Nhận con nuôi có mất tiền không? Điều kiện nhận con nuôi

nhung-truong-hop-uu-tien-phi-chuyen-quyen-su-dung-dat

Nhận con nuôi có mất tiền không? Đời sống xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu nhận con nuôi của nhiều cặp vợ chồng cũng ngày càng tăng về số lượng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc thông tin liên quan đến vấn đề nhận con nuôi như điều kiện để được nhận con nuôi, hồ sơ, thủ tục khi nhận con nuôi và mức phí phải bỏ ra khi nhận con nuôi. Ngay trong bài viết này, Tổng đài tư vấn sẽ giải đáp toàn bộ các vướng mắc này. Trong quá trình tiếp cận nội dung bài viết, nếu bạn đọc có thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp, hãy liên hệ đến hotline 1900.2525.05 để được luật sư tiếp nhận và hỗ trợ miễn phí.

nhan-con-nuoi-co-mat-tien-khong

 

Điều kiện để được nhận con nuôi

 

Chị Thu (Quảng Ninh) có thắc mắc như sau:

Thưa Luật sư, vợ chồng tôi kết hôn với nhau từ năm 2005, đến nay cũng đã được một khoảng thời gian rất dài. Người ngoài nhìn vào đều thấy chúng tôi rất hạnh phúc, chồng cũng hết mực yêu thương, chiều chuộng tôi. Nhưng vợ chồng tôi kết hôn đã lâu vẫn chưa có con, đi khám bác sĩ khẳng định sức khỏe vợ chồng vẫn bình thường, nhưng thời gian lâu như vậy vẫn chưa có dấu hiệu gì.

Vợ chồng tôi đã lớn tuổi, đối với việc sinh con cũng không còn trông đợi gì, nên tôi thương lượng với chồng nhận nuôi một đứa bé từ trại trẻ mồ côi và chồng tôi cũng đồng ý. Vậy luật sư cho tôi hỏi: điều kiện để được nhận con nuôi là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

> Giải đáp miễn phí về các trường hợp bị cấm nhận con nuôi, liên hệ ngay 1900.2525.05

Trả lời:

Chào chị Thu, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc cho chúng tôi. Về điều kiện nhận con nuôi, luật sư của chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Theo Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định, người nhận con nuôi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, phẩm chất đạo đức tốt, hơn con nuôi ít nhất 20 tuổi, có điều kiện về sức khỏe, tài chính, có thể cung cấp cho trẻ một môi trường phát triển tốt về mọi mặt; không thuộc các trường hợp bị cấm nhận con nuôi: bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, chữa bệnh, đang chấp hành hình phạt tù hoặc chưa được xóa án tích về một trong các tội theo luật định.

Theo đó, vợ chồng chị Thu cần phải đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dân sự, sức khỏe, tài chính, phẩm chất đạo đức tốt, đồng thời không thuộc các trường hợp bị cấm nhận con nuôi thì mới có thể nhận con nuôi.

Trên đây là giải đáp của luật sư về điều kiện để được nhận con nuôi. Nếu bạn đáp ứng được các điều kiện đưa ra, bạn hoàn toàn có thể nhận con nuôi cho gia đình của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về hồ sơ, thủ tục nhận con nuôi cũng như không biết nhận con nuôi có mất tiền không, đừng ngần ngại liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.2525.05 để được luật sư hỗ trợ trực tiếp, miễn phí.

>> Xem thêm: Nhận con nuôi khi chồng không đồng ý được không? Điều kiện – Thủ tục

Thứ tự ưu tiên trong việc lựa chọn người nhận nuôi đối với trẻ được quy định ra sao?

 

> Giải đáp chi tiết về điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi theo quy định, liên hệ ngay 1900.2525.05

Điều 5 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế như sau:

– Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;

– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

– Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

Có thể thấy, thứ tự ưu tiên được sắp xếp từ các người thân trong gia đình, đến công dân trong nước, sau đó mới đến người nước ngoài. Trong trường hợp các người thân trong cùng một hàng thứ tự ưu tiên đều muốn nhận nuôi thì xem xét giao cho người có điều kiện tốt nhất. Mọi vướng mắc của bạn về thứ tự này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.2525.05 để nhận được giải đáp chi tiết, miễn phí từ luật sư.

>> Xem thêm: Con nuôi có được nhập hộ khẩu không? Thủ tục nhập khẩu thế nào?

 

nhan-con-nuoi-co-mat-tien-khong-thu-tu-uu-tien

Nhận con nuôi có mất tiền không?

 

Anh Tiến (Ninh Bình) có thắc mắc như sau:

Xin chào luật sư, vợ chồng tôi kết hôn đã 5 năm, đến nay vẫn chưa có con nên muốn nhận con nuôi. Gần dây, chúng tôi có cứu được một bé gái trên đường bị tai nạn giao thông, nhưng nghe hàng xóm bảo ba mẹ con bé mất sớm, hiện đang sống với bà ngoại cũng đã ngoài 70 tuổi, hằng ngày con bé cùng bà đi bán vé số để kiếm sống qua ngày. Thấy đứa trẻ hiền lành lại hiểu chuyện, vợ chồng tôi rất thương nên muốn nhận nuôi để con bé có thể được đi học. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: nhận con nuôi có mất tiền không? Nếu có thì các chi phí cụ thể như nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề trên.

 

> Hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục đăng ký nhận con nuôi, liên hệ ngay 1900.2525.05

Trả lời:

Chào anh Tiến, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi thắc mắc cho Tổng đài tư vấn. Về thắc mắc nhận con nuôi có mất tiền không, chúng tôi  xin được giải đáp như sau:

Điều 2 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí đăng ký nuôi con nuôi như sau:

– Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước: công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam.

– Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài: người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam; người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi.

– Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.

Trường hợp của anh Tiến được xác định là công dân Việt nam thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam.

Cơ quan thu lệ phí nhận con nuôi

 

> Giải đáp miễn phí về vấn đề nhận nuôi con nuôi trong nước, liên hệ ngay 1900.2525.05

Thẩm quyền thu lệ phí nhận con nuôi đối với từng trường hợp như sau:

– UBND cấp xã thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước và lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi.

– Sở Tư pháp thu lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam.

– Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;

– Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Trường hợp này, anh Tiến là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam thì tiến hành đóng lệ phí tại UBND cấp xã.

Chi phí nhận con nuôi

 

>> Giải đáp miễn phí về thời hạn giải quyết hồ sơ nhận nuôi con nuôi, liên hệ ngay 1900.2525.05

Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí đăng ký nhận con nuôi như sau:

– Đăng ký nuôi con nuôi trong nước: 400.000 đồng/trường hợp.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp.

– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp.

– Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp.

– Đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài khoản công bố.

Như vậy, trong trường hợp của anh Tiến ở trên, do anh là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam nên anh sẽ tiến hành đóng lệ phí cho UBND cấp xã nơi người được nhận nuôi cư trú, với mức lệ phí là 400.000 đồng.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề nhận con nuôi có mất tiền không và đâu là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nhận con nuôi. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về lệ phí nhận con nuôi hay thẩm quyền giải quyết của các cơ quan này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.2525.05 để được luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

>> Xem thêm: Con nuôi không có giấy tờ có được thừa kế không? Cách chia thừa kế?

Thủ tục nhận con nuôi

 

Chị Giang (Điện Biên) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, chúng tôi kết hôn đến nay đã hơn 7 năm. Trước khi kết hôn, chúng tôi có đi khám tiền hôn nhân và sức khỏe cả hai vẫn rất tốt. Tuy nhiên chung sống với nhau thời gian dài nhưng chúng tôi vẫn chưa có em bé, chúng tôi đã thử đi khám sức khỏe một lần nữa và kết quả vẫn không có gì bất thường, nhưng tôi cũng chẳng hiểu tại sao lâu như vậy chúng tôi vẫn chưa có con.

