Biên bản bàn giao tài sản là văn bản thể hiện sự đã chuyển giao tài sản giữa cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp này cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác. Biên bản có giá trị pháp lý như thế nào? Mẫu biên bản bàn giao mới nhất hiện nay. Hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật tìm hiểu chi tiết về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, gọi ngay: 1900.733.727 để được giải đáp nhanh chóng nhất.
>>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí biên bản bàn giao mới nhất hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174
Biên bản bàn giao tài sản là gì?
Được xem là văn bản thể hiện ý nghĩa là sự chuyển giao tài sản giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp này với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác. Biên bản là công cụ thể hai bên cùng thống kê tài sản hay các dụng cụ, thiết bị giúp việc chuyển giao tài sản diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, việc chuyển giao tài sản vẫn thường được thể hiện dưới hình thức lời nói nhiều hơn. Do đó, các tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều và việc giải quyết cũng thường gặp khó khăn vì không thể chứng minh được tài sản đã được giao trong khi lúc giao dịch chỉ xác nhận qua lời nói. Là căn cứ để xác lập việc chuyển giao tài sản giữa các bên.
>>> Xem thêm: Gia hạn giấy phép lao động khi nào? Giải đáp thắc mắc nhanh chóng
Giá trị pháp lý của biên bản bàn giao tài sản
Giá trị pháp lý của biên bản bàn giao giúp cả hai bên người nhận và người giao tài sản ràng buộc cụ thể các quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm, thông tin tài sản được chuyển giao. Nếu trong quá trình chuyển giao xảy ra bất kỳ sai sót hay nhầm lẫn phát sinh nào thì trong biên bản bàn giao cũng đã quy định rõ ràng nên các bên có thể xác định được ngay bên chịu trách nhiệm là bên nào.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, việc chuyển giao tài sản nhất thiết cần phải lập thành biên bản và bắt buộc phải có chứa chữ ký xác nhận của các bên tham gia. Và nếu có tranh chấp xảy ra thì Tòa án chỉ có thể bảo vệ quyền lợi của các bên khi việc bàn giao được lập thành văn bản chứa chữ ký của các bên. Do vậy, việc lập biên bản bàn giao có ý nghĩa pháp lý rất đặc biệt.
Biên bản bàn giao cần được sao y thành 02 bản. Mỗi bên giữ 01 bản để làm căn cứ pháp lý cho mình nếu phát sinh tranh chấp. Mỗi bản giao tài sản đều có nội dung và giá trị pháp lý như nhau.
>>> Giá trị pháp lý của biên bản bàn giao? Liên hệ ngay: 1900.6174
Mẫu biên bản bàn giao tài sản mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————– BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN Hôm nay, ngày…… tháng ….. năm….., tại địa chỉ: ……………………………………………………………. Chúng tôi gồm: I. Bên giao (Bên A): Ông/Bà: …………………………………………………………………………. Chức danh:……………………………….. Bộ phận: ………………………… Số điện thoại:………………………………………. Địa chỉ:……………………………………. II. Bên nhận (Bên B): Ông/Bà: …………………………………………………………………………. Chức danh:……………………………….. Bộ phận: ………………………… Số điện thoại:………………………………………. Địa chỉ:……………………………………. III. Nội dung bàn giao Vì lý do ………………… nên bên …………. đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên ……………… tại: ………………………………………… theo bảng thống kê chi tiết sau:
Bên giao cam đoan rằng toàn bộ tài sản đã được bàn giao đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng. Kể từ ngày ………………… số tài sản trên sẽ do bên ………………………. chịu trách nhiệm quản lý.. Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản./. Bên giao Bên nhận Bên làm chứng (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) |
>>> Chuyên viên hướng dẫn miễn phí mẫu biên bản bàn giao mới nhất hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174
Biên bản bàn giao tài sản, công cụ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ————– BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN, CÔNG CỤ Hôm nay, ngày…../…../…, tại……………………… chúng tôi gồm: Người bàn giao:…………………………….. Bộ phận:…………………………. Chức danh:……………………. Số điện thoại:………………………………………………………… Người nhận bàn giao:………………… Bộ phận:………………………….. Chức danh:………………………….. Số điện thoại:……………………………………………………………….. Lý do bàn giao …………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… Sau khi làm việc, chúng tôi thống nhất cùng bàn giao tài sản, công cụ với nội dung như sau:
Người bàn giao cam đoan rằng toàn bộ các tài sản, công cụ đã được bàn giao đầy đủ. Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản./.
