nếu như người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, đối với trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, cụ thể là trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con nhưng người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết theo quy định của pháp luật.
Cần lưu ý là phải gửi quyết định có hiệu lực của Tòa án về xác định cha, mẹ, con cho cơ quan đăng ký hộ tịch theo quy định. Việc này nhằm mục đích để cơ quan đăng ký hộ tịch ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, theo như quy định nêu trên tại khoản 1 Điều 101 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì có thể thấy rằng, cơ quan đăng ký hộ tịch là cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật trong trường hợp các bên không có tranh chấp với nhau. Đối với thẩm quyền của Tòa án trong việc xác định cha, mẹ, con theo quy định thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định cha, mẹ, con trong các trường hợp cụ thể như sau: một là trường hợp các bên có tranh chấp với nhau; hai là người được yêu cầu xác định cha, mẹ, con đã chết; ba là người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết.
Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ cho con cụ thể như sau:
Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ cho con của Ủy ban nhân dân cấp xã
Theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014, cụ thể là quy định tại khoản 1 Điều 3; điểm a khoản 1 Điều 7; Điều 24 nêu rõ thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con có thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con là công dân cư trú ở trong nước.
Đồng thời, như đã nêu rõ ở trên, tại khoản 1 Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thẩm quyền xác định cha, mẹ, con thuộc về cơ quan đăng ký hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp xảy ra giữa các bên. Như vậy, đối với trường hợp cá nhân cư trú ở trong nước thì Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn toàn có thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trường hợp để Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con là trường hợp không có tranh chấp xảy ra.
Thẩm quyền xác định cha, mẹ, con của Tòa án
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể là tại Điều 89 về quy định xác định con, cụ thể như sau:
Trường hợp một người là cha ruột, mẹ ruột của một người nhưng người con không nhận họ là cha ruột, mẹ ruột của mình thì người cha ruột, mẹ ruột không được đó hoàn toàn có quyền có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó chính là con ruột của mình.
Trường hợp một người là cha, là mẹ của một người nhưng người con đó không phải là con ruột của họ thì người cha, người mẹ đó có thể yêu cầu Tòa án xác định người con này không phải là con ruột của mình.
Ngoài ra, như đã phân tích ở trên, cụ thể là nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp xảy ra hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết.
Bên cạnh đó, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, cụ thể là quy định tại khoản 4 Điều 28 nêu rõ các trường hợp có phát sinh tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc các trường hợp tranh chấp về xác định con cho cha, mẹ thì những trường hợp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Ngoài ra, tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, pháp luật hiện hành của nước ta quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với trường hợp yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc trường hợp xác định con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Điều này được quy định rõ ràng và cụ thể tại khoản 10 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Có thể thấy rằng quy định này chính là điểm mới mà ở Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 chưa quy định. Đây được xem như là một bước tiến mới của các nhà lập pháp Việt Nam trong việc luật hóa các quan hệ xã hội mà chưa được pháp luật ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật. Có thể thấy rằng, nhờ đó mà thẩm quyền của Tòa án có thể được mở rộng trong việc xem xét xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp và trường hợp không có tranh chấp phát sinh giữa các bên.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thẩm quyền xác định cha, mẹ, con khi có tranh chấp thuộc về thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đối với trường hợp không có phát sinh tranh chấp giữa các bên thì thẩm quyền xác định cha, mẹ, con thuộc về cơ quan đăng ký hộ tịch và Tòa án. Các trường hợp này do các bên tự do lựa chọn theo quy định của pháp luật để có thể tiến hành thủ tục xác định cha, mẹ, con cho mình.
Với những quy định mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự có thể có cơ hội tự do lựa chọn cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để tiến hành thực hiện theo yêu cầu của mình về việc xác định cha, mẹ, con.
Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến thẩm quyền xác định cha mẹ ruột cho con hoặc các vấn đề pháp lý liên quan đến nhận lại cha mẹ ruột, hãy gọi ngay qua số điện thoại của Luật sư 1900.6174 để được tư vấn luật dân sự!
Thủ tục nhận lại cha mẹ ruột
Việc nhận lại cha, mẹ ruột là một việc có ý nghĩa rất to lớn và quan trọng đối với những trường hợp gia đình bị thất lạc con, con thất lạc cha mẹ vì hoàn cảnh chiến tranh, con đi lạc,… Khi người con tìm lại được gia đình của mình, rất nhiều người đã rất thắc mắc không biết việc nhận lại cha mẹ ruột của mình có cần chuẩn bị giấy tờ cần thiết nào không, hay thủ tục nhận lại cha mẹ ruột như thế nào?
