Đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay như thế nào?

văn phòng luật sư quận 5

 

Đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong các quyền cơ bản của người dân khi tham gia vào việc sử dụng đất. Tuy nhiên không phải trường hợp nào việc chuyển nhượng này cũng được cho phép diễn ra, yêu cầu cần phải đảm bảo được các điều kiện mà pháp luật về đất đai đã quy định.

Trong một vài trường hợp còn phải ra quyết định ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất để bảo vệ kịp thời lợi ích của các bên liên quan. Vậy cụ thể, ngăn chặn việc chuyển nhượng đất được hiểu thế nào? Thủ tục ngăn chặn việc chuyển nhượng đất bất hợp pháp diễn ra thế nào? v.v

>>> Liên hệ Tổng Đài Tư Vấn miễn phí về các loại Đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Gọi ngay 1900.6174 

Ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì

Ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hiểu là đề nghị của chủ sở hữu đất yêu cầu đối với các cơ quan nhà nước trong việc tạm dừng sang tên, đăng ký biến động đất đai với quyền sử dụng đất, tài sản trên đất đó.

Trong rất nhiều trường hợp cần phải sử dụng đến yêu cầu nêu trên để có thể đảm bảo được kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu trong việc thực hiện giao dịch liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

>>> Xem thêm: Phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì có tốn nhiều chi phí không?

Quyền yêu cầu tạm dừng việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Chủ sở hữu đất hay các tài sản trên đất của mình khi phát hiện được việc sang tên sổ đỏ, đăng ký biến động đất đai làm ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của bản thân thì hoàn toàn có quyền được đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ bằng việc ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

yeu-cau-quyen-tam-dung-chuyen-nhuong-dat

Căn cứ theo quy định tại Điều 164 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, các biện pháp dùng để bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được quy định, cụ thể như sau:

  • Chủ sở hữu, các chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự mình bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm đến quyền của mình bằng các biện pháp không trái với quy định của pháp luật về đất đai.
  • Chủ sở hữu, các chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu các Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc những người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại các tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện các quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu phải bồi thường thiệt hại nếu có.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về các quyền hạn trong nhượng quyền sử dụng đất. Gọi ngay 1900.6174 

Mẫu đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v: Không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất)

Kính gửi:  – Văn phòng đăng ký nhà và đất Quận …..

Tên tôi là: … , Sinh năm

CMND số:

Địa chỉ

Tôi làm đơn này kính đề nghị Văn phòng đăng ký nhà đất Quận … không thủ tục đăng ký sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất đối với thửa đất có các thông tin sau:

Thửa đất số:    Tờ bản đồ:

Địa chỉ thửa đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: ….

  1. Lý do xin đề nghị Văn phòng đăng ký nhà đất Quận … không thủ tục đăng ký sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất:

…………..

  1. Cam kết của người viết đơn:

– Tôi cam kết các nội dung trình bày là đúng, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

– Tôi cam kết sẽ bổ sung các tài liệu liên quan đến việc giải quyết tranh chấp như nội dung tôi đã trình bày tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho Văn phòng đăng ký đất đai trong thời gian sớm nhất.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

……, ngày  ….. tháng ….. năm 20 …

                                                                           NGƯỜI LÀM ĐƠN

>>> Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm kê tài sản và những cập nhật mới nhất trong năm 2023

Hướng dẫn viết đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Đối với mẫu đơn này, bạn cần điền đầy đủ các nội dung sau đây:

  • Mục “Kính gửi” cần điền cơ quan tiếp nhận đơn
  • Các mục thông tin của bản thân mình như Họ tên, năm sinh,… người viết đơn cần điền đúng các thông tin cá nhân.
  • Các mục về thông tin diện tích đất đang tranh chấp, người viết đơn điền đầy đủ các thông tin về số thửa đất, số tờ bản đồ, tổng diện tích. Địa chỉ thửa đất, số sổ đỏ;
  • Tiếp theo, người viết đơn sẽ trình bày về nội dung đất đang tranh chấp, kèm theo đó là đã có yêu cầu giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền;
  • Tại mục “Người làm đơn” ký và ghi rõ họ tên của mình.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí nếu gặp khó khăn trong việc viết đơn từ theo chuẩn pháp luật. Gọi ngay 1900.6174 

