Xây nhà lấn chiếm đất công có bị phạt không?

to-cao-lan-chiem-dat-cong

Xây nhà lấn chiếm đất công diễn ra ngày càng phổ biến, đây là vấn đề vô cùng quan trọng, xâm phạm đến quyền và lợi ích chung của Nhà nước và toàn xã hội. Nhưng về cách xử lý vấn đề này còn nhiều bất cập và chưa triệt để, để tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin, quy định liên quan đến hành vi xây nhà lấn chiếm đất công. Bài viết bao gồm các nội dung chính, như: Xây nhà lấn chiếm đất công có bị phạt không?; Hành vi lấn chiếm đất công trái phép được xử lý như thế nào?; Trình tự xử lý hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm. Nếu các bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hay bất kỳ vấn đề pháp luật khác, hãy gọi cho Tổng đài tư vấn theo số điện thoại liên lạc 1900.6174, để được hỗ trợ giải đáp.

Anh Hoà có câu hỏi như sau: 

“Chào Luật sư!

Hàng xóm bên cạnh nhà tôi xây nhà và mở rộng diện tích nhà ra ngoài đường, đây là đường đi chung của cả xóm, khiến việc đi lại của mọi người trong xóm khó khăn hơn. Vì vậy, tôi muốn hỏi Luật sư đây có phải hành vi lấn chiếm đất công không? Và sẽ bị xử phạt thế nào?. Cảm ơn Luật sư!.”

Cảm ơn anh Hòa đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin giải đáp thắc mắc như sau:

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí lấn chiếm đất công là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Đất công là gì?

Tại Việt Nam, pháp luật đất đai quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Vậy tại sao lại có khái niệm “đất công”, “đất tư”. Thực ra gọi “đất công” hay “ đất tư” là cách gọi thông dụng để chỉ việc sở hữu quyền sở dụng đất. Vậy, theo pháp luật về đất đai, “đất công” có thể được hiểu như sau:

xay-nha-lan-chiem-dat-cong

Thứ nhất, đất công là đất do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý và sử dụng

Cơ quan nhà nước chủ yếu tham gia vào việc quản lý quỹ đất công đó là Ủy ban nhân dân các cấp. Tại một số điều trong Luật Đất đai 2013 có quy định một số trường hợp Ủy ban nhân dân tiếp nhận quản lý các phần đất không thuộc quyền sử dụng của tư nhân như:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân, xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, ý tế, thế dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương (khoản 2 Điều 7 Luật Đất đai 2013);

– Đất sử dụng vào mục đích công cộng được nhà nước giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuế tại địa phương do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm quản lý; hay Đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý (Khoản 2,3 Điều 8 Luật Đất Đai 2013);

– Đất bãi bồi ven sông, ven biển thuộc địa phận xã, phường, thị trấn nào thì do Ủy ban nhân dân cấp xã đó quản lý. Đất bồi ven sông , ven biển thường xuyênđược bồi tụ hoặc thường bị sạt lở do Ủy ban nhân dân huyện quản lý (Khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013).

Thứ hai, đất công có thể hiểu là đất được sử dụng vào mục đích công cộng. Theo đó đát được sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hai, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh làm thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác.

Ngoài ra, tại điều 132 Luật Đất đại 2013 có quy định về đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích. Theo đó căn cứ vào tình hình sử dụng đất ở từng địa phương và mỗi xã/ phường/ thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất tròng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.

>>> Liên hệ luật sư để tư vấn về luật đất đai. Gọi ngay: 1900.6174

Lấn chiếm đất công là gì?

Hiện nay, chưa có một văn bản pháp lý nào quy định về “đất công” là gì. Tuy nhiên, theo ta có thể hiểu theo định nghĩa thông thường, đất công là đất được sử dụng vào mục đích công cộng, thuộc đất phi nông nghiệp

Điều 3 Nghị định 91, quy định về hành vi lấn chiếm chấm đất, như sau:

Là việc người sử dụng đất có hành vi dịch chuyển mốc ranh giới, để mở rộng diện tích đất sử dụng của mình, mà hành vi này không được cơ quan thẩm quyền cấp phép

Theo đó, chiếm đất bao gồm các hành vi sau:

– Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan Nhà nước cho phép

– Tự ý sử dụng đất thuộc quyền quản lý của Nhà nước, tổ chức, các nhân, mà không được cho phép

– Đất được Nhà nước giao, nhưng đã hết thời hạn mà vẫn sử dụng

– Hanh vi sử dụng đất, mà trước đó chưa hoàn thành đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục

Như vậy, có thể hiểu hành vi lấn chiếm đất công là hành động tự ý sử dụng đất một cách bất hợp pháp, trước đó chưa được cấp phép. Hành vi này diễn ra khá phổ biến ở cả nông thôn và thành thị.

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận giải quyết như thế nào?

Tố cáo hành vi lấn chiếm đất công

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Theo đó với việc lấn chiếm đất công, khi phát hiện bất kỳ người nào cũng có thể tố cáo. Trường hợp của bạn, bạn có thể làm đơn tố cáo và gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu họ xử lý hành vi vi phạm. Trong đó đơn tố cáo bao gồm các nội dung sau:

xay-nha-lan-chiem-dat-cong

-Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày, tháng, năm;

-Tên đơn: Đơn tố cáo

-Kính gửi: Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo;

-Thông tin người làm đơn: Người làm đơn ghi rõ nội dung: họ và tên, địa chỉ thường trú, năm sinh, CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD, ngày cấp, nơi cấp;

-Tên địa chỉ cá nhân, cơ quan, tổ chức bị khiếu nại;

-Nội dung tố cáo:

Trình bày hành vi lấn chiếm của chủ thể có hành vi vi phạm, thực hiện trong thời gian nào, diện tích lấn chiếm là bao nhiêu, đã từng được giải quyết hay chưa, hậu quả gây ra bởi việc lấn chiếm này là gì,…

-Đưa ra các yêu cầu cụ thể: yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng thẩm tra, xác minh, giải quyết và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người bị ảnh hưởng,…

-Lời cam đoan của người làm đơn;

-Chữ ký xác thực của người làm đơn;

>>> Xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất đai? Gọi ngay: 1900.6174

Xây nhà lấn chiếm đất công có bị phạt không?

Theo quy định, những hành vi lấn chiếm đất công sẽ bị phạt hành chính hoặc có thể truy cứu trách nhiệm hình sự, tuỳ vào mức độ, tính chất của hành vi.

Điều 1 quy định về các trường hợp xử phạt hành vi lấn chiếm đất, cụ thể:

Lấn chiếm đất nông nghiệp chưa sử dụng ở nông thôn:

-Hành vi lấn chiếm đất dưới 0,05 hecta sẽ xử lý mức phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng

-Hành vi lấn chiếm đất từ 0,05 hecta đến dưới 0,1 hecta, mức phạt là 3.000.000 – 5.000.000 đồng

-Hành vi lấn chiếm từ 0,1 hecta – dưới 0,5 hecta, mức phạt từ 5.000.000 – 15.000.000

-Hành vi lấn chiếm từ 0,5 hecta – 0,1 hecta, mức phạt từ 15.000.000 – 30.000.000

-Hành vi lấn chiếm đất từ 1 hecta trở nên, mức phạt 30.000.000 – 70.000.000 đồng

Lấn chiếm đất nông nghiệp, nhưng không phải là đất trồng lúa, rừng đặc dụng

-Hành vi lấn chiếm đất dưới 0,05 hecta sẽ xử lý mức phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng

-Hành vi lấn chiếm đất từ 0,05 hecta đến dưới 0,1 hecta, mức phạt là 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng

-Hành vi lấn chiếm từ 0,1 hecta – dưới 0,5 hecta, mức phạt từ 10.000.000 – 30.000.000 đồng

-Hành vi lấn chiếm từ 0,5 hecta – 0,1 hecta, mức phạt từ 30.000.000 đồng – 50.000.000 đồng

-Hành vi lấn chiếm đất từ 1 hecta trở nên, mức phạt từ 50.000.000 – 120.000.000

Có thể thấy, tuỳ vào mức độ và tính chất của từng trường hợp hành vi lấn chiếm đất, sẽ có mức xử lý khác nhau.

Có bao nhiêu vi phạm đối với hành vi cố ý xây nhà trên đất lấn chiếm

Theo quy định pháp luật đất đai và Luật xây dựng 2014 quy định:

-Thứ nhất, bị xử lý phần đất công đã lấn chiếm.

-Thứ hai, bị xử lý phần nhà và công trình xây dựng trên đất đã vi phạm đối với hành vi “xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng.

