Tranh chấp đất đai là gì? Đặc điểm của tranh chấp đất đai

to-cao-lan-chiem-dat-cong

Tranh chấp đất đai hiện đang là vấn đề luôn được quan tâm và  tất cả những thắc mắc trên sẽ được các Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn giải đáp chính xác, chi tiết ngay trong bài viết này. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn đọc có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

>>> Luật sư tư vấn miễn phí về các dạng tranh chấp đất đai. Gọi ngay 1900.6174

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp là từ ghép dùng chỉ những mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các bên trong quan hệ xã hội, về mặt pháp lý tranh chấp được hiểu là việc giữa một hay các bên diễn ra những mâu thuẫn về lợi ích và quyền lợi của mình.

Theo đó tranh chấp về đất đai được hiểu như sau: “Là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai giữa hai bên hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” Nội dung được nêu tại Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018).

Như vậy dựa trên khái niệm được nêu trong pháp luật Việt Nam, tranh chấp về đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa các bên có mối quan hệ liên quan đến quyền sử dụng đất.

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai có sổ đỏ và Giải quyết tranh chấp đất có sổ đỏ

Đặc điểm của tranh chấp đất đai?

Tranh chấp trong dân sự nói chung hay tranh chấp liên quan đến đất đai nói riêng, để phân biệt hai loại tranh chấp này thì tranh chấp đất có những đặc điểm như sau:

  • Đối tượng của tranh chấp về đất đai theo pháp luật quy định chỉ là quyền sử dụng, quyền quản lý hay những lợi ích phát sinh trong quá trình được giao sử dụng quản lý đất đai và những vấn đề phát sinh nêu trên chỉ xảy ra với các chủ thể có quyền sử dụng quản lý chứ không có quyền sở hữu loại tài sản này.
  • Chủ thể trong tranh chấp đất là những chủ thể được quản lý đất, những chủ thể này được nhà nước giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất và những chủ thể này hoàn toàn không có quyền sở hữu đất.
  • Tranh chấp mà phát sinh nhưng liên quan đến một bên chủ thể không có các quyền nêu trên được xem là tranh chấp khác không phải tranh chấp về đất đai. Ví dụ như: tranh chấp giữa người sử dụng đất với Cơ quan có thẩm quyền giao đất thì được xem là tranh chấp về khiếu kiện hành chính.

 

tranh-chap-dat-dai

 

Trên thực tế tranh chấp về đất đai thường bao gồm những nội dung phức tạp, thứ nhất vì đất đai được xem là loại tài sản có giá trị cao, và việc phân phối sử dụng đất được nhà nước quản lý chặt chẽ vì thế thường liên quan đến nhiều giấy tờ, thủ tục.

Thứ hai việc tranh chấp đất  thường kéo dài, ảnh hưởng rất nhiều đến các nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất đai đối với nhà nước, cũng như trong quá trình tranh chấp việc sử dụng đất đai để khai thác lợi ích sẽ bị bị ảnh hưởng.

Cuối cùng vì đất đai có thể có nhiều người chung quyền sử dụng nên việc mâu thuẫn thường phức tạp, nhiều ý kiến từ nhiều phía dẫn đến những tranh chấp nghiệm trọng khó hòa giải.

>>>Đối tượng của tranh chấp đất đai? Liên hệ ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí 

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai?

Đất đai được xem như là loại tài sản có giá trị cao, vì thế việc sở hữu quyền sử dụng loại tài sản này được nhiều người quan tâm và xem trọng.

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng loại tài sản này, do nhiều tác động mà thường xảy ra tranh chấp mâu thuẫn, nguyên nhân dẫn đến việc này đa phần do nhiều các chủ thể đều cho rằng bản thân mới là người có quyền sử dụng và khai thác lợi ích đối với tài sản là đất đai này.

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp trở nên nghiêm trọng thường được xem xét ở hai khía cạnh, như nguyên nhân chủ quan của chủ thể dẫn đến tranh chấp và nguyên nhân khách quan tác động đến chủ thể có quyền sử dụng dẫn đến tranh chấp về đất đai, hãy tìm hiểu thêm về các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất sau đây:

>>>Để biết thêm những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất. Hãy liên hệ 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí

Nguyên nhân khách quan dẫn đến tranh chấp đất đai?

Hiện nay, đất đai được xem như là một tài sản quan trọng và mang giá trị cao đối với nhiều gia đình hay cá nhân. Nền kinh tế phát triển, dẫn đến việc tặng cho, mua bán quyền sử dụng đất có giá trị cao, nhà nước cũng đã chủ trương phân bổ và đưa ra những chính sách pháp luật nhằm quản lý đất đai chặt chẽ hơn,

Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế thì vẫn chưa hoàn toàn nhất quán và triệt để, dẫn đến những chính sách áp dụng không hiệu quả, giữa những chủ thể có quyền sử dụng cũng trở nên mâu thuẫn tranh chấp về lợi ích.

