Đất trồng lúa có được bán không theo quy định Luật Đất đai 2013? Nước Việt Nam ta có nền nông nghiệp lúa nước phát triển đã qua hàng ngàn năm và hiện nay, việc trồng lúa vẫn phát triển hầu như ở bất kỳ tỉnh thành nào bạn cũng sẽ bắt gặp các vùng đất nông thôn. Những hộ gia đình, cá nhân ở các khu vực nông thôn, các khu vực trọng điểm trồng lúa gạo đều được cấp phát các thửa ruộng để trồng lúa để góp phần tăng sự phát triển kinh tế, xuất khẩu gạo cho Việt Nam.
Tuy nhiên, khi hộ gia đình, cá nhân không còn nhu cầu trồng lúa nữa thì đất trồng lúa của họ có bán được không? Và cần đáp ứng những điều kiện gì để bán đất trồng lúa? Để giải đáp thắc mắc về câu hỏi “Đất trồng lúa có được bán không?”, bài viết sau đây của Tổng Đài Tư Vấn sẽ cho bạn đọc có cái nhìn cụ thể hơn về quy định về việc chuyển nhượng đất trồng lúa theo đúng quy định pháp luật hiện nay hoặc liên hệ hotline 1900.6174 để biết thêm thông tin chi tiết.
>>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Đất trồng lúa có được bán không là gì?
>>> Hướng dẫn miễn phí đất trồng lúa có được bán không nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, đất trồng lúa là loại đất nông nghiệp hàng năm, đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa.
Theo Phụ lục 01 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, ký hiệu đất trồng lúa là LUA. Đất trồng lúa được phân loại thành 3 loại đất, bao gồm:
Đất chuyên trồng lúa nước: là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, trong đó có cả trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác, chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm.
Đất chuyên trồng lúa nước ký hiệu là LUC theo quy định.
Đất trồng lúa nương: Là đất chuyên trồng lúa trên núi dốc hoặc sườn đồi từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác. Ký hiệu đất trồng lúa nương là LUN.
Đất trồng lúa nước còn lại: là đất chỉ có thể phù hợp để trồng được một vụ lúa nước trong năm theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, kể cả trong trường hợp trong năm có thuận lợi trồng thêm một vụ lúa, trồng thêm cây hàng năm khác, không sử dụng trong thời gian không quá một năm do có khó khăn đột xuất.
Theo quy định ký hiệu đất trồng lúa nước còn lại là LUK.
>>> Xem thêm: Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không và những điều bạn cần biết
Quy định đất trồng lúa có được bán không:
Theo quy định trên thì đất trồng lúa được hiểu là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp và hiện nay, đất trồng lúa đã được chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm.
Theo Điều 1 Nghị định số 62 NĐ-CP, điều kiện để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm, cây hàng năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản gồm:
Các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại không bị mất đi; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng các công trình giao thông, thủy lợi phục vụ trồng lúa;
Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã và đảm bảo công khai, minh bạch;
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng để phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;
Cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại đối với trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản khi cần thiết, ”
>>> Xem thêm: Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo quy định 2023
Đất trồng lúa có được bán không?
Việc đất trồng lúa có bán được hay không là câu hỏi khá phổ biến của nhiều người dân.
Trong ngôn ngữ pháp lý, bán đất trồng lúa còn được gọi là việc chuyển nhượng đất trồng lúa.
Hiện nay, Luật Đất đai không có quy định cụ thể, chi tiết về đất trồng lúa có được bán (chuyển nhượng) hay không tuy nhiên theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định có đề cập đến việc người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 có quy định về việc hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.
Từ đó chúng ta có thể ngầm hiểu rằng đất trồng lúa có thể được chuyển nhượng được và người muốn bán đất trồng lúa của mình phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.
>>> Xem thêm: Thẩm quyền chuyển đổi đất trồng lúa theo quy định năm 2023
Điều kiện bán đất trồng lúa có được bán không
Việc bán đất trồng lúa phải tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Giữa hai bên, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đều phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhất định.
Đối với bên chuyển nhượng:
Theo khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng quyền của người sử dụng đất như sau:
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai 2013;
Theo đó, điều kiện đầu tiên để được bán đất trồng lúa là phải được cấp giấy chứng nhận thửa đất đang sử dụng trồng lúa, trừ trường hợp:
Theo khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp khi chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất đó được thực hiện quyền sau khi đã có quyết định giao, cho thuê đất, trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất đó được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đã đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
b) Đất không có tranh chấp
Đất không có tranh chấp được hiểu là đất mà người sử dụng thửa đất đó không có tranh chấp liên quan nào với một chủ thể khác và không có trường hợp nào ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với chính thửa đất mà họ là chủ sở hữu.
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
Kê biên là biện pháp cưỡng chế thi hành án mà Tòa án thực hiện để ngăn cản những hành vi trái pháp luật đối với tài sản trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Do đó nếu mà đất trồng lúa đang trong giai đoạn kê biên để thi hành án thì sẽ không được chuyển nhượng.
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Theo khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định thì thời hạn công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định là 50 năm.
Trong thời hạn quy định đó thì bên chuyển nhượng được phép bán đất trồng lúa.
Đối với bên mua (bên nhận chuyển nhượng):
Theo khoản 3 Điều 191 Luật đất đai có quy định như sau:
“Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.”
Do đó, bên nhận chuyển nhượng phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
>>> Gọi ngay 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn đất trồng lúa có bán được không
Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT quy định về căn cứ xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
Cá nhân không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;
Có được nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;
Theo đó, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp, cá nhân đó có thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên hay không và đối với những đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ do mất sức lao động, thôi việc đã được hưởng trợ cấp xã hội.
>>> Tư vấn miễn phí đất trồng lúa có bán được không chính xác, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT quy định về căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
Đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê, giao, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;
Trong hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;
Nguồn thu nhập đến thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng, kể cả trường hợp không có nguồn thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;
Theo đó, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp là được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp, trong hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ do mất sức lao động, nghỉ do thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội.
>>> Tư vấn chi tiết đất trồng lúa có bán được không miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Các trường hợp không bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa
Thứ nhất, trường hợp bên chuyển nhượng đất trồng lúa không đáp ứng đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 dưới đây:
“a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định theo quy định;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Thứ hai, trường hợp bên nhận chuyển nhượng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa căn cứ theo khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013:
“Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.”
Do đó, đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.
Thứ ba, trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức kinh tế thì không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân căn cứ theo khoản 2 Điều 191 Luật Đất đai 2013 trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
>>> Liên hệ Luật sư tư vấn về vấn đề liên quan đến đất trồng lúa có được bán không nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây nội dung tư vấn của Luật sư Tổng Đài Tư Vấn về “đất trồng lúa có được bán không?”. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi sẽ phần nào cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể biết được những quy định, điều kiện để chuyển nhượng đất trồng lúa theo đúng quy định của pháp luật. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |