Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không và những điều bạn cần biết

su-su-dung-dat-nong-nghiep-sai-muc-dich

Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực quản lý đất đai. Đất trồng lúa có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đóng góp đáng kể vào đảm bảo an ninh lương thực của một quốc gia. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng đất trồng lúa có được thực hiện hay không phụ thuộc vào các quy định và chính sách của từng quốc gia.

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp hết tất cả các thắc mắc vừa được nêu bên trên. Để được Tổng đài Luật Thiên Mã tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất, vui lòng gọi về cho chúng tôi qua số hotline sau 1900.6174.

Chị Hằng ở Bình Dương đặt câu hỏi như sau:Xin chào luật sư! Tôi có một thửa đất nông nghiệp dùng để trồng lúa nhưng hiện tại tôi đã chuyển sang kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ nên không còn có nhu cầu sử dụng tới thửa đất nông nghiệp này nữa. Nay tôi muốn chuyển nhượng lại cho người khác.

Vậy luật sư cho tôi hỏi đối với loại đất trồng lúa thì có được phép chuyển nhượng hay không? Hạn mức nhận chuyển nhượng đất này sẽ là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn, rất mong nhận được câu trả lời từ luật sư!Chào chị Hằng!

Cảm ơn chị vì đã luôn tin tưởng, ủng hộ gửi câu hỏi về cho Tổng đài Luật Thiên Mã 1900.6174 của chúng tôi. Về vấn đề của chị, sau khi tìm hiểu nghiên cứu quy định hiện hành về đất đai, chúng tôi xin phép được đưa ra câu trả lời như sau:

>>>Nếu bạn cần biết thêm thông tin và hướng dẫn, đừng ngần ngại gọi vào số tông đài: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.

Đất trồng lúa là gì?

Đất trồng lúa được hiểu là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng lúa và sản xuất các loại cây lúa. Đất trồng lúa thông thường sẽ được chia thành 2 hình thái khác nhau, gồm có:

dat-trong-lua-co-duoc-chuyen-nhuong-khong-la-gi

– Đất để trồng lúa nước: Đối với loại đất này thì người sử dụng có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm theo đúng như quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

– Đất để trồng lúa khác: Với loại đất này người dân thường dùng để trồng các loại cây lúa khác và đất trồng lúa nương được quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

>>>Gọi ngay số hotline: 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí và nhanh chóng từ các chuyên gia

Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?

Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không căn cứ theo như quy định của nhà nước, đất trồng lúa có thể được chuyển nhượng nếu nằm trong những điều kiện sau được quy định tại khoản 3 của Điều 186 và khoản 1 Điều 168 của Luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:

– Đất trồng lúa không có xảy ra tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất trồng lúa không bị kê biên.

dat-trong-lua-co-duoc-chuyen-nhuong-khong-

– Đất trồng lúa vẫn còn trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, nếu thuộc các điều kiện vừa nêu trên theo quy định của pháp luật,  thì đất trồng lúa đó hoàn toàn có thể được sử dụng với mục đích chuyển nhượng.

>>> Xem thêm: Thời gian chuyển quyền sử dụng đất và điều kiện thủ tục cần thiết

Các trường hợp không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa

Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không bên cạnh những trường hợp được phép chuyển nhượng thì cũng sẽ có những trường hợp không được tiến hành chuyển nhượng đất trồng lúa, cụ thể như sau:

– Bên chuyển nhượng đất trồng lúa không đáp ứng đủ các điều kiện chuyển nhượng.

Trường hợp bên chuyển nhượng đất trồng lúa thiếu một trong các điều kiện chuyển nhượng đã được quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật Đất đai 2013 như: đất không có xảy ra tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm việc thi hành án;… thì sẽ được coi là không có đủ các điều kiện chuyển nhượng đất trồng lúa.

– Bên nhận chuyển nhượng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Theo như quy định tại khoản 3 Điều 191 của Luật Đất đai năm 2013, các  hộ gia đình hay cá nhân mà không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì sẽ không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.

– Bên nhận chuyển nhượng là các tổ chức kinh tế.

Căn cứ theo luật tại khoản 2 Điều 191 của Luật Đất đai năm 2013 có quy định rõ các tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình hay cá nhân, trừ những trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt qua.

>>>Hãy nhấc máy và gọi số hotline: 1900.6174 để đặt câu hỏi và nhận tư vấn miễn phí từ chuyên viên.

Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa

Các bước thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa lần lượt như sau:

Bước 1: Điền đầy đủ các thông tin đầy đủ vào hợp đồng chuyển nhượng dưới sự thỏa thuận giữa các bên.

Bước 2: Hợp đồng chuyển nhượng đó phải được công chứng, có thể thực hiện việc công chứng này tại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi có bất động sản chuyển nhượng ở đó.

dat-trong-lua-co-duoc-chuyen-nhuong-khong-quyen-su-dung-dat

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai. Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như sau:

– Đơn xin đăng ký biến động đất đai

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền tiến hành công chứng

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn được gọi là Sổ đỏ

– Bản sao CMND/CCCD cả hai bên.

>>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất năm 2023

Mức nhận chuyển nhượng đất trồng lúa bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 130 của Luật Đất đai 2013 hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp nói chung của các hộ gia đình, cá nhân không được quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với từng loại đất được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:

– Hạn mức giao đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, quy định như sau:

– Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

– Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc vùng khác.

