Mẫu biên bản kiểm kê tài sản là một tài liệu quan trọng trong quy trình quản lý tài sản của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Đây là bản ghi chép các hoạt động kiểm kê, đánh giá và kiểm tra tài sản của tổ chức gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về mẫu biên bản kiểm kê tài sản, gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp nhanh nhất.
Trường hợp nào cần dùng đến Biên bản kiểm kê?
Mẫu biên bản kiểm kê tài sản thường được lập sau khi hoàn thành quá trình kiểm kê. Nó cung cấp thông tin về số lượng và giá trị của các tài sản được kiểm kê, bao gồm cả tình trạng và vị trí của chúng. Ngoài ra, biên bản cũng cung cấp thông tin về các tài sản bị mất hoặc hỏng hóc, hoặc các tài sản cần được bảo trì hoặc sửa chữa.
Để lập biên bản kiểm kê tài sản, người kiểm kê cần phải có kiến thức và kinh nghiệm về quản lý tài sản và các quy trình kiểm kê liên quan. Các thông tin cần được ghi chép đầy đủ và chính xác để có thể đánh giá đúng giá trị thực tế của tài sản và đề xuất các biện pháp khắc phục những khuyết điểm.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Kế toán năm 2015, kiểm kê tài sản là việc cân, đo, đong, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán. Kết quả kiểm kê sẽ được ghi cụ thể trong Biên bản kiểm kê tài sản.
Cũng theo Điều 40 Luật Kế toán 2015, tại khoản 2, đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp như sau:
– Cuối kỳ kế toán năm;
– Đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;
– Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;
– Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt hay các thiệt hại bất thường khác;
– Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các trường hợp khác theo quy định của luật.
>>>Xem thêm: Giấy nhận nợ là gì? Mẫu giấy xác nhận nợ mới nhất năm 2023
Một số mẫu Biên bản kiểm kê chuẩn của Bộ Tài chính
Dưới đây là một số mẫu biên bản kiểm kê tài sản mới nhất bạn nên tham khảo và cập nhật ngay:
Mẫu Biên bản kiểm kê tài sản cố định (theo Thông tư 200/TT-BTC)
Đơn vị :…………. | Mẫu số 05 – TSCĐ | ||
Bộ phận:……….. |
|
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Thời điểm kiểm kê…………giờ………ngày………tháng……..năm……….
Ban kiểm kê gồm:
– Ông /Bà …………….Chức vụ…………….Đại diện…………….Trưởng ban
– Ông /Bà ……………..Chức vụ…………….Đại diện……………….Uỷ viên
– Ông/Bà………………Chức vụ…………….Đại diện……………….Uỷ viên
Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau:
Số |
Tên TSCĐ |
Mã |
Nơi sử |
Theo sổ kế toán | Theo kiểm kê | Chênh lệch | Ghi chú | ||||||
TT | số | dụng | Số
lượng |
Nguyên
giá |
Giá trị còn lại | Số
lượng |
Nguyên
Giá |
Giá trị còn lại | Số
lượng |
Nguyên
Giá |
Giá trị
còn lại |
||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
|
|||||||||||||
Cộng | x | X | x | x | x | x |
Ngày …… tháng …… năm….. | ||
Giám đốc
(Ghi ý kiến giải quyết số chênh lệch) |
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) |
Trưởng Ban kiểm kê
(Ký, họ tên) |
(Ký, họ tên, đóng dấu) |
>>> Liên hệ chuyên viên tư vấn miễn phí về mẫu kiểm kê tài sản cố định mới nhất, gọi ngay hotline: 1900.6174
Mẫu Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt (theo Thông tư 133/TT-BTC)
Đơn vị: …………………
Bộ phận: ……………… |
Mẫu số 05 – TSCĐ (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) |
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Thời điểm kiểm kê…… giờ…… ngày…… tháng…… năm……
Ban kiểm kê gồm:
– Ông/Bà………………………………………..…….. Chức vụ…………………..……….. Đại diện………………………..….. Trưởng ban
– Ông/Bà………………………………………..…….. Chức vụ…………………..……….. Đại diện………………………..……….. Ủy viên
– Ông/Bà………………………………………..…….. Chức vụ…………………..……….. Đại diện………………………..………… Ủy viên
Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau:
Số TT | Tên TSCĐ | Mã số | Nơi sử dụng | Theo sổ kế toán | Theo kiểm kê | Chênh lệch | Ghi chú | ||||||
Số lượng | Nguyên giá | Giá trị còn lại | Số lượng | Nguyên giá | Giá trị còn lại | Số lượng | Nguyên giá | Giá trị còn lại | |||||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
|
|||||||||||||
Cộng | x | X | x | x | x | x |
Giám đốc (Ghi ý kiến giải quyết số chênh lệch) (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Kế toán trưởng (Ký, họ tên) |
Ngày…… tháng…… năm…… Trưởng Ban kiểm kê (Ký, họ tên) |
>>> Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao và tầm quan trọng của biên bản bàn giao công việc
Hướng dẫn viết mẫu biên bản kiểm kê tài sản
Kê biên tài sản là một phần quan trọng trong quản lý tài chính của bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc định giá và kê biên tài sản giúp cho doanh nghiệp có thể cập nhật tình trạng tài sản, nắm bắt được giá trị thực tế của tài sản và đánh giá được khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Để viết mẫu kê biên tài sản, bạn cần có các thông tin cơ bản như tên tài sản, giá trị, năm sản xuất, số seri, vị trí lưu trữ và trạng thái tài sản. Các thông tin này sẽ giúp cho bạn có thể quản lý tài sản một cách rõ ràng và chính xác.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải đảm bảo tính chính xác của thông tin và đúng với quy định pháp luật. Việc viết mẫu kê biên tài sản cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng và có thể được tham khảo từ các mẫu chuẩn của các cơ quan, tổ chức chuyên nghiệp. Khi viết mẫu kê biên tài sản, bạn cần chú ý đến việc giữ gìn và bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí cách viết mẫu kê biên tài sản, gọi ngay hotline: 1900.6174
Những quy định về kê biên tài sản cố định
Kê biên tài sản cố định là quá trình lập bảng kê các tài sản cố định của công ty hoặc tổ chức. Quá trình này cần tuân theo một số quy định pháp luật để đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin tài chính.
