Con riêng của vợ có được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN không?

con-rieng-cua-vo-co-duoc-giam-tru-gia-canh

Con riêng của vợ có được giảm trừ gia cảnh không? Mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc hiện nay là bao nhiêu? Chắc hẳn, đây là câu hỏi của rất nhiều vợ, chồng khi có con riêng nhưng không biết con có thuộc người phụ thuộc khi tính giảm trừ gia cảnh hay không? Trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề trên một cách chính xác nhất theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ với Luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

con-rieng-cua-vo-co-duoc-giam-tru-gia-canh
Con riêng của vợ có được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân không?

Giảm trừ gia cảnh được hiểu như thế nào?

Theo quy định thì giảm trừ gia cảnh được hiểu đây là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân mà cá nhân cư trú (theo khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007).

Theo đó, giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần: giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế và giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc

Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh hiện hành như sau:

Thứ nhất, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

Thứ hai, mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, nếu thu nhập của người nộp thuế được tạo ra từ kinh doanh, tiền lương, tiền công sẽ được hưởng mức giảm trừ gia cảnh như trên.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan tới vấn đề con riêng của vợ có được giảm trừ gia cảnh không, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư của chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn chính xác nhất!

Con riêng của vợ có được giảm trừ gia cảnh không?

Anh Phan Lộc (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

“Xin chào Luật sư, tôi tên Lộc, tôi kết hôn với vợ tôi nhưng trước khi cưới vợ tôi có một đứa con riêng. Do một lần vợ tôi không may bị tai nạn trong lúc đi làm về nên hiện nay vợ tôi đã bị mất khả năng lao động. Hiện tôi đang phải nuôi vợ, một người con chung của tôi với vợ và nuôi thêm con riêng của vợ, bé năm nay chỉ mới 08 tuổi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi con riêng của vợ tôi thì có được tính là người phụ thuộc để tôi giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân không?

Tôi rất mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư. Xin cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác con riêng của vợ có được giảm trừ gia cảnh không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn câu trả lời từ anh Phan Lộc! Đối với câu hỏi Con riêng của vợ có được giảm trừ gia cảnh không, Luật sư của chúng tôi đưa ra tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về người phụ thuộc như sau:

– Người phụ thuộc đó là người mà đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm những trường hợp sau:

– Con chưa thành niên hoặc con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

– Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định theo quy định pháp luật, bao gồm: con thành niên nhưng đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động theo quy định của luật; những người khác không có nơi nương tựa mà người nộp thuế thu nhập cá nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Ngoài ra, cũng tại điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định rõ hơn về trường hợp “con” theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, cụ thể như sau:

Con sẽ bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể hơn bao gồm:

– Con dưới 18 tuổi (tính tuổi đủ theo tháng)

– Con từ 18 tuổi trở lên nhưng bị khuyết tật, không có khả năng lao động nữa

– Con đang theo học tại Việt Nam hoặc học tại nước ngoài tại các bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) mà không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng trên 1 tháng.

Như vậy, theo như trường hợp của anh Lộc thì con riêng của vợ anh cũng là người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh để anh được giảm thuế thu nhập cá nhân nếu đáp ứng các điều kiện trên.

Trong trường hợp anh Lộc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan tới vấn đề con riêng của vợ có được giảm trừ gia cảnh không, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư của chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình chính xác nhất!

con-rieng-cua-vo-co-duoc-giam-tru-gia-canh-khong
Con riêng của vợ có được giảm trừ gia cảnh không? Giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân gồm những ai?

Con riêng của chồng có được tính giảm trừ gia cảnh?

>> Luật sư tư vấn chính xác con riêng của chồng có được tính giảm trừ gia cảnh không, gọi ngay 1900.6174

Nếu con riêng của chồng của bạn đáp ứng đủ các điều kiện được quy định bởi pháp luật, thì con riêng của chồng cũng được tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 26/09/2013 của Chính phủ về việc hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân, con riêng của người nộp thuế sẽ được tính là người phụ thuộc và được hưởng giảm trừ gia cảnh nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Là con của người nộp thuế trong hôn nhân hoặc con nuôi đã được công nhận theo quy định của pháp luật.

– Chưa lập gia đình.