|
>>> Chuyên viên hướng dẫn miễn phí mẫu biên bản bàn giao mới nhất hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174
Mẫu biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản công
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———-o0o——— BIÊN BẢN BÀN GIAO, TIẾP NHẬN TÀI SẢN CÔNG Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Căn cứ Quyết định số ……….. ngày …/…/… của ………. về việc …….. Hôm nay, ngày… tháng… năm….., tại ……., việc bàn giao, tiếp nhận tài sản công được thực hiện như sau:
A. THÀNH PHẦN THAM GIA BÀN GIAO, TIẾP NHẬN 1. Đại diện bên giao: Ông (Bà): …………………… Chức vụ:…………………………………… Ông (Bà): …………………… Chức vụ:…………………………………… 2. Đại diện bên nhận: Ông (Bà): …………………… Chức vụ:…………………………………… Ông (Bà): …………………… Chức vụ:…………………………………… 3. Đại diện cơ quan chứng kiến (nếu có): Ông (Bà): …………………… Chức vụ:…………………………………… Ông (Bà): …………………… Chức vụ:……………………………………
B. NỘI DUNG BÀN GIAO, TIẾP NHẬN 1. Danh mục tài sản thống nhất bàn giao, tiếp nhận:
2. Các hồ sơ liên quan đến quyền quản lý, sử dụng tài sản bàn giao, tiếp nhận: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 3. Trách nhiệm của các bên giao nhận: a) Trách nhiệm của Bên giao: …………………………………………………………………………… b) Trách nhiệm của Bên nhận: ………………………………………………………………………….. 4. Ý kiến của các bên tham gia bàn giao, tiếp nhận: ………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN CHỨNG KIẾN (nếu có) |
>>> Chuyên viên hướng dẫn miễn phí mẫu biên bản bàn giao mới nhất hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174
Mục đích của việc lập biên bản bàn giao tài sản
Việc lập biên bản bàn giao có mục đích thể hiện rằng sự chuyển giao tài sản đã tồn tại giữa các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức này sang cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác. Qua đó, hai bên có thể căn cứ vào biên bản để thống kê những tài sản, dụng cụ hay công cụ giúp quá trình bàn giao tài sản diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Sau khi hoàn thành việc bàn giao, người nhận sẽ chịu trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tài sản như những gì đã thỏa thuận.
Trên thực tế, biên bản bàn giao tài sản thường có mục đích xác nhận việc bàn giao tài sản khi:
- Hoàn thành việc xây dựng, mua sắm tài sản;
- Được người khác tặng cho, biếu, viện trợ, thuê,… và đưa vào sử dụng, bảo quản tại đơn vị khác.
Tóm lại, mục đích lập biên bản bàn giao là việc tạo ra chứng cứ khi có tranh chấp phát sinh. Khi đó, có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hai bên trước Tòa.
>>> Xem thêm: Giấy thôi trả lương là gì? Mẫu giấy thôi trả lương mới nhất 2023
Những Nội Dung Cần Có Trong Biên Bản Bàn Giao
Trong Biên bản bàn giao tài sản, những nội dung bắt buộc phải có theo quy định của pháp luật gồm:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ;
- Tên văn bản;
- Thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao tài sản;
- Thông tin cá nhân của các bên tham gia;
- Nội dung tài sản được bàn giao;
- Lời cam kết, bảo đảm;
- Chữ ký xác nhận của các bên.
Lưu ý, biên bản bàn giao mỗi loại tài sản khác nhau sẽ được soạn thảo với nội dung, hình thức cũng sẽ có chút khác nhau.
>>> Biên bản bàn giao có những nội dung gì? Gọi ngay: 1900.6174
Cách xác định giá trị tài sản bàn giao
Tài sản bàn giao bắt buộc phải được xác định chính xác theo giá trị của nó được ghi trong sổ kế toán và phải được đánh giá lại dựa trên giá trị thực tế theo giá trị mặt bằng tại thời điểm và địa điểm bàn giao.
Giá trị tài sản được theo dõi trong số kế toán được xác định dựa trên các tài liệu kế toán hợp pháp như Sổ kế toán Bản Tổng kết tài sản, các tài liệu chứng từ liên quan đến kế toán,…. theo đúng quy định về chế độ kế toán của luật hiện hành.
Nguyên tắc đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao như sau:
– Việc đánh giá tài sản phải có căn cứ khoa học kỹ thuật;
– Việc đánh giá phải đảm bảo chính xác, chi tiết và chặt chẽ;
– Phải phù hợp và dễ áp dụng trong thực tiễn.
>>> Nguyên tắc đanh giá lại tài sản bàn giao như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Phương pháp đánh giá lại tài sản bàn giao bao gồm:
– Đối với những tài sản mới mua hoặc mới lắp đặt, xây dựng: giá trị bàn giao được căn cứ vào giá mua thực tế trên thị trường thông qua hóa đơn được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận thanh toán; giá lắp đặt, xây dựng mới theo quyết toán công trình được duyệt để bàn giao hoặc quyết toán hoàn thành các hạng mục công trình.
– Đối với những tài sản đã sử dụng lâu: giá trị bàn giao lại được xác định theo giá trị tại thời điểm bàn giao; việc xác định giá trị tài sản bàn giao được căn cứ vào chất lượng còn lại của từng loại tài sản và đơn giá thực tế mua mới tài sản đó tại thời điểm bàn giao.
– Tổng giá trị còn lại của toàn bộ tài sản bàn giao: được xác định là giá trị còn lại của từng tài sản phải bàn giao cộng lại.
>>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí biên bản bàn giao mới nhất hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174
Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Tư Vấn chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề Biên bản bàn giao tài sản. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.