Trong đó, một số quy định cơ bản về kê biên tài sản cố định bao gồm việc phân loại và định giá tài sản, lập danh sách tài sản, bảo vệ tài sản và cập nhật thông tin về tài sản.
Để phân loại và định giá tài sản, các doanh nghiệp cần tuân theo các quy định của Bộ Tài Chính, về việc phân loại các tài sản cố định theo từng chủng loại và định giá chúng theo giá trị thị trường hoặc giá trị gốc.
Khi lập danh sách tài sản, các doanh nghiệp cần đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin, bao gồm tên tài sản, số lượng, giá trị, ngày mua và các thông tin khác liên quan đến tài sản.
Kiểm kê, phân loại tài sản: được quy định tại Điều 8 của Thông tư số 23/2016/TT-BTC Hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập
Xử lý tài sản thừa, thiếu phát hiện qua kiểm kê và một số loại tài sản không xác định giá trị để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính quản lý: được quy định tại Điều 9 của Thông tư số 23/2016/TT-BTC Hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
– Đối với tài sản thừa, thiếu, thì phải phân tích làm rõ nguyên nhân và xử lý như sau:
Tài sản thiếu thì phải xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý bồi thường vật chất theo quy định hiện hành. Trường hợp tài sản thiếu xác định do nguyên nhân khách quan (thiên tai, hỏa hoạn,…), đơn vị báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 04/2016/NĐ-CP quyết định ghi giảm tài sản theo quy định của luật về kế toán. Trường hợp tài sản đã được mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng thì số tiền bồi thường được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị;
Tài sản thừa, nếu như không xác định được nguyên nhân hoặc không tìm được chủ sở hữu thì ghi tăng tài sản và đưa vào phần tài sản xác định giá trị giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp.
– Đối với tài sản không cần dùng, tài sản tồn đọng, tài sản chờ thanh lý, đơn vị có trách nhiệm xử lý theo chế độ hiện hành. Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị mà đơn vị chưa kịp xử lý thì đơn vị có trách nhiệm tiếp tục bảo quản và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước quyết định xử lý và giao trách nhiệm tổ chức xử lý.
– Đối với tài sản đơn vị thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận đại lý, nhận ký gửi, nhận góp vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân khác và các tài sản khác không phải của đơn vị, thì đơn vị tiếp tục quản lý, sử dụng theo quy định.
– Đối với phần diện tích nhà, đất của đơn vị đã bố trí làm nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức mà đủ điều kiện chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có nhà, đất để quản lý, xử lý theo quy định của luật, đơn vị có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có cơ sở nhà, đất) tiếp nhận xử lý theo quy định.
– Đối với phần diện tích đất Nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính thuê trả tiền thuê đất hàng năm, thì đơn vị thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Đối với tài sản phục vụ công tác quản lý dự án do đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính làm chủ dự án, đơn vị tiếp tục quản lý, sử dụng theo quy định của luật về quản lý, sử dụng, xử lý tài sản dự án. Sau khi dự án kết thúc và có quyết định cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị quản lý, sử dụng thì thực hiện xác định giá trị để giao cho đơn vị quản lý.
– Đối với tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án nhưng chưa được bàn giao đưa vào sử dụng, đơn vị thực hiện hạch toán nguyên giá tạm tính theo quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước. Khi được bàn giao cho đơn vị đưa vào sử dụng thì thực hiện xác định giá trị để giao cho đơn vị quản lý.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí các quy định về kê biên tài sản cố định mới nhất, gọi ngay hotline: 1900.6174
Phương pháp ghi mẫu biên bản kiểm kê tài sản
Góc trên bên trái của Biên bản Kiểm kê TSCĐ cần ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Việc kiểm kê tài sản cố định thực hiện theo quy định của pháp luật và thực hiện theo yêu cầu của đơn vị. Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó kế toán theo dõi tài sản cố định là thành viên.
Biên bản kiểm kê TSCĐ cần phải ghi rõ thời điểm kiểm kê: (… giờ … ngày … tháng … năm …).
Khi tiến hành kiểm kê cần phải tiến hành kiểm kê theo từng đối tượng ghi tài sản cố định.
Dòng “Theo sổ kế toán” căn cứ vào sổ kế toán TSCĐ thì phải ghi cả 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 1,2,3.
Dòng “Theo kiểm kê” căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để ghi theo từng đối tượng TSCĐ, thì phải ghi cả 3 chỉ tiêu: số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 4,5,6.
Dòng “Chênh lệch” ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu theo 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 7,8,9.
>>> Liên hệ chuyên viên tư vấn miễn phí về những thắc mắc của bạn về mẫu kê biên tài sản, gọi ngay hotline: 1900.6174
Trên đây là các quy định mới nhất của pháp luật quy định về mẫu biên bản kiểm kê tài sản do đội ngũ tư vấn, luật sư của tổng đài tư vấn giải đáp cho bạn đọc nhằm hỗ trợ cho các bạn đọc nắm được các quy định của pháp luật liên quan đến biên bản kiểm kê tài sản . Xin chân thành cảm ơn các bạn đọc đã quan tâm tin tưởng vào trình độ của đội ngũ chúng tôi để gửi câu hỏi cho đội ngũ chúng tôi tư vấn giải đáp