Đến nay, vợ chồng tôi tuổi cũng không còn trẻ như trước, tôi lo sức khỏe của vợ sẽ yếu đi nếu phải mang thai và sinh con ở độ tuổi này. Vì vậy, chúng tôi quyết định không sinh con nữa mà sẽ nhận con nuôi tại trại trẻ mồ côi. Vậy luật sư cho tôi hỏi: thủ tục nhận con nuôi được tiến hành như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

> Nếu đứa bé vẫn còn cha, mẹ thì có thể làm thủ tục nhận con nuôi hay không? Liên hệ ngay 1900.2525.05 để được hỗ trợ miễn phí

Trả lời:

Chào chị Giang, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc cho Tổng đài tư vấn. Về thủ tục nhận con nuôi, luật sư của chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

+ Đơn xin nuôi con nuôi;

+ Bản sao giấy tờ tùy thân: CCCD/hộ chiếu/giấy tờ tùy thân khác;

+ Bản lý lịch tư pháp;

+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

+ Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp;

+ Kết quả khám sức khỏe có đóng dấu cơ quan cấp quận, huyện trở lên.

Đối với người được nhận con nuôi cần có:

+ Giấy khai sinh;

+ Kết quả khám sức khỏe được cấp bởi cơ quan y tế cấp huyện trở lên;

+ Ảnh chụp toàn thân có thời hạn 06 tháng;

+ Biên bản xác nhận nếu trẻ em bị bỏ rơi (UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập);

+ Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi;

+ Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích (nếu có);

+ Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự (nếu có);

+ Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ cần tiến hành các thủ tục sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền theo từng trường hợp;

Bước 2: Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì người tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn cho người nộp;

Bước 3: Khi xét thấy các bên đã đủ điều kiện thì UBND cấp xã sẽ ký và trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi, và ghi vào sổ hộ tịch.

Như vậy, chị Giang sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ nhận con nuôi thì nộp tại cơ quan có thẩm quyền cụ thể là UBND cấp xã nơi thường trú của đứa bé. Sau khi nhận được giấy hẹn, nếu xét thấy đủ điều kiện chị sẽ được trao giấy chứng nhận.

Nội dung trên chính là quy định về thủ tục nhận con nuôi. Nếu chị thắc mắc nhận con nuôi có mất tiền không hay có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình thực hiện thủ tục này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn luật dân sự nhanh chóng.

>> Xem thêm: Cách giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn như thế nào?

 

thu-tuc-nhan-con-nuoi-nhan-con-nuoi-co-mat-tien-khong

Dịch vụ tư vấn việc nhận con nuôi tại Tổng Đài Tư Vấn

 

> Liên hệ luật sư hỗ trợ miễn phí về việc nhận con nuôi, gọi ngay 1900.2525.05

Tổng Đài Tư Vấn 1900.2525.05 sẽ hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến việc nhận con nuôi, cung cấp dịch vụ khi khách hàng có nhu cầu bao gồm:

– Ai được quyền nhận con nuôi;

– Ai không được quyền nhận con nuôi;

– Đăng ký nhận nuôi con nuôi ở đâu;

– Giải đáp về thứ tự ưu tiên nhận nuôi;

– Hướng dẫn giải quyết vấn đề nhận con nuôi khi vợ/chồng không đồng ý;

– Giải đáp chi tiết về mức lệ phí nhận con nuôi

– Hướng dẫn đăng ký nhận con nuôi trong nước:

+ Điều kiện nhận con nuôi;

+ Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhận con nuôi trong nước;

+ Thẩm quyền giải quyết đăng ký nhận con nuôi trong nước;

+ Chấm dứt việc nuôi con nuôi.

– Hướng dẫn đăng ký nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài:

+ Điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài;

+ Thẩm quyền giải quyết đăng ký nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài;

+ Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi;

– Hướng dẫn đăng ký nhận con nuôi ở khu vực biên giới

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Tổng Đài Tư Vấn về vấn đề nhận con nuôi có mất tiền không, hy vọng đã giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn và có thể giải quyết những thủ tục pháp lý trên thực tế hiệu quả và đúng pháp luật. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hay khó khăn nào trong quá trình thực hiện nhận con nuôi, hãy liên hệ đường dây nóng 1900.2525.05 để được luật sư tiếp nhận câu hỏi và giải đáp nhanh chóng, chính xác!

  1900252505