Ngoài ra một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về đất đai hiện nay cũng do hoàn cảnh lịch sử để lại, cụ thể là trong quá khứ nước ta từng có thời gian thực hiện việc quản lý bằng quan  liêu bao cấp trước khi chuyển qua chế độ kinh tế thị trường của Xã hội chủ nghĩa nên việc phân bố, quản lý đất đai vốn phức tạp này còn có nhiều vấn đề liên quan phức tạp hơn trong việc xác định phân chia.

>>> Nguyên nhân khách quan dẫn đến tranh chấp đất là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tranh chấp đất đai?

Theo tìm hiểu hiện nay có 3 nguyên nhân chủ quan dẫn đến tranh chấp về đất đai 

  • Về cơ chế quản lý đất đai: Thực tế việc quản lý đất đai chủ yếu chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu giữa việc này diễn ra không sát sao và sao nhãng sẽ dẫn đến nhiều vấn đề liên quan khác đến lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên do đất đai có tầm quan trọng nhất định nên việc có quá nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý cũng dẫn đến việc trì trệ trong giải quyết vấn đề, cần quá nhiều thời gian để xem xét, dẫn đến vấn đề xảy ra được giải quyết lâu hơn.
  • Về chính sách quản lý đất đai của nhà nước: Thực tế thì có nhiều chính sách quản lý đất đai được nhà nước đưa ra hiện nay không phù hợp với thực tiễn nhất là với các chính sách về thu hồi đất, giao đất và đặc biệt là trong các chính sách quy hoạch khu công nghiệp kinh tế, do mâu thuẫn nên để xảy ra tranh chấp trong việc thực thi chính sách.
  • Về cán bộ được phân công thực hiện công vụ đối với đất đai: Đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực này nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế bất cập, chưa thể hoàn toàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, một phần là do việc quản lý đất đai có quá nhiều sự tham gia của các cơ quan khác nhau nên việc xử lý vấn đề của mỗi cán bộ tại các cơ quan cũng khác nhau.

 

tranh-chap-dat-dai

 

Tóm lại nhìn chung hiện nay việc quản lý quản trị đất đai là một việc đang cần được quan tâm phân bổ lại, vì bên cạnh đang có khá nhiều vấn đề bất cập. Vì kinh tế phát triển kéo theo giá trị tài sản gia tăng dẫn đến mâu thuẫn tranh chấp cũng ngày càng nhiều.

>>> Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tranh chấp đất là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Các dạng tranh chấp đất đai thường gặp.

Như đã biết tranh chấp đất thuộc vào dạng tranh chấp về quyền và lợi ích sử dụng đất, những dạng tranh chấp đất thường gặp hiện nay gồm:

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Đây được xem là một trong những tranh chấp phổ biến nhất về đất đai hiện nay, 
  • Tranh chấp xem ai là người có quyền sử dụng đối với đất đai, thường xảy ra do một bên chủ thể tự ý thay đổi ranh giới cột mốc phân chia đất đai của mình với chủ thể khác.
  • Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất đối với đất là tài sản của quan hệ ly hôn, thừa kế…
  • Tranh chấp đòi lại đất: phát sinh từ việc nguồn gốc của đất xuất phát từ đâu và hiện nay do ai quản lý, có vấn đề gì dẫn đến việc truy nguồn gốc đòi lại quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp về các quyền và nghĩa vụ lợi ích phát sinh trong quá trình sử dụng đất:  Thực tế nội dung chủ yếu của việc tranh chấp này diễn ra trên các hợp đồng chứng từ giao dịch dân sự, thường do một bên vi phạm dẫn đến tranh chấp xảy ra.
  • Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp xảy ra không thường xuyên chủ yếu liên quan đến việc xác định sai mục đích sử dụng đất, do chủ thể cố tình hoặc do vô ý sử dụng đất sai mục đích với mục đích nhà nước đã giao. 

>>>Để giải đáp thắc mắc về các dạng tranh chấp. Gọi ngay 1900.6174 

Tranh chấp đất đai, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? 

 

Tình huống: Anh Tường ở Cà Mau có câu hỏi như sau:
Anh và hàng xóm hiện đang có tranh chấp đất đai, hiện nay anh muốn nhờ sự can thiệp từ cơ quan chức năng để giải quyết thì xin hỏi cơ quan nào có thẩm quyền để giải quyết việc này?

 

Chào anh Tường, nhận được câu hỏi của anh sau khi tìm hiểu và xem xét chúng tôi xin được thông tin đến anh phần trả lời sau:

 Hiện nay nếu việc tranh chấp về đất đai giữa anh và hàng xóm đã tiến hành theo các bước về giải quyết tranh chấp đất là thông qua hòa giải cơ sở nhưng không thành và anh có nhu cầu nhờ sự can thiệp đối với cơ quan chức năng cấp cao hơn để giải quyết thì theo Luật đất đai quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất được nêu như sau:

Theo quy định tại Điều 203 của Bộ luật đất đai: Vụ việc về tranh chấp đất đã được hòa giải theo vụ việc tranh chấp đất tại UBND cấp xã mà không thành thì có quyền dựa theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 điều này để tiếp tục giải quyết tranh chấp.

