Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm là một vấn đề phức tạp và thường gặp trong thực tế tại Việt Nam. Việc đòi lại đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm đòi hỏi người dân phải có đầy đủ kiến thức về quy trình và thủ tục pháp lý. Vậy đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có đòi lại được không? Thủ tục đòi lại đất bị lấm chiếm như thế nào? Mức án phí xử lý tranh chấp đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm là bao nhiêu? Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Tư Vấn sẽ giải đáp mọi vướng mắc về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.633.727 để được luật sư hỗ trợ miễn phí.
Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có đòi lại được không?
>> Có quyền đòi lại đất bị lấn chiếm khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Liên hệ ngay 1900.633.727
Tranh chấp đất đai bị lấn chiếm là một trong những loại tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay, do trong quá trình sử dụng đất những người sử dụng đất lân cận rất dễ có hành vi lấn chiếm sang phần đất của người sử dụng đất khác do vô tình hoặc cố ý. Trong trường hợp các bên không thống nhất thỏa thuận được với nhau sẽ dẫn đến tranh chấp. Trên thực tế để đòi lại quyền sử dụng đất hợp pháp của mình từ người lấn chiếm, người sử dụng đất sẽ dựa vào sổ đỏ và các thông tin về thửa đất, sơ đồ thửa đất thể hiện trên sổ đỏ. Vậy trong trường hợp đất bị lấn chiếm chưa có sổ đỏ có đòi lại được không?
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013 một trong những quyền chung của người sử dụng đất đó là được nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình và được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình. Luật Đất đai 2013 không đặt ra điều kiện người sử dụng đất phải có sổ đỏ thì mới được Nhà nước trao các quyền này, do đó khi người dân có đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có thể thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật đất đai để đòi lại quyền sử dụng đất hợp pháp của mình. Tuy nhiên để đòi lại được thì trong quá trình giải quyết người dân sẽ phải chứng minh được mình là người có quyền sử dụng đất hợp pháp đất bị lấn chiếm, quá trình này sẽ khó khăn phức tạp hơn so với trường hợp đã có sổ đỏ.
Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu hỏi đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có đòi lại được không. Nếu bạn chưa hiểu rõ về vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.633.727 để được luật sư hỗ trợ tư vấn luật đất đai miễn phí.
Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm đòi lại như thế nào?
Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm xử lý dựa trên căn cứ pháp lý nào?
>> Giải đáp miễn phí mọi vướng mắc về mức hưởng chế độ ốm đau, gọi ngay 1900.633.727
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa các bên trong quan hệ đất đai. Trường hợp phát sinh tranh chấp về đất bị lấn chiếm chưa có sổ đỏ về cơ bản là tranh chấp để xác định ai là người có quyền sử dụng đất đối với phần đất bị lấn chiếm, do đó thuộc tranh chấp đất đai.
Cũng theo quy định Luật Đất đai 2013 tại Điều 203 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự được quyền lựa chọn một trong hai hình thức: Giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Như vậy theo các căn cứ trên, dù người sử dụng đất chưa được cấp sổ đỏ đối với phần đất bị lấn chiếm cũng có các căn cứ pháp lý để xử lý. Mọi vướng mắc của bạn liên quan đến đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm, hãy liên hệ trực tiếp tới đường dây nóng 1900.633.727 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng, chính xác từ luật sư.
Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm muốn đòi lại cần chuẩn bị hồ sơ gì?
>> Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đòi lại đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm, liên hệ ngay 1900.633.727
Để đòi lại đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm, người dân cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ sau:
+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đối với trường hợp hòa giải tại UBND cấp xã/ Đơn khởi kiện đối với trường hợp khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.
+ Giấy tờ pháp lý của bên yêu cầu: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ khẩu
+ Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013
+ Các hồ sơ giấy tờ khác liên quan đến tranh chấp.
Như vậy, người có yêu cầu cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên để hồ sơ đòi lại đất bị lấn chiếm được tiếp nhận và xử lý nhanh chóng. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, nếu bạn có bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.633.727 để được luật sư hỗ trợ hướng dẫn chi tiết và kỹ càng hơn.
Quy trình đòi lại đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm
>> Hướng dẫn thủ tục đòi lại đất bị lấn chiếm từ A-Z NHANH CHÓNG, liên hệ ngay 1900.633.727
Để đòi lại đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm, người dân có thể tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp.
Quy trình thủ tục được tiến hành như sau:
– Hòa giải tại UBND cấp xã
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu
Các bên tranh chấp nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp
Bước 2: Hòa giải
Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội chịu trách nhiệm phối hợp
Bước 3: Kết quả hòa giải
Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên và xác nhận của UBND xã phường thị trấn.
Kết quả hòa giải được gửi cho các bên có liên quan và lưu tại UBND xã.
Trường hợp hòa giải thành dẫn đến thay đổi hiện trạng về ranh giới thửa đất, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký đất đai để tiến hành các công việc trong thẩm quyền để công nhận việc thay đổi và cấp sổ đỏ mới.
– Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
Các bên tranh chấp tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp nộp đơn khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi có đất để khởi kiện
Đơn khởi kiện phải đáp ứng nội dung và hình thức quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện
– Bộ phận tiếp nhận đơn của Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện
Thẩm phán được Chánh án phân công xem xét đơn khởi kiện, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung thì thông báo đến người khởi kiện, trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiến hành thụ lý, trường hợp thuộc thẩm quyền của tòa khác thì chuyển đơn khởi kiện và thông báo cho người khởi kiện
– Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí
Bước 3: Tòa án tiến hành hòa giải và xét xử
Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong giai đoạn chuẩn bị xét xử như lập hồ sơ vụ án, làm rõ tình tiết khách quan, xác minh, thu thập chứng cứ,…
Thẩm phán mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải tranh chấp đất đai
Trường hợp các bên hòa giải không thành thì Thẩm phán mở phiên tòa xét xử sơ thẩm
Trong trường hợp hợp tranh chấp đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm này các đương sự không có sổ đỏ và các giấy tờ về quyền sử dụng đất khác quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 do đó đương sự chỉ được quyền lựa chọn một trong hai hình thức: Giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Trên đây là quy định về thủ tục đòi lại đất bị lấn chiếm chưa có sổ đỏ. Trong quá trình thực hiện thủ tục này hay khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền, nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.633.727 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp nhanh chóng từ luật sư.
Mức án phí xử lý tranh chấp đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm là bao nhiêu?
>> Chậm nộp án phí xử lý tranh chấp đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm phải làm sao? Liên hệ ngay 1900.633.727
Án phí là khoản chi phí mà đương sự phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xét xử một vụ án. Khi phát sinh tranh chấp đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm mà các bên khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết thì sẽ làm phát sinh nghĩa vụ nộp án phí xét xử.
Theo quy định của pháp luật tùy từng loại tranh chấp đất đai khác nhau mà người dân sẽ phải chịu các mức án phí xử lý tranh chấp khác nhau.
Tranh chấp đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm thuộc trường hợp được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 tức là tranh chấp về quyền sử dụng đất bị lấn chiếm mà Tòa án chỉ xem xét quyền sử dụng đất của ai mà không xem xét đến giá trị quyền sử dụng đất, do đó mức án phí dân sự sơ thẩm mà các đương sự phải chịu là mức án phí như đối với trường hợp tranh chấp về dân sự không có giá ngạch, cụ thể là 300.000 đồng.
Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm giải quyết mất bao lâu?
>> Bị quá thời hạn giải quyết tranh chấp đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm phải làm sao? Liên hệ ngay 1900.633.727
Khi phát sinh tranh chấp đất đai nói chung, tranh chấp về đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm nói riêng người dân có thể giải quyết thông qua hòa giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc thông qua khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.
Thời hạn giải quyết của các thủ tục này được quy định như sau:
+ Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã: theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thủ tục này sẽ được tiến hành trong thời hạn không quá 45 ngày tính từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp nhận được đơn yêu cầu của các bên tranh chấp đất.
+ Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền: Khi các bên trong quan hệ tranh chấp đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm tiến hành khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền, thì thời hạn giải quyết theo quy định tại Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là 04 tháng kể từ ngày vụ án được thụ lý.
+ Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn này thêm không quá 02 tháng đối với những trường hợp tranh chấp đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.
Như vậy nhìn chung trong trường hợp các bên có thể giải quyết thông qua hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã thì tranh chấp đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, gọn nhẹ tiết kiệm được thời gian, chi phí hơn rất nhiều.
Tranh chấp đất đai đối với đất chưa được cấp sổ đỏ bị lấn chiếm là một trong những trường hợp khó để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng đất, do không có chứng thư pháp lý là sổ đỏ để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của mình nên người dân sẽ nhiều gặp khó khăn trong việc chứng minh mình là người có quyền sử dụng đất đối với phần đất bị lấn chiếm. Do đó khi gặp tranh chấp loại này người dân nên tìm đến một đơn vị tư vấn uy tín, để được các luật sư nắm rõ được các quy định pháp lý bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.
Tổng đài tư vấn là một đơn vị tư vấn uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai chúng tôi có đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm, am hiểu và nắm vững các quy định pháp lý cũng như việc thực thi trong thực tế, do đó chúng tôi có thể cung cấp cho quý vị dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện để đòi lại đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm. Chúng tôi luôn tự hào mỗi một khách hàng đến với chúng tôi đều được bảo vệ quyền lợi một cách tối ưu, kịp thời và toàn diện. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.633.727 hoặc email info@luatthienma.com.vn để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Bài viết trên là toàn bộ giải đáp của Tổng đài tư vấn về đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm. Hy vọng thông qua những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn có thể áp dụng và giải quyết những tình huống có liên quan trong thực tế một cách hiệu quả và đúng pháp luật. Trong trường hợp cần sự hỗ trợ, bạn hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.633.727 để được đội ngũ luật sư của chúng tôi sẵn sàng tư vấn các quy định của pháp luật về đất đai và được hỗ trợ thực hiện thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng, chính xác nhất!
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |