Dịch vụ cho vay ngày nay cũng trở nên phổ biến đối với mọi tầng lớp, với mục đích có vốn làm ăn hoặc luân chuyển dòng tiền sinh lời, dù là bên vay hay bên cho vay cũng có những lợi ích khác nhau từ dòng tiền của họ. Tuy nhiên, một số trường hợp vì tham lam và lòng ích kỷ, với nguyên tắc có vay có trả lại không thực hiện được. Thậm chí không từ thủ đoạn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, điều này cũng là một vấn đề nhức nhối đối với các chủ nợ, mốt trong số các chủ nợ chọn cách thuê giang hồ đòi nợ để tăng khả năng thu hồi được nợ và bị kiện ngược lại bởi người đi vay.
Thuê giang hồ đòi nợ có phạm tội không?
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
Anh Hoàng (Kiên Giang) có câu hỏi như sau:
Thưa Luật sư, vào năm 2018, tôi có mở một nhà hàng nhỏ, khi sắp đưa vào vận hành thì tôi bị thiếu vốn, tôi đã chạy vay khắp nơi đều không thể vay được nữa vì khoản tiền còn thiếu cũng khá lớn. Tôi chỉ còn một cách là đi vay nặng lãi. Bạn tôi có quen một người cho vay nặng lãi tên T nên đã giới thiệu cho tôi. Ngày 12/7/2018, tôi đến gặp T để vay số tiền 100 triệu đồng. Hai bên đã viết giấy nợ, có chữ ký đầy đủ. Mức lãi suất thỏa thuận vay là 9%/năm, thời hạn trả cả gốc và lãi được xác định theo thỏa thuận là 01/6/2019.
Tuy nhiên, vào năm 2019 dịch COVID bùng phát nên hoạt động của nhà hàng phải tạm ngưng, vừa mới đưa vào hoạt động chưa được bao lâu, lại phải đóng của do dịch, doanh thu nhà hàng âm, nên tôi phải tìm cách đi vay ở những chỗ khác để có thể trả nợ cho T. Dù vay được tiền nhưng bên cho vay báo là sẽ chuyển tiền cho tôi trễ do dịch COVID nên đi lại không tiện. Tôi sợ không kịp đóng tiền cho T nên có báo với T là sẽ gửi tiền trễ vài ngày, cụ thể ngày 15/6/2019 tôi sẽ gửi tiền.
Thế nhưng, sáng hôm sau đã có một nhóm giang hồ tìm đến của nhà tôi nói là đến đòi nợ cho T. Tôi mời họ vào nhà nói chuyện, tôi có nói với họ về việc mình đã thông báo cho T sẽ gửi tiền trễ nhưng chắc chắn sẽ trả, nhưng nhóm người đó không nghe lọt tai, một trong số họ đã hất tay làm vỡ bộ bình ly thủy tinh được trưng bày trên bàn, tôi bất ngờ đứng dậy thì bị một số họ túm áo, dùng tay đấm vào mặt tôi còn dọa nếu không trả tiền thì sẽ giết cả gia đình tôi. Trước khi rời đi, họ còn nói sẽ quay lại để lấy cả gốc lẫn lãi.
Tôi muốn hỏi Luật sư, hành vi của nhóm xã hội đen có vi phạm pháp luật không, T có phạm tội gì không?
Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
Đối với vấn đề thứ nhất: nhóm giang hồ có vi phạm pháp luật hay không?
Hình thức đòi nợ thuê đã trở nên khá phổ biến, thậm chí đòi nợ thuê còn được hợp pháp hóa thành một loại dịch vụ được cung cấp bởi các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình thức này cũng dần trở nên biến tướng. Khi các chủ nợ muốn đòi được nợ một cách nhanh chóng hơn nên đã thuê giang hồ đòi nợ, những người được thuê đi đòi nợ vì muốn tăng tỷ lệ đòi nợ thành công, không từ mọi thủ đoạn, sử dụng hành vi bạo lực đối với người khác.
Với những hành vi này, tùy mức độ và tính chất nguy hiểm, những người đòi nợ thuê có thể phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người khác, cụ thể:
- Tội đe dọa giết người tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, với khung hình phạt lên đến 07 năm tù giam.
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Trong nhiều trường hợp, người đòi nợ dùng nhiều lời nói không phù hợp, nhằm tác động đến người khác, có thể phải chịu tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù giam.
Trên thực tế, người vay vì chưa có khả năng trả nợ hoặc vì một lý do nào đó dù cố ý hay vô ý, việc chủ nợ thuê giang hồ đòi nợ, đến nhà xiết nợ được xem là hành vi có yếu tố cưỡng đoạt tài sản, thậm chí có thể quy về tội cướp tài sản, các tội danh mà những giang hồ được thuê đi đòi nợ có thể phải chịu như sau:
- Tội cướp tài sản tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù hoặc thậm chí là chung thân và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
- Tội chiếm đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam hoặc có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Khi thực hiện hành đòi nợ, quấy rối làm mất trật tự nơi công cộng, tùy theo mức độ có thể bị xử phạt hành chính lên đến 8.000.000 đồng theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Nặng hơn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với tội gây rối trật tự công cộng, có thể bị xử phạt đến 50.000.000 đồng hoặc mức phạt tù cao nhất là 07 năm tù giam.
Đối với trường hợp của anh Hoàng, những người giang hồ đòi nợ đã dùng tay đấm vào mặt anh, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích, nếu tỷ lệ thương tích không đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đến 8.000.000 đồng. Trước khi rời đi, những người đòi nợ đã buông lời đe dọa, hành vi này có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người.
Đối với vấn đề thứ hai: T có phạm tội gì không?
Với các tội danh được liệt kê trên đây, không chỉ những người giang hồ được thuê đi đòi nợ mà cả chủ nợ là người thuê giang hồ đòi nợ cũng phải chịu tội đồng phạm, trong trường hợp này có 02 tội danh cụ thể được xác định là tội đe dọa giết người và tội cố ý gây thương tích (tùy mức độ có thể chỉ bị xử phạt hành chính) thì T phải chịu tội đồng phạm với hai tội danh này. Căn cứ khoản 4, Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành, điều này có nghĩa là đồng phạm cũng phải có một phần trách nhiệm hình sự đối với tội danh đó nhưng mức độ sẽ nhẹ hơn người thực hành.
Như vậy, trong trường hợp của anh Hoàng, những người giang hồ đòi nợ thuê có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích, tội đe dọa giết người hoặc bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi mà bị kết tội. T sẽ chịu tội đồng phạm và chịu trách nhiệm hình sự cùng với các tội danh của nhóm giang hồ nhưng ở mức độ nhẹ hơn.
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
Không thuê giang hồ đòi nợ thì làm sao để đòi nợ đúng pháp luật?
Chị Thư (Bến Tre) có câu hỏi như sau:
Thưa Luật sư, tôi có vấn đề liên quan đề việc đòi nợ sao để không