Chị Thu Hằng chia sẻ:
“Tôi là Trịnh Thị Thu Hằng, năm nay tôi đã 31 tuổi rồi. Hiện tại tôi đang sinh sống và làm việc tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tôi đã kết hôn và sinh được một bé trai và một bé gái.
Một điều làm tôi trăn trở là tôi thất lạc gia đình của mình lúc nhỏ và tôi cũng không biết cha mẹ mình là ai, ở đâu vì khi đó tôi quá nhỏ. Tôi rất may mắn đã được một gia đình tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nhận nuôi và hiện tại họ là cha mẹ nuôi của tôi là cha nuôi Trịnh Văn Thiên Tú và mẹ nuôi của tôi là Vũ Thị Thu Hà.
Khi tôi trưởng thành, cha mẹ nuôi của tôi đã kể lại quá trình nhận tôi về nuôi và cũng nhờ tìm kiếm cha mẹ ruột của tôi qua phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức tìm kiếm người thân. Và may mắn thay, đầu năm nay tôi đã nhận lại cha mẹ ruột của mình. Cha mẹ ruột của tôi là ông Phan Minh Việt Trí và mẹ ruột của tôi là bà Lê Thị Mỹ Hoa. Hiện tại cha mẹ ruột của tôi đang sinh sống tại huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhận lại cha mẹ ruột của mình, tôi thật sự rất vui mừng.
Nay tôi muốn làm thủ tục nhận lại cha mẹ ruột của tôi nhưng tôi không biết mình cần chuẩn bị hồ sơ hay giấy tờ cần thiết gì để có thể tiến hành thủ tục nhận lại cha mẹ ruột. Vậy, thủ tục nhận lại cha mẹ ruột như thế nào?”
>> Luật sư tư vấn và hỗ trợ thủ tục nhận lại cha mẹ ruột nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Hằng! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị và đưa ra tư vấn như sau:
Theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014, cụ thể là tại Điều 25 quy định rõ ràng và cụ thể về thủ tục đăng ký nhận lại cha, mẹ, con và căn cứ theo quy định về cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch tại Điều 3 Nghị định 123/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch được ban hành vào ngày 15 tháng 11 năm 2015, thủ tục đăng ký nhận lại cha, mẹ ruột cho con như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con cần chuẩn bị hồ sơ gồm tờ khai theo mẫu quy định của pháp luật.
Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con cũng cần chuẩn bị các chứng cứ có thể chứng minh được mối quan hệ cha con hoặc mối quan hệ mẹ con.
Bước 2: Nộp giấy tờ và chứng cứ
Sau khi chuẩn bị xong tờ khai theo mẫu quy định và các chứng cứ chứng minh cần thiết, người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con cần nộp lên cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc có thể gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính dùng phương thức gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Lưu ý: Khi đi thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con tại cơ quan có thẩm quyền, các bên liên quan cần phải có mặt đầy đủ.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con của người yêu cầu.
Người tiếp nhận hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ cần thiết và đối chiếu thông tin trong Tờ khai. Sau đó, cần kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp nếu như hồ sơ chưa đầy đủ thì cần hướng dẫn người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con tiến hành bổ sung thêm để hoàn thiện hồ sơ.
Trong trường hợp nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ cần thiết, hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật thì người tiếp nhận hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch cần tiến hành viết giấy tiếp nhận. Trong giấy tiếp nhận cần đảm bảo đầy đủ các nội dung và cần phải ghi rõ ngày, giờ trả kết quả theo quy định của pháp luật.
Thời hạn giải quyết: Theo quy định của pháp luật, kể từ ngày nhận đầy đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014 thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, công chức tư pháp – hộ tịch xét thấy nếu việc nhận cha, mẹ, con là đúng theo quy định của pháp luật và trường hợp này là không có tranh chấp xảy ra thì tiên hành ghi vào Sổ hộ tịch.
Công chức tư pháp – hộ tịch cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con thực hiện ký vào Sổ hộ tịch theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Sau khi đã ghi và đã ký vào Sổ hộ tịch theo quy định, công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện báo cáo đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để có thể cấp trích lục cho người yêu cầu.