Vậy, có hai hành vi vi phạm đối với hành vi cố ý xây nhà trên nền đất lấn chiếm

>>> Xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất đai? Gọi ngay: 1900.6174

Hành vi lấn chiếm đất công trái phép được xử lý như thế nào?

Điều 14 quy định về các trường hợp xử phạt hành vi lấn chiếm đất, cụ thể:

Lấn chiếm đất nông nghiệp chưa sử dụng ở nông thôn:

-Hành vi lấn chiếm đất dưới 0,05 hecta sẽ xử lý mức phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng

xay-nha-lan-chiem-dat-cong

-Hành vi lấn chiếm đất từ 0,05 hecta đến dưới 0,1 hecta, mức phạt là 3.000.000 – 5.000.000 đồng

-Hành vi lấn chiếm từ 0,1 hecta – dưới 0,5 hecta, mức phạt từ 5.000.000 – 15.000.000

-Hành vi lấn chiếm từ 0,5 hecta – 0,1 hecta, mức phạt từ 15.000.000 – 30.000.000

-Hành vi lấn chiếm đất từ 1 hecta trở nên, mức phạt 30.000.000 – 70.000.000 đồng

Lấn chiếm đất nông nghiệp, nhưng không phải là đất trồng lúa, rừng đặc dụng

-Hành vi lấn chiếm đất dưới 0,05 hecta sẽ xử lý mức phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng

-Hành vi lấn chiếm đất từ 0,05 hecta đến dưới 0,1 hecta, mức phạt là 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng

-Hành vi lấn chiếm từ 0,1 hecta – dưới 0,5 hecta, mức phạt từ 10.000.000 – 30.000.000 đồng

-Hành vi lấn chiếm từ 0,5 hecta – 0,1 hecta, mức phạt từ 30.000.000 đồng – 50.000.000 đồng

-Hành vi lấn chiếm đất từ 1 hecta trở nên, mức phạt từ 50.000.000 – 120.000.000

Các trường hợp xử phạt, sẽ tùy vào tính chất vi phạm của từng hành vi. Lấn, chiếm sử dụng đất nông nghiệp tại các khu vực đô thị, sẽ có mức phạt gấp 2 lần loại đất tương đương.

>>> Liên hệ Tổng đài tư vấn hoàn toàn miễn phí. Gọi ngay 1900.6174

Hành vi xây nhà trên đất lấn chiếm bị xử lý như thế nào?

Những hành vi xây nhà trái phép trên đất lấn chiếm sẽ bị xử lý theo Điều 15 Nghị định 139/127, cụ thể:

– Đối với các hành vi xây dựng không giấy phép, sẽ có mức phạt tiền từ:

+ Hành vi xây dựng nhà ở tại các khu riêng lẻ, khu bảo tồn di tích lịch sử, mức phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng

+ Hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ tại các khu đô thị, mức phạt từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng

– Các hành vi sau sẽ có mức phạt từ 50.000.000 đồng – 60.000.000 đồng:

+ Xây dựng các công trình không đúng như kế hoạch đã duyệt

+ Công trình xây dựng vi phạm chỉ giới

+ Công trình sai cốt xây dựng

+ Hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm các khu vực của cá nhân, tổ chức, các công trình công

>>> Thắc mắc về trình tự xử lý hành vi lấn chiếm đất đai? Gọi ngay 1900.6174

Trình tự xử lý hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm

Điều 15 Nghị định 139/2017, quy định trình tự, thủ tục đối với các trường hợp cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm, như sau:

+ Lập biên bản vi phạm đối với các hành vi vi phạm, phải dừng thi công công trình

+ Thời hạn 60 ngày, kể từ khi lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép

+ Nếu hết hạn 60 ngày, không xuất trình giấy tờ sẽ buộc phải tháo dỡ công trình

Trên đây, là toàn bộ những thông tin liên quan đến hành vi xây nhà lấn chiếm đất công. Đây là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước, nhưng lại ngày càng phổ biến và diễn ra ở nhiều nơi. Các biện pháp giải quyết vấn đề này vẫn chưa triệt để và rõ ràng, hành vi lấn chiếm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức và Nhà nước. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp phía trên, sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những quy định và chế tài về hành vi này. Nếu có thắc mắc, hãy gọi cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư và tư vấn viên hỗ trợ giải đáp, số điện thoại liên lạc: 1900.6174.   

  1900252505