– Không có nguồn thu nhập chính thức đủ để chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, nếu con riêng của chồng của bạn đáp ứng đủ các điều kiện trên, chồng bạn có thể đăng ký con riêng của mình là người phụ thuộc của mình khi khai thuế để được hưởng giảm trừ gia cảnh.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan tới vấn đề con riêng của chồng có được tính giảm trừ gia cảnh không, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư của chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn luật cụ thể, nhanh chóng!

Cách đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh năm 2023

>> Luật sư hỗ trợ thực hiện đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Nếu người nộp thuế có các đối tượng là người phụ thuộc được miễn trừ gia cảnh thì cần đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh.

Năm 2023, cách thức để đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh được hướng dẫn tại khoản 10 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC. Theo đó:

– Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc

– Trường hợp nếu cá nhân có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì phải nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập.

– Hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc sẽ bao gồm những giấy tờ sau:

+ Văn bản ủy quyền và các giấy tờ của người phụ thuộc bao gồm:

  • Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam và từ đủ 14 tuổi trở lên;
  • Đối với người phụ thuộc có quốc tịch việt Nam dưới 14 tuổi thì cần bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực;
  • Đối với người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài thì cần có bản sao Hộ chiếu.

+ Đối với cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp và gửi Tờ khai đăng ký thuế Mẫu số 20-ĐK-TH-TCT sau đó gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.

Trường hợp cá nhân không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì cần nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế tương ứng theo quy định tại khoản 9 Điều 7 của Thông tư 105/2020/TT-BTC

– Hồ sơ đăng ký thuế các giấy tờ như sau:

+ Tờ khai đăng ký thuế Mẫu số 20-ĐK-TCT theo quy định;

+ Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao của Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên;

+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi;

+ Bản sao của Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc, người phụ thuộc này là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan tới vấn đề con riêng của vợ có được giảm trừ gia cảnh không hoặc cần Luật sư hỗ trợ về thủ tục đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư của chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời!

Hồ sơ chứng minh con riêng của vợ là người phụ thuộc khi giảm trừ gia cảnh

>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ chứng minh con riêng của vợ là người được giảm trừ gia cảnh đầy đủ nhất, gọi ngay 1900.6174

Để chứng minh con riêng của vợ là người phụ thuộc khi giảm trừ gia cảnh, người nộp thuế cần chuẩn bị hồ sơ để chúng minh.

Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc bao gồm:

– Trường hợp con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh đó là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có chứng minh nhân dân).

– Trường hợp con từ 18 tuổi trở lên mà bị khuyết tật, không có khả năng lao động nữa, thì hồ sơ chứng minh sẽ gồm:

– Bản chụp của Giấy khai sinh và bản chụp của Chứng minh nhân dân (nếu có).

– Bản chụp của Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

– Trường hợp con đang theo học tại các bậc học theo hướng dẫn tại tiết d.1.3, điểm d, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, hồ sơ chứng minh sẽ gồm:

  • Bản chụp của Giấy khai sinh.
  • Bản chụp của Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang con đang theo học tại các trường học đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường trung học phổ thông hoặc học nghề.
  • Trường hợp nếu là con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng thì ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, thì hồ sơ chứng minh cần phải có thêm các giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của vợ chồng, cha mẹ, quyết định công nhận việc nhận cha, nhận mẹ, nhận con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan tới vấn đề con riêng của vợ có được giảm trừ gia cảnh không hoặc cần Luật sư hỗ trợ về soạn thảo hồ sơ, tài liệu chứng minh là người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư của chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

Mẫu đơn đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

>> Tải ngay mẫu đơn đăng ký người phụ thộc giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2023

 

Dưới đây là mẫu đơn đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh, để bạn có thể tham khảo.

Mẫu tờ khai đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC (theo Mẫu 20-ĐK-TH-TCT)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————o0o———————

Mẫu 20-ĐK-TH-TCT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính)

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ TỔNG HỢP NGƯỜI PHỤ THUỘC CỦA CÁ NHÂN CÓ THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG

(Dùng cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký cho người phụ thuộc có ủy quyền)

□ Đăng ký thuế □ Thay đổi thông tin đăng ký thuế

1. Tên cơ quan chi trả thu nhập: …………………………………………

2. Mã số thuế:

3. Thông tin về người phụ thuộc và thông tin đăng ký giảm trừ gia cảnh như sau:

 