Bước 5: Đối với trường hợp cần phải xác minh.
Vì việc xác minh mang tính phức tạp và cần thêm thời gian để có thể xác minh các điều kiện cần thiết cho việc xác định cha mẹ con nên thời hạn có thể được kéo dài thêm. Tuy nhiên, thời hạn kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc theo quy định của pháp luật.
Không tính vào thời hạn giải quyết việc hộ tịch cụ thể đối với thời gian gửi văn bản yêu cầu và thời gian trả lời kết quả theo quy định của pháp luật.
Chứng cứ có thể chứng minh quan hệ cha mẹ con ruột:
Về các chứng cứ có thể chứng minh quan hệ cha mẹ con ruột thì theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015 ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch, chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được hướng dẫn chi tiết và cụ thể như sau:
Các chứng cứ để có thể chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch năm 2014 gồm một trong các giấy tờ, tài liệu cần thiết sau đây:
Văn bản xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài.
Thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng đối với trường hợp nếu như không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP.
Như vậy, trường hợp chị Thu Hằng muốn thực hiện thủ tục nhận lại cha mẹ ruột của chị ở Quảng Ngãi thì chị chỉ cần chuẩn bị tờ khai và chứng cứ cần thiết chứng minh chị có mối quan hệ cha con ruột và mẹ con ruột giữa chị với cha ruột của chị là ông Phan Minh Việt Trí và mẹ ruột của chị là bà Lê Thị Mỹ Hoa hiện đang ở huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và sau đó chị gửi đến cơ quan đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện thủ tục nhận lại cha mẹ ruột năm 2023, nếu chị Hằng gặp bất kỳ khó khăn nào cần Luật sư hỗ trợ, hãy gọi ngay qua số điện thoại của Luật sư 1900.6174 để được tư vấn luật trực tuyến chính xác nhất!
Mẫu đơn xin nhận lại cha mẹ ruột
>> Tải ngay mẫu đơn xin nhận lại cha mẹ ruột mới nhất 2023
Khi thực hiện thủ tục nhận lại cha mẹ ruột cần có đơn xin xác nhận lại con ruột. Mẫu đơn xin xác nhận con ruột bao gồm các nội dung như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON
Kính gửi():………………………………………………………………………………………………………………………
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: …………………………………………………………………………………………………………..
Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………………………………………………………………
Dân tộc:………………………………………………………………………Quốc tịch:…………………………………………………………….
Nơi cư trú(2): …………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Giấy tờ tùy thân (3):……………………………………………………………………………………………………………………..
Quan hệ với người nhận cha/mẹ/con(4):…………………………………………………………………………………………………
Đề nghị Quý cơ quan công nhận người có tên dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên:………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………………………………………………………………
Dân tộc:………………………………………………………………………Quốc tịch:…………………………………………………………….
Nơi cư trú (2):……………………………………………………………………………………………………………………………..
Giấy tờ tùy thân (3):…………………………………………………………………………………
Là………………. của người có tên dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên: ……………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………………………………………………………………
Dân tộc:………………………………………………………………………Quốc tịch:…………………………………………………………….
Nơi cư trú(2): …………………………………………………………………………………………………………………………..
Giấy tờ tùy thân(3):……………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tôi cam đoan việc nhận…………………………………nói trên là đúng sự thật, tự nguyện, không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Kính đề nghị Quý cơ quan đăng ký.
Làm tại……………………………………ngày …………tháng…………năm…………
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
…………………………
Ý kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha(5) Ý kiến của người được nhận là cha, mẹ, con(6)
Tài liệu gửi kèm theo Tờ khai:
………………………………………………………..
………………………………………………………..
………………………………………………………..
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký;
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004);
(4) Chỉ cần thiết trong trường hợp người khai không đồng thời là người nhận cha/mẹ/con;
(5) Chỉ cần thiết trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, ghi ý kiến của người là cha nếu mẹ là người yêu cầu, ý kiến người mẹ nếu cha là người yêu cầu (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự);
(6) Chỉ cần thiết trong trường hợp người được nhận là trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên.
Trong quá trình điền thông tin mẫu đơn xin nhận lại cha mẹ ruột, nếu bạn đọc gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào, hãy liên hệ Luật sư qua số hotline 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn viết chi tiết, chính xác nhất!
