Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi về kinh tế – xã hội, quan hệ giữa con người với con người, trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình cũng bị tác động mạnh mẽ. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, lý do khác nhau, các trường hợp có yêu cầu ly hôn ở nước ta gia tăng theo thời gian. Trong đó, việc ngoại tình chính là một lý do khá phổ biến khiến cho các cặp vợ chồng quyết định đường ai nấy đi. Vậy có thể ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình không? Thủ tục ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình thực hiện như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Tư Vấn sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của các bạn đọc xoay quanh vấn đề này.
Có được yêu cầu ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình không?
Chị Minh (Hà Nội) có gửi câu hỏi như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề mong được Luật sư giúp đỡ tư vấn như sau:
Tôi và chồng tôi lấy nhau từ cuối năm 2020, thời gian đầu chung sống chúng tôi rất hòa hợp, chồng tôi rất yêu thương và chiều chuộng tôi. Nhưng dần dần một thời gian sau, tôi nhận ra chồng mình bắt đầu thay đổi. Anh thường xuyên vắng nhà với lý do là đi công tác, anh không còn cho tôi động vào điện thoại của tôi, thậm chí tôi còn phát hiện ra anh có một tài khoản riêng chuyên chi trả cho những hóa đơn mua sắm (như túi xách, quần áo cho nữ) mà tôi không hề hay biết.
Linh cảm của phụ nữ đã khiến tôi biết chồng tôi đã có người khác ở bên ngoài, vì vậy mà tôi đã hỏi thẳng anh ta. Ban đầu anh ta nhất quyết không nhận, nhưng sau khi bị tôi đưa ra các bằng chứng thì anh ta đã thừa nhận là có người khác. Vốn dĩ nếu anh ta biết sai mà sửa thì tôi còn có thể nhắm mắt cho qua chuyện này, nhưng không, anh ta thậm chí còn quay ra mắng chửi tôi thậm tệ và tát tôi một cái. Tức nước vỡ bờ tôi không thể chịu nổi nữa.
Tôi nói muốn ly hôn nhưng anh ta không đồng ý, chúng tôi có chung tiền mua căn nhà hiện tại sau khi lấy nhau, anh ta nói chỉ đồng ý ly hôn nếu tôi để cả căn nhà này lại cho anh ta. Tôi không thể chấp nhận được.
Nay tôi muốn hỏi Luật sư là liệu tôi có thể thực hiện thủ tục ly hôn trong trường hợp chồng tôi ngoại tình không? Thủ tục ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình thực hiện như thế nào? Liệu tôi có phải để lại căn nhà cho anh ta hay không?
Rất mong được Luật sư giúp đỡ giải đáp vì tôi không thể chịu đựng được cũng như không thể để bản thân ra đi trắng tay. Rất cảm ơn Luật sư!”
>>> Nhanh tay đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc pháp lý, đảm bảo quyền lợi và sự an tâm cho bạn!
Luật sư tư vấn về lĩnh vực hôn nhân gia đình trả lời:
Xin chào chị Minh, rất cảm ơn chị đã tin tưởng Tổng Đài Tư Vấn là nơi giải quyết các vấn đề pháp lý của mình! Dựa vào những quy định hiện hành của pháp luật hôn nhân gia đình, chúng tôi xin được trả lời cho những thắc mắc của chị như sau:
Hiện nay, tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cho phép một trong hai bên vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của một trong hai bên, tòa án sẽ tiến hành hòa giải tại cơ sở theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Khoản 1 Điều 56 Luật này quy định khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Từ các quy định trên, có thể thấy vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết cho ly hôn. Nếu một bên không đồng ý ký vào đơn ly hôn thì bên còn lại vẫn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật về ly hôn theo yêu cầu của một bên (trừ trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Như vậy, nếu chị không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì yêu cầu đơn phương ly hôn của chị sẽ được Tòa án thụ lý và giải quyết. Sau khi thụ lý, tòa án sẽ tiến hành hòa giải.
Nếu tại phiên hòa giải, chị vẫn giữ nguyên lập trường và có đủ căn cứ chứng minh chồng chị có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được (cụ thể ở đây là việc chồng chị ngoại tình) thì tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn mà không cần sự đồng thuận của chồng chị.
Thủ tục ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình thực hiện như thế nào?
Hành vi ngoại tình bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
>>> Thanh toán ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp từ đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giúp bạn vượt qua mọi thách thức pháp luật!
