Tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ giải quyết như thế nào?

mau-tranh-chap-dat-dai-co-giay-chung-nhan

 

Tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ giải quyết như thế nào? Sổ đỏ là một căn cứ pháp lý quan trọng qua đó Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thuộc về quyền sở hữu của ai. Tuy nhiên, bởi vì nhiều lý do mà một số trường hợp không có sổ đỏ, vậy khi xảy ra tranh chấp đất đai thì được giải quyết như thế nào?

Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Tư Vấn sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, bạn vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ!

>>> Tư vấn về tranh chấp đất đai không có sổ đỏ theo quy định mới nhất, liên hệ ngay 1900.6174

Chị Khiết (Hà Nam) có câu hỏi gửi về Tổng Đài Tư Vấn:

“Gia đình tôi có một căn nhà khoảng 140m2 tại Xã An Ninh, Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (84m2 đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do mẹ tôi đứng tên và 56m2 đất chưa có giấy tờ), 36m2 này thực chất là rãnh, ruộng mà gia đình tôi đã bồi đắp, đổ đất và được các bên xác nhận và lập thành văn bản ngày 21/08/2014. Cũng vì 56m2 đất chưa có sổ đỏ mà gia đình tôi xảy ra mâu thuẫn tranh chấp với dì tôi (em gái của mẹ). 

Đến ngày 02/04/2015, Bố mẹ tôi có làm đơn gửi tới UBND Xã An Ninh và đã hòa giải lần 1 vào ngày 07/07/2015, lần 2 vào ngày 16/08/2015, và lần 3 vào ngày 01/09/2015. Sau cả 3 lần hoà giải vẫn không thành, mâu thuẫn vẫn xảy ra trong gia đình tôi. Vậy gia đình tôi nên giải quyết như thế nào? 

Mong Luật sư có thể giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

Luật sư tư vấn như sau:

Chào chị Khiết, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với đội ngũ của Tổng Đài Tư Vấn. Căn cứ theo những nội dung đã được chị trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra những giải đáp như sau:

 Tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ là gì?

Tranh chấp đất đai theo Khoản 24 Điều 3 của Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Tranh chấp đất đai  là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Từ quy định này, trong trường hợp tranh chấp liên quan đến việc xác định người có quyền sử dụng đất, lấn chiếm đất do không thể xác định được ranh giới thì được xem là tranh chấp đất đai.”

tranh-chap-dat-dai-chua-co-so-do-o-dau

Các tranh chấp mà đương sự không cung cấp được Giấy chứng nhận hay những giấy tờ theo quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì được xem là tranh chấp đất đai không có sổ đỏ.

>>> Tư vấn về tranh chấp đất đai không có sổ đỏ theo quy định mới nhất, liên hệ ngay 1900.6174

Tranh chấp đất chưa có sổ đỏ có những hình thức giải quyết nào?

Theo Khoản 2 Điều 203 của Luật Đất đai 2013, khi tranh chấp đất đai trong đó các bên có liên quan không có Sổ đỏ hoặc không có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 của Luật đất đai thì chỉ có thể chọn một trong hai hình thức sau đây để giải quyết tranh chấp đất đai:

Hình thức thứ nhất: Gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban Nhân dân ở cấp có thẩm quyền:

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng

+ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong đó có một bên là một tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hình thức thứ hai: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

>>>Chuyên viên tư vấn những hình thức giải quyết tranh chấp đất không có sổ đỏ, liên hệ ngay 1900.6174

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 91 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ được giải quyết dựa trên căn cứ sau:

– Tài liệu, chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai giao nộp, cung cấp

– Thực tế về diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang xảy ra tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương

– Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất đang tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền 

– Chính sách ưu đãi đối với người có công của Nhà nước

– Quy định của pháp luật về việc giao đất, cho thuê đất, công nhận về quyền sử dụng đất.

>>>Luật sư tư vấn Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ, liên hệ ngay 1900.6174

Tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ có bắt buộc phải hoà giải không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn khoản 1 và khoản 3 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì:

– Trường hợp bắt buộc hòa giải: tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất

– Trường hợp không bắt buộc hòa giải: những tranh chấp khác có liên quan đến quyền sử dụng đất chẳng hạn như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,…

Như vậy, tranh chấp đất đai không có sổ đỏ không bắt buộc phải hòa giải nếu thuộc vào trường hợp không phải hòa giải.

>>>Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai như thế nào? liên hệ ngay 1900.6174

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ?

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP gồm các bước sau:

Bước 1: Tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai: 

Nhà nước khuyến khích khi xảy ra tranh chấp đất đai, các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ sở hòa giải. Nếu các bên tranh chấp không thể hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không được quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải tranh chấp phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận của UBND cấp xã về việc hòa giải tranh chấp thành hay hòa giải không thành.

Bước 2: Thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai:

Tranh chấp đất đai trong trường hợp đã được hòa giải tại UBND cấp xã nhưng mà không thành thì sẽ được giải quyết như sau:

– Thứ nhất, khi xảy ra tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong những loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;

– Thứ hai, khi phát sinh tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không một trong những loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức sau để giải quyết tranh chấp đất đai:

tranh-chap-dat-dai-chua-co-so-do

>>>Xem thêm: Hòa giải tranh chấp đất đai gồm mấy bước? Thủ tục ra sao?

Hình thức 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền.

Đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp này thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính

Trường hợp tranh chấp đất đai mà có một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Sau khi các bên tranh chấp nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của người có thẩm quyền mà nếu không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì phải gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lần hai đến người có thẩm quyền.

Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu hoặc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn không quá 45 ngày mà không có đơn gửi người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lần hai thì quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu có hiệu lực thi hành.

Trong thời hạn không được quá 30 ngày kể từ ngày các bên tranh chấp đất đai nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai; đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn không được quá 45 ngày thì quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần thứ hai có hiệu lực thi hành.

>>>Xem thêm: Trường hợp phải hòa giải tranh chấp đất đai

Hình thức 2: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trình tự khởi kiện được tiến hành q qua các bước sau đây: 

Bước 1: Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp. Đơn khởi kiện phải đầy đủ những nội dung theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Bước 2: Sau khi đã hoàn tất hồ sơ khởi kiện, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Bước 3: Sau khi nhận được biên lai thu tiền tạm ứng án phí, Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành thủ tục hòa giải. Trong trường hợp phiên họp hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành bản án hoặc quyết định.

Bước 4: Trong trường hợp các bên hoặc một trong các bên tranh chấp đất đai không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án thì có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phúc thẩm.

>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí trình tự giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ? liên hệ ngay 1900.6174

Tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp không?

Theo Luật Đất đai 2013, trường hợp người sử dụng đất không có sổ đỏ khi có thể đưa ra những giấy tờ, tài liệu có liên quan để chứng minh cho việc sử dụng đất của mình, cụ thể là những giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 như sau:

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 được cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ hợp pháp về giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

Giấy tờ về  việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993

– Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ về việc mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất

– Các loại giấy tờ khác đã được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 trong trường hợp không có sổ đỏ nhưng có những giấy tờ được kể trên thì vẫn được lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp như:

+ Nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp có thẩm quyền.

+ Hoặc Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền 

Theo đó, trường hợp tranh chấp đất đai không có sổ đỏ thì vẫn có quyền được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo căn cứ phù hợp với quy định pháp luật.

tranh-chap-dat-dai-chua-co-so-do

>>>Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp không? liên hệ ngay 1900.6174

Trên đây là tư vấn của Luật sư Tổng Đài Tư Vấn về tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ. Hy vọng qua bài viết trên có thể cung cấp đến các bạn những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ.

  1900252505