Thủ tục ngăn chặn việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bất hợp pháp

Căn cứ theo Điều 203 của Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, cụ thể như sau:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có sổ đỏ hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì sẽ do các Tòa án nhân dân giải quyết;
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có sổ đỏ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định ở Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được ra quyết định lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo như quy định sau:

thuc-tuc-don-ngan-chan-chuyen-nhuong-su-dung-dat

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại các UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 của Điều này;
  • Khởi kiện tại các Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp các đương sự chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện, cụ thể:
  • Trường hợp tranh chấp xảy ra giữa các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ giải quyết; nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện ở các Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành;
  • Trường hợp xảy ra tranh chấp mà một bên tranh chấp là các tổ chức, cơ sở tôn giáo hay người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ giải quyết; 
  • Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 của Điều này cần phải ra quyết định giải quyết tranh chấp.

>>> Nếu cảm thấy các thủ tục vẫn còn phức tạp liên hệ luật sư tư vấn miễn phí. Gọi ngay 1900.6174 

Các trường hợp phải tạm dừng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

2.1 Các trường hợp phải tạm dừng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo như quy định tại Điều 69 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và khoản 28 Điều 1 của Luật Thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014 quy định cụ thể như sau:

– Đối với các trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện các đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại hay thực hiện việc thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh việc thi hành án, Chấp hành viên sẽ ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng này ngay.

cac-truong-hop-bi-tam-dung-quyen-su-dung-dat

– Quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng cần phải được gửi ngay cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản đó.

– Chấp hành viên sẽ yêu cầu các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết có liên quan để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng.

Như vậy, đối với các trường hợp phát hiện có các hành vi như chuyển quyền sở hữu, sử dụng, cố tình tẩu tán, huỷ hoại, thực hiện các việc làm để thay đổi tình trạng của tài sản, trốn tránh việc thi hành án thì sẽ ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền, chuyển nhượng lại ngay để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan.

>>> Xem thêm: Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không và những điều bạn cần biết

Căn cứ tạm dừng việc đăng ký chuyển quyền sử dụng đất

Căn cứ theo quy định tại Điều 164 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản sẽ có quyền tự mình bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng một số các biện pháp miễn không trái với các quy định của pháp luật.

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản sẽ có quyền yêu cầu Tòa án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại các tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Mặt khác cũng theo Khoản 2 của Điều 111 và Khoản 7, Khoản 8, của Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì việc cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với các tài sản đang tranh chấp sẽ được áp dụng nếu như trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp đã thực hiện hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với các tài sản đang tranh chấp.

can-cu-don-ngan-chan-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat

Trong quá trình yêu cầu giải quyết vụ án, các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để có thể tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ các chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có nhằm mục đích tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án diễn ra đúng quy định của pháp luật.

Đối với các trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay các bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để cấm chuyển dịch quyền về tài sản, cấm thay đổi hiện trạng của tài sản.

Theo như các quy định vừa nêu trên, thì Tòa án sẽ là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch quyền về tài sản, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đối với các tài sản đang tranh chấp.

Nếu đương sự có yêu cầu ngăn chặn thì việc chuyển quyền sử dụng đất có tranh chấp thì phải nộp đơn yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền để ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án.

Như vậy, có thể kết luận rằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng được xem là căn cứ hợp pháp để các bên nhận chuyển nhượng yêu cầu Văn phòng đăng ký đất đai đăng ký chuyển quyền sử dụng đất.

Vừa rồi là toàn bộ kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề “đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất” đã được chúng tôi tích cực tìm hiểu và nghiên cứu để cung cấp thông tin đến các bạn. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa các câu hỏi và ý kiến đóng góp. Đừng quên liên hệ với chúng tôi qua số hotline của Tổng Đài Tư Vấn 1900.6174  để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất.

 

  1900252505