Hiện nay, pháp luật đã quy định rất rõ ràng về những hành vi bị cấm trong quan hệ hôn nhân. Cụ thể tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Như vậy, nếu người vợ có các chứng cứ chứng minh chồng của mình ngoại tình thì có nghĩa là người chồng đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Hành vi vi phạm sẽ tùy vào mức độ mà sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự, cụ thể:
Đối với trường hợp bị xử lý hành chính: căn cứ điểm a, c khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ thì người chồng đi ngoại tình có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đối với trường hợp bị xử lý hình sự: cụ thể tại Điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.”
Như vậy, mức phạt dành cho người bị kết tội Vi phạm chế độ một vợ, một chồng có khung từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm tù, phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Hồ sơ ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình
>>> Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!
– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân của vợ, chồng (Bản sao);
– Giấy khai sinh/trích lục khai sinh của con chung (Bản sao);
– Các giấy tờ chứng minh về tài sản và quyền nuôi con;
– Các giấy tờ tài liệu khác (nếu có).
Theo quy định tại các Điều 26, Điều 35, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì người có đơn yêu cầu ly hôn sẽ phải nộp cho tòa án cấp huyện nơi người bị kiện cư trú để tòa án có thẩm quyền giải quyết theo đúng trình tự của pháp luật. Yêu cầu giải quyết ly hôn mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Thủ tục ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
”ĐặtThủ tục ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình[/caption]
Ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình thì tài sản chia như thế nào?
Chị Mỹ (Cà Mau) có gửi câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có một thắc mắc như sau:
Tôi và chồng tôi đã lấy nhau được gần 10 năm, tình cảm vợ chồng ban đầu vốn dĩ rất tốt đẹp nhưng sau đó tôi phát hiện ra chồng mình đã ngoại tình. Gia đình chồng tôi rất giàu có, cũng có địa vị, bây giờ khi tôi đề nghị ly hôn thì chồng và gia đình chồng muốn tôi ra đi tay trắng. Họ cho rằng là tôi từ sau khi lấy chồng chỉ ở nhà làm nội trợ không kiếm ra tiền nên không được phép chia tài sản.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu bây giờ tôi đơn phương ly hôn thì có được chia tài sản không. Rất mong được Luật sư giúp đỡ giải quyết vấn đề này. Tôi xin cảm ơn!”
>>> Đặt lịch ngay để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư hàng đầu, giúp bạn giải quyết mọi khó khăn pháp lý một cách hiệu quả!
Xin chào chị Mỹ, đối với trường hợp của chị thì hiện nay tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã quy định rất cụ thể về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, theo đó:
– Trường hợp 1: Chia tài sản dựa theo thỏa thuận của vợ chồng trước khi xác lập quan hệ hôn nhân
– Trường hợp 2: Nếu trong trường hợp thỏa thuận tài sản của hai vợ chồng không rõ ràng, đầy đủ hoặc không có thỏa thuận thì vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tài sản chung của vợ chồng thì sẽ được xác định là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân và sẽ được chia đôi khi ly hôn, tuy nhiên trên thực tế Thẩm phán sẽ còn dựa vào các yếu tố dưới đây để quyết định chia tài sản:
– Trước hết, Thẩm phán sẽ căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lưu ý, lao động của vợ hoặc chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
– Ngoài ra, Thẩm phán còn có thể căn cứ vào hoàn cảnh gia đình các bên, lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện được tiếp tục lao động tạo thu nhập.
– Cuối cùng, Thẩm phán cũng sẽ căn cứ vào vấn đề “lỗi” của mỗi bên trong việc vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng (Xem thêm tại điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016).
Điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
“4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia: […]
d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.”
Như vậy, đối với trường hợp của chị, Thẩm phán sẽ dựa vào lỗi của mỗi bên trong việc vi phạm quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản dẫn đến ly hôn để quyết định việc chia tài sản khi ly hôn. Nếu như chị có các chứng cứ chứng minh chồng chị ngoại tình và đem giao nộp các chứng cứ này cho Tòa án thì Thẩm phán sẽ xem xét yếu tố “lỗi” này để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của chị và con chưa thành niên khi tiến hành chia tài sản chung.
Ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình thì tài sản chia như thế nào?
Nếu ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình thì chồng có được quyền nuôi con không?