Người con có phải từ bỏ cha mẹ nuôi để được nhận lại cha mẹ ruột không?
Trước đây, vì tình hình chiến tranh loạn lạc nên tình trạng nhiều người bị thất lạc gia đình rất nhiều. Hiện nay, việc thất lạc người thân vẫn diễn ra vì đứa trẻ bị đi lạc, bị bỏ rơi,… Vì vậy, việc nhận lại cha, mẹ ruột là một việc rất có ý nghĩa và mang một giá trị rất to lớn và quan trọng đố. Nhiều người may mắn được một số gia đình nhận nuôi và chăm sóc, tạo điều kiện phát triển. Vậy nên, khi tìm lại được với gia đình ruột thịt của mình, rất nhiều người đã thắc mắc rằng không biết việc nhận lại cha mẹ ruột của mình thì mình có phải từ bỏ cha mẹ nuôi hiện tại của mình không.
Chị Bảo Kim chia sẻ:
“Tôi là Hồ Thị Bảo Kim, năm nay tôi đã 34 tuổi rồi. Hiện tại tôi đang sinh sống và làm việc tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang với gia đình chồng tôi. Tôi là con nuôi của ba mẹ tôi.
Từ nhỏ, tôi đã thất lạc với ba mẹ ruột của mình. Tôi cũng không nhớ rõ lúc đó tại sao mình lại bị lạc. May mắn là tôi được ba mẹ nuôi hiện tại của tôi là ba nuôi Hồ Văn Minh Quang và mẹ nuôi là Hoàng Lê Bảo Hà nhận nuôi dưỡng và chăm sóc như con ruôt. Dù là con nuôi nhưng ba mẹ nuôi của tôi rất yêu thương tôi cùng các anh chị em là con ruột của ba mẹ.
Trước giờ, tôi luôn trăn trở vì thất lạc gia đình của mình lúc nhỏ và tôi cũng không biết cha mẹ mình là ai, ở đâu vì khi đó tôi quá nhỏ. Đến khi tôi lớn, tôi có nhờ các chương trình hỗ trợ tìm kiếm người thân bị thất lạc và trên các phương tiện thông tin đại chúng thì tôi đã tìm lại được ba mẹ ruột của tôi. Ba mẹ ruột của tôi là ông Phan Văn Minh Việt và mẹ ruột của tôi là bà Lê Huỳnh Bảo Hân.
Hiện tại ba mẹ ruột của tôi đang sinh sống tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Khi nhận lại ba mẹ ruột của mình, tôi thật sự rất vui mừng và hạnh phúc.
Nay tôi muốn làm thủ tục nhận lại cha mẹ ruột của tôi nhưng tôi không biết liệu tôi có buộc phải từ bỏ ba mẹ nuôi của tôi thì mới có thể nhận lại cha mẹ ruột của mình không. Vì thật sự tôi rất biết ơn ba mẹ nuôi của tôi vì đã nuôi dưỡng và chăm sóc cho tôi. Tôi muốn mình có thể vừa chăm sóc cho ba mẹ ruột và ba mẹ nuôi của tôi. Vậy nên tôi muốn hỏi là tôi có phải từ bỏ ba mẹ nuôi để được nhận lại ba mẹ ruột không?”
>> Luật sư tư vấn chính xác về vấn đề nhận lại cha mẹ ruột, người con có phải từ bỏ cha mẹ nuôi không, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Kim! Đối với câu hỏi của chị, Luật sư phân tích và giải đáp như sau:
Thắc mắc của chị Bảo Kim có lẽ là thắc mắc của chung rất nhiều người khi mong muốn nhận lại cha mẹ ruột của mình sau nhiều năm thất lạc gia đình. Vậy với quy định của pháp luật hiện hành, việc người con nhận lại cha mẹ ruột của mình có bắt buộc người con phải từ bỏ cha mẹ nuôi của mình, người mà đã chăm sóc và nuôi dưỡng mình?