STT Họ và tên MST (ghi trong trường hợp thay đổi thông tin) Ngày sinh Quốc tịch Loại giấy tờ (CMND/CCCD/Hộ chiếu) Số Ngày cấp Nơi cấp Địa chỉ nơi thường trú Địa chỉ hiện tại Quan hệ với cá nhân có thu nhập được giảm trừ gia cảnh Tên cá nhân có thu nhập Mã số thuế của cá nhân có thu nhập
Số nhà/đường phố Xã, phường Quận, huyện Tỉnh, thành phố Số nhà/đường phố Xã, phường Quận, huyện Tỉnh, thành phố
(1) (20 (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) ()
1
2
3

II. Người phụ thuộc đăng ký thuế bằng giấy khai sinh:

STT Họ và tên MST (ghi trong trường hợp thay đổi thông tin) Thông tin trên giấy khai sinh Quan hệ với cá nhân có thu nhập được giảm trừ gia cảnh Tên cá nhân có thu nhập MST của cá nhân có thu nhập
Ngày sinh Số Ngày cấp Nơi đăng ký
Quốc gia Tỉnh/ thành phố Quận/ Huyện Phường/Xã
(21) (22) (23) (24) (25) (26) (27) (28) (29) (31) (32) (33) ()
1
2
3

 

(MST: Mã số thuế; CMND: Chứng minh nhân dân; CCCD: Căn cước công dân)

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

…., ngày … tháng … năm…

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có)

Hướng dẫn đăng ký người giảm trừ phụ thuộc gia cảnh trực tuyến

>> Luật sư hỗ trợ đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh trực tuyến nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Đăng ký người phụ thuộc trực tuyến tại Thuế điện tử

Để đăng ký người giảm trừ phụ thuộc gia cảnh trực tuyến bạn cần thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn cần truy cập vào địa chỉ Thuedientu.gdt.gov.vn bằng tài khoản chữ ký số mà công ty, doanh nghiệp đã cho bạn đăng ký trước đó.

Bước 2: Bạn chọn vào mục “Khai thuế” sau đó bạn chọn “Nộp tờ khai XML” và bạn chọn tiếp “Tệp tờ khai” tại đây bạn tải lên mẫu 02TH. (mẫu tờ khai 02TH đã được xuất kết quả trước đó)

Bước 3: Sau khi tải lên mẫu 02TH sẽ ở dạng XML xong thì sau đó bạn chọn “Ký điện tử”“Nộp tờ khai” để kết thúc quá trình kê khai.

Sau khi chọn hoàn thành việc kê khai, người khai báo sẽ thực hiện việc tra cứu tại mục “Tra cứu hồ sơ” được hiển thị. Nếu hồ sơ khai báo của bạn được lưu mà không có thông tin sai sót thì sẽ mất từ vài phút đến vài tiếng để hiển thị kết quả đã kê khai.

Kê khai theo mẫu 02TH trên phần mềm HTKK và đăng ký người phụ thuộc qua mạng

Để kê khai theo mẫu 02TH trên phần mềm HTKK, bạn cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Bạn cần tải và đăng nhập tài khoản vào HTKK, bạn chọn vào mục “Kê khai” sau đó bạn chọn vào mục “Thuế thu nhập cá nhân” và chọn “Đăng ký người phụ thuộc gia cảnh”.

Bước 2: Tiếp theo bạn chọn các thông số tương ứng sẽ bao gồm: “Năm”, “Lần đăng ký” và bạn chọn đồng ý.

Bước 3: Sau khi bạn đã chọn mục vào đồng ý thì sẽ hiện ra mẫu như sau trên màn hình thiết bị bạn dùng để tra cứu, và thực hiện điền thông tin theo yêu cầu.

Bước 4: Sau khi bạn đã điền hết thông tin, bạn ấn vào “Kiểm tra” sau đó xuất kết quả ở dạng XML để nộp qua mạng và kết thúc việc kê khai.

Trong quá trình điền mẫu đơn đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh, nếu bạn đọc gặp bất kỳ khó khăn nào cần Luật sư hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Luật sư của chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn điền thông tin chính xác nhất!

Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ thông tin Luật sư Tổng Đài Tư Vấn chia sẻ về vấn đề con riêng của vợ có được giảm trừ gia cảnh không. Hy vọng thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc nắm rõ các quy định về giảm trừ gia cảnh và thực hiện các thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng, đúng pháp luật. Trong trường hợp bạn đọc cần Luật sư hỗ trợ về thủ tục đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư của chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh nhất!

  1900633727