Chị Lan (Lào Cai) có gửi câu hỏi như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề này mong được Luật sư giúp đỡ giải quyết:
Tôi và chồng tôi quen biết nhau qua bạn bè, vốn dĩ chồng tôi không yêu tôi nhưng vì có con nên mới phải chấp nhận. Bây giờ tôi còn phát hiện chồng mình đã ngoại tình. Tôi thực sự không thể chịu đựng được. Tôi không muốn con mình phải lớn lên trong hoàn cảnh bố mẹ không yêu thương nhau nên bây giờ tôi muốn ly hôn. Nhưng gia đình chồng tôi nói chỉ đồng ý ly hôn nếu để gia đình chồng tôi nuôi con.
Là một người mẹ tôi không tin tưởng bất cứ ai để giao con mình cho họ. Gia đình chồng tôi lấy việc tôi không có công ăn việc làm ổn định làm lý do không thể nuôi con mà bắt tôi nhường quyền nuôi con lại. Vậy bây giờ tôi muốn hỏi Luật sư nếu tôi đơn phương ly hôn và với hoàn cảnh như này liệu tôi có thể dành quyền nuôi con không?
Rất mong được Luật sư giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Đừng chần chừ, giải pháp pháp lý tốt nhất từ luật sư đang chờ bạn – đặt lịch tư vấn ngay hôm nay!
Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, đội ngũ pháp lý của Tổng Đài Tư Vấn giải đáp cho các vướng mắc của chị Lan như sau:
Hiện nay Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định vợ, chồng khi ly hôn có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền và lợi ích về mọi mặt của con chung để đưa ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Lưu ý: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, khi Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con thì sẽ dựa vào độ tuổi của con để đưa ra phán quyết cuối cùng.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện, có thỏa thuận khác thì sẽ xem xét giải quyết để đưa lại lợi ích tốt nhất cho con.
Con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi, Tòa án sẽ xem xét quyền lợi về mọi mặt của con để giao cho người có đủ điều kiện để nuôi.
Con trên 07 tuổi, ngoại trừ các quyền lợi của con, Tòa án sẽ tham khảo thêm nguyện vọng của con xem con muốn ở với ai.
Như vậy, trong trường hợp của chị, việc chồng chị ngoại tình không phải là căn cứ chính để Tòa án “tước” quyền nuôi con của người chồng. Tuy nhiên, nếu chị chứng minh được việc chồng chị ngoại tình liên quan đến việc suy cấp đạo đức nghiêm trọng, thậm chí ngoại tình nên không có thời gian quan tâm, yêu thương con thì chị có thể yêu cầu tòa cho chị được trực tiếp nuôi con.
Tổng Đài Tư Vấn là đơn vị tư vấn ly hôn hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình nói chung và giải quyết các tranh chấp sau ly hôn nói riêng, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề liên quan, cụ thể:
– Tư vấn, hỗ trợ khách hàng soạn thảo đơn xin ly hôn khi chồng/vợ ngoại tình đúng chuẩn quy định.
– Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thu thập hồ sơ ly hôn khi chồng/vợ ngoại tình để khách hàng có thể hoàn thiện hồ sơ ly hôn khi chồng/ vợ ngoại tình.
– Tư vấn, hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con; yêu cầu cấp dưỡng khi ly hôn khi chồng/ vợ ngoại tình.
– Tư vấn, hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp tài sản chung, nợ chung của vợ chồng khi ly hôn khi chồng/ vợ ngoại tình.
Ly hôn là việc không ai mong muốn, tuy nhiên đây là một trong những thủ tục xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần sự hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình, quý khách có thể liên hệ trực tiếp Luật sư theo các phương thức sau:
Số điện thoại Luật sư ly hôn:0977.523.155
Như vậy, Tổng Đài Tư Vấn đã cung cấp cho anh/chị các quy định về lĩnh vực hôn nhân gia đình và giải đáp câu hỏi liên quan đến ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình. Việc chủ động trang bị kiến thức pháp luật là điều cần thiết và đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của chính mình và người thân yêu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp anh/chị tháo gỡ những thắc mắc của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, anh/chị hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng 0977.523.155của chúng tôi, đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!
Luật sư Hùng
Luật sư Nguyễn Văn Hùng là một trong những luật sư giỏi tại Hà Nội và TP.HCM. Ông được biết đến nhiều là Luật sư bào chữa và bảo vệ quyền lợi thành công cho nhiều khách hàng trong các vụ án. Ông cũng là luật sư chuyên giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại, tranh chấp đất đai và xử lý nợ xấu cho nhiều ngân hàng và doanh nghiệp lớn. Ông được đồng nghiệp đánh giá cao trong các lĩnh vực khác như (Hình sự) (Dân sự) (Đất đai) (Hôn nhân) (Tài chính) (Thuế) (Doanh nghiệp…)