Theo đó vụ việc có đầy đủ giấy tờ về chứng nhận quyền sử dụng đất thì do Tòa án giải quyết, trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nộp đơn yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết.

>> Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Liên hệ ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí 

 

Tranh chấp đất đai, giải quyết như thế nào?

 

Tình huống:

Anh Sơn và hàng xóm đang có tranh chấp về xác định ranh giới quyền sử dụng đất, anh muốn nhờ sự tư vấn từ luật sư để tìm cách giải quyết tranh chấp này.

Chào anh Sơn, nhận được câu hỏi từ vấn đề mà anh đang gặp phải sau khi tìm hiểu chúng tôi xin được thông tin đến anh phần trả lời như sau: 

Theo quy định của pháp luật và khuyến khích của nhà nước hầu hết các vụ tranh chấp liên quan đến đất đai cần thông qua bước hòa giải để làm tiền đề tiến đến các bước sau.

Vì thế nếu giữa anh Sơn và hàng xóm đang có tranh chấp về vấn đề này, anh nên yêu cầu tiến hành hòa giải cơ sở tại cấp xã, sau khi thực hiện hòa giải nếu kết quả không thành mới thực hiện bước tiếp theo là nhờ sự can thiệp từ cơ quan cấp cao hơn để giải quyết tranh chấp, thẩm quyền giải quyết theo điều kiện của từng trường hợp được nêu tại Điều 203 Luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018).

Để giải quyết tranh chấp đất theo đúng pháp luật và hướng tới lợi ích tốt nhất thì cần áp dụng theo quy trình thủ tục được nêu ở phần sau.

>>Xem thêm:Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai.

 

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

 

Tình huống:

Chị Vân ở Hải Dương có câu hỏi như sau: Chị đang tiến hành giải quyết tranh chấp về đất đai với gia đình anh Mạnh (hàng xóm), chị muốn biết thủ tục để giải quyết là như thế nào, cần sự tư vấn từ luật sư.

Chào chị Vân, sau đây là phần thông tin trả lời về vấn đề của chị, về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai:

  • Bước 1: Hòa giải cơ sở

Theo luật quy định việc giải quyết tranh chấp về đất đai các vụ việc phải được hòa giải tại UBND cấp xã, việc hòa giải được tiến hành khi có đầy đủ các bên tranh chấp, trường hợp 1 trong hai bên vắng mặt đến lần thứ 2 thì xem như hòa giải không thành. Nếu hòa giải thành thì căn cứ theo đơn đề nghị giải quyết tranh chấp, mẫu đơn xác nhận lối đi chung và biên bản hòa giải để thực hiện. Nếu hòa giải không thành thì sẽ lập thành biên bản để làm căn cứ dẫn đến khởi kiện sau này.

  • Bước 2:

Dựa trên việc hòa giải thành hoặc không thành mà lựa chọn cách giải quyết bước tiếp theo theo Điều 203 Bộ luật đất đai là nộp đơn khởi kiện lên tòa án hoặc yêu cầu UBND cấp cao hơn giải quyết.

  • Đối với tranh chấp đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ tương đương quy định tại Điều 100 của luật này thì các bên khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có lối đi chung xảy ra tranh chấp. Hồ sơ gồm, giấy chứng nhận lối đi chung, đơn thưa kiện, biên bản hòa giải không thành.
  • Đối với tranh chấp đất đai không có các loại giấy tờ được nêu ở Điều 100 luật này và không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể chọn nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên UBND cấp huyện, trường hợp không giải quyết được có thể nộp lên UBND cấp cao hơn tại nơi có tranh chấp diễn ra  để giải quyết đến cùng.

Như vậy dựa trên các bước thủ tục tư vấn trên, mông chị Vân có thể hiểu và tìm được hướng giải quyết cho vấn đề mà mình đang gặp phải.

>> Luật sư tư vấn miễn phí về thủ tục giải quyết tranh chấp. Gọi ngay 1900.6174

 

Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật Thiên Mã. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn về tranh chấp đất đất đai và giải quyết tranh chấp? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là một số thông tin liên quan đến tranh chấp đất đai” mà chúng tôi tổng hợp thông tin đến bạn đọc. Dịch vụ tư vấn tại Công ty Luật Thiên Mã hân hạnh đồng hành cùng bạn giải quyết các vấn đề về pháp lý liên quan đến các lĩnh vực về dân sự nói chung và về luật đất đai nói riêng.

Tại đây chúng tôi tự tin có đội ngũ tư vấn cùng đội ngũ luật sư hỗ trợ giải đáp uy tín giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực về đất đai mà bạn quan tâm, liên hệ qua số hotline 1900.6174 để được nhận hỗ trợ chu đáo và tận tâm nhất từ chúng tôi.

  1900633727