– Hạn mức giao đối với  đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không được quá 10 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở khu vực trung du, miền núi.

– Hạn mức giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân không quá 30 ha ta đối với mỗi loại đất như:

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng sản xuất.

…”

Như vậy, đối với đất trồng lúa thuộc nhóm đất trồng cây hàng năm thì hạn mức nhận chuyển nhượng đất trồng này cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là:

– Sẽ không quá 30 ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long;

– Không được quá 20 ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

>>>Đừng bỏ lỡ cơ hội nhận tư vấn miễn phí từ các chuyên viên. Gọi ngay số 1900.6174 để biết thêm chi tiết.

Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không Phí chuyển nhượng thế nào?

Sau đây là một số khoản thuế, phí phải đóng khi thực hiện việc chuyển nhượng đất trồng lúa:

– Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Căn cứ theo Điều 17 của Thông tư 92/2015/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất được tính theo công thức sau đây:

Thuế TNCN = Giá chuyển nhượng x 2%

– Lệ phí trước bạ

Căn cứ theo Điều 5 của Nghị định 140/2016/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi sang tên được xác định theo công thức:

Lệ phí trước bạ = 0.5% x Giá tính lệ phí trước bạ

– Phí thẩm định hồ sơ

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư 85/2019/TT-BTC, phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp giấy chứng nhận. Căn cứ theo quy mô diện tích của thửa đất, tuỳ vào tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và các điều kiện cụ thể của từng địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp khác nhau.

– Phí công chứng

Mức thu giữa các tỉnh thành sẽ có sự khác nhau (dao động từ 500.000 đồng –  5.000.0000 đồng).

>>>Liên hệ số tổng đài 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí.

Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo như quy định của pháp luật tại khoản 2 và khoản 5 Điều 26 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định cụ thể về việc nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không đủ điều kiện được quy định tại các Điều 191 và Điều 192 của Luật đất đai hiện hành:

– Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với các hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà vẫn nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

– Buộc thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả như:

– Buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do thực hiện hành vi vi phạm này; trừ các trường hợp được quy định tại điểm b của khoản này;

– Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 của Điều này mà bên chuyển quyền không còn sống trong khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng đó thì Nhà nước sẽ thu hồi lại đất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đối với các trường hợp mà cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa thì theo pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng. Đồng thời, buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như trả lại đất chuyển nhượng đó…

Đất lúa tự chuyển mục đích sử dụng có được phép sang tên?

Căn cứ theo như quy định của pháp luật hiện hành thì khi muốn chuyển mục đích sử dụng đất cần phải có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền về đất đai và còn phải xem xét loại đất mình đang sử dụng có thuộc các trường hợp được cho phép chuyển đổi mục đích hay không.

dat-trong-lua-co-duoc-chuyen-nhuong-khong-muc-dich-su-dung

Các trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng mà chưa có sự cho phép của nhà nước thì sẽ bị xem là đang thực hiện  hành vi vi phạm pháp luật đất đai, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 206 của Luật Đất đai, Khoản 1 và Khoản 5, Điều 9 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về đất đai.

Như vậy, có thể hiểu rằng đất trồng lúa về cơ bản thì đã không được tự ý chuyển mục đích sử dụng, do đó mà việc sang tên đối với trường hợp này càng không thể diễn ra.

>>>Cần sự tư vấn miễn phí về đất lúa tự chuyển mục đích sử dụng có được phép sang tên không. Hãy nhấc máy và gọi số 1900.6174 ngay hôm nay.

Giải quyết tranh chấp liên quan đến chuyển nhượng đất trồng lúa

Trên thực tế các xung đột về đất đai xảy ra không chỉ liên quan đến các điều kiện, các thỏa thuận về quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên, mà đôi khi còn xuất phát từ chính nguyên nhân là do thái độ, sự thiện chí của các bên khi tham gia giao dịch chuyển nhượng này. Do đó, khi xảy ra các tranh chấp về đất đai nói chung, các tranh chấp về đất trồng lúa nói riêng thì các bên cần phải tiến hành hòa giải cơ sở trước, đây là một bước giải quyết tranh chấp tiền tố tụng bắt buộc đối với các tranh chấp liên quan đến đất đai.

Khi các trường hợp hòa giải cơ sở không thành, các bên sẽ thực hiện việc nộp đơn khởi kiện lên Tòa án theo như quy định tại Điều 186 của Bộ luật Tố tụng 2015 để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân mình.

>>>Nếu bạn đang có câu hỏi, đừng ngần ngại gọi vào số hotline: 1900.6174 để được tư vần miễn phí từ các chuyên viên.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến đất trồng lúa có được chuyển nhượng không trong trong lĩnh vực đất đai, cụ thể về việc đất  trồng lúa có được chuyển nhượng và các câu hỏi khác xoay quanh chủ đề này. Trong trường hợp cần được tư vấn thêm về việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa hay hỗ trợ để giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát sinh thì có thể liên hệ với Tổng đài Tư Vấn Mã của chúng tôi qua số 1900.6174 để được trợ giúp và giải đáp sớm nhất.

  1900252505