Theo quy định của pháp luật hiện hành tại nước ta hiện nay thì không có quy định nào bắt buộc hay yêu cầu một người phải từ bỏ cha mẹ nuôi của mình thì mới được nhận lại cha mẹ ruột của mình. Cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi là những người hoàn toàn khác nhau. Cha mẹ ruột chính là người đã sinh ra mình, cha mẹ nuôi là những người đã có công nuôi dưỡng và chăm sóc mình. Vì vậy, một cá nhân hoàn toàn có quyền được đồng thời có cả cha mẹ ruột và cả cha mẹ nuôi của mình hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể là tại Điều 90 nêu rõ “Quyền nhận cha, mẹ” cụ thể như sau:
Người cha, người mẹ hoàn toàn có quyền nhận lại con của mình, kể cả trong trường hợp người con đã chết.
Đối với trường hợp người cha đang có vợ, người mẹ đang có chồng và mong muốn nhận lại con của mình thì việc nhận con hoàn toàn không cần phải có sự đồng ý của người kia.
Như vậy, đối với trường hợp của chị Bảo Kim, chị hoàn toàn có quyền nhận lại cha mẹ ruột của mình mà không phải từ bỏ cha mẹ nuôi của chị. Chị có quyền đồng thời có cả cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi. Pháp luật hiện hành của nước ta không có quy định nào bắt buộc chị phải từ bỏ cha mẹ nuôi của mình để nhận lại cha mẹ ruột.
Nếu chị Bảo Kim còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề nhận lại cha mẹ ruột, hãy gọi ngay qua số điện thoại của Luật sư 1900.6174 để được hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng nhất!
Cha mẹ đẻ có nhận lại được con sau khi đã cho nhận con nuôi?
Trong cuộc sống, có lẽ vì một vài lý do có thể là điều kiện kinh tế, điều kiện nuôi dưỡng,… nên một số cặp vợ chồng đã để con ruột của mình cho người khác nhận làm con nuôi. Việc để người khác nhận con mình làm con nuôi có thể tạo điều kiện cho con của họ có thể được chăm sóc tốt hơn, có thể được học tập và phát triển trong môi trường tốt hơn so với điều kiện của họ hiện tại nên một vài cha mẹ đã cho con của mình cho người khác nuôi dưỡng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, cha mẹ ruột của con lại muốn nhận lại con của mình sau khi họ đã cho con cho người khác nhận làm con nuôi.
Anh Tiến Triển chia sẻ trường hợp của mình như sau:
“Tôi là Lê Văn Tiến Triển ở huyện Đức Hòa tỉnh Long An, năm nay tôi 36 tuổi rồi. Tôi và vợ kết hôn được 6 năm rồi.
Trước đây, vợ chồng tôi đã sinh ra một cậu con trai, đến nay cậu bé đã được 4 tuổi rưỡi. Nhưng vì lúc đó điều kiện kinh tế còn khó khăn quá, tôi là công nhân tại một xưởng giày ở Thành phố Hồ Chí Minh, còn vợ tôi làm công nhân may tại một xưởng gần nhà ở Long An.
Lúc đó khó khăn quá, tiền bỉm sữa cho con, rồi còn tiền nhà, tiền sinh hoạt,… nên vợ chồng tôi không đủ kinh tế để lo cho con nên lúc bé mới tròn 2 tuổi, vợ chồng tôi đã cho bé cho một cặp vợ chồng ở Thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện kinh tế khá giả nhận bé làm con nuôi. Hai vợ chồng tôi cũng mong muốn bé có cuộc sống tốt hơn, có điều kiện để được chăm sóc và nuôi dưỡng, phát triển hơn so với hoàn cảnh khó khăn của hai vợ chồng tôi lúc ấy.
Hiện tại, hai vợ chồng đã có công việc ổn định hơn, có kinh tế để có thể chăm sóc và nuôi dưỡng cháu hơn, nên vợ chồng tôi mong muốn nhận lại con của mình. Dù sao cháu cũng là máu mủ ruột rà của hai vợ chồng tôi nên tôi thật sự rất muốn nhận lại con mình. Khi tôi liên hệ đến hai vợ chồng hiện tại là cha mẹ nuôi của cháu ở Thành phố Hồ Chí Minh để xin nhận lại cháu thì họ không đồng ý.
Vậy cho tôi hỏi vợ chồng tôi có thể nhận lại con ruột của chúng tôi sau khi đã cho người khác nhận con nuôi không?”
>> Luật sư tư vấn chính xác về vấn đề cha mẹ nhận lại con sau khi đã cho nhận con nuôi, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Triển! Cảm ơn anh đã để lại câu hỏi cho Luật sư của chúng tôi! Luật sư đã nghiên cứu và đưa ra tư vấn như sau:
Có rất nhiều trường hợp như trường hợp của anh Tiến Triển là cha mẹ ruột của con sau khi đã cho con cho người khác nhận làm con nuôi lại muốn nhận lại con của mình. Vậy pháp luật hiện hành của nước ta quy định như thế nào về việc nhận lại con sau khi đã cho con cho người khác nhận làm con nuôi?
Để xác định được sau khi cho nhận con nuôi thì cha mẹ đẻ có được nhận lại con hay không thì cần căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định liên quan đến hệ quả của việc nhận nuôi con nuôi, nội dung cụ thể như sau:
Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi kể từ ngày giao nhận con nuôi theo quy định của pháp luật thì sẽ có đầy đủ các quyền cũng như các nghĩa vụ của cha mẹ và con. Bên cạnh đó, giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quyết định về việc thay đổi họ, tên của con nuôi theo yêu cầu của cha mẹ nuôi. Đối với trường hợp con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên thì việc thay đổi họ, tên của con phải được sự đồng ý của người đó.
Đối với việc xác định dân tộc của con nuôi thì dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi theo quy định của pháp luật.
Kể từ ngày giao nhận con nuôi, trừ các trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác thì cha mẹ đẻ của con không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi của cha mẹ nuôi.
Bên cạnh đó nếu như việc nuôi con nuôi thuộc trường hợp có thể bị chấm dứt theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì cháu có thể được giao lại cho cha mẹ đẻ của mình. Sau khi cháu được giao lại cho cha mẹ đẻ thì các quyền cũng như nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt trước đây khi cho nhận con nuôi sẽ được khôi phục lại như ban đầu.
Như vậy, theo như những quy định trên thì cha mẹ ruột của con không có quyền đòi lại con của mình sau khi cho người khác nhận làm con nuôi. Các quyền cũng như nghĩa vụ của cha, mẹ và con sẽ được phát sinh đầy đủ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi kể từ ngày giao nhận con nuôi. Giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp cha mẹ ruột của con nếu như đã cho con cho người khác nhận làm con nuôi thì các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đẻ đối với con đẻ của mình sẽ chấm dứt kể từ ngày giao nhận con nếu như các bên không có thỏa thuận nào khác. Vì vậy, đối với trường hợp nếu như không thể thỏa thuận được với cha mẹ nuôi của con thì cha mẹ ruột của con không thể nhận lại con.
Như vậy, đối với trường hợp của anh Tiến Triển, dù hai vợ chồng anh là cha mẹ ruột của con mình nhưng hai vợ chồng anh đã cho cháu cho gia đình khác nhận làm con nuôi nên hai vợ chồng anh không thể nhận lại con mình trong trường hợp nếu như hai vợ chồng anh không thể thỏa thuận được với cha mẹ nuôi hiện tại của cháu.
Vì vậy, để có thể nhận lại con của mình, hai vợ chồng anh cần liên hệ với cha mẹ nuôi hiện tại của con mình và thỏa thuận với họ về việc nhận lại con. Nếu có thể đạt được thỏa thuận và có tiếng nói chung trong việc nhận lại con mình, hai vợ chồng ai có thể nhận lại con ruột của mình dù trước đây đã cho bé đến với một gia đình khác nhận làm con nuôi.
Nếu như trường hợp của cháu thuộc các trường hợp việc nhận nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt theo quy định của pháp luật thì cháu có thể được giao lại cho vợ chồng anh chăm sóc và nuôi dưỡng. Các quyền cũng như nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt trước đây khi cho con cho người khác nhận làm con nuôi của vợ chồng anh sẽ được khôi phục lại như ban đầu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nếu anh Tiến Triển còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề nhận lại cha mẹ ruột, nhận lại con ruột sau nhiều năm thất lạc, hãy gọi ngay qua số điện thoại của Luật sư 1900.6174 để được hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng nhất!
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về các vấn đề pháp lý liên quan đến nhận lại cha mẹ ruột theo quy định của pháp luật. Hy vọng nội dung trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc nắm rõ các quy định pháp lý và áp dụng hiệu quả giải quyết trường hợp thực tế của mình. Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc bạn đọc còn gặp bất kỳ vướng mắc nào khác có liên quan, hãy nhấc máy lên và liên hệ đến Tổng Đài Tư Vấn 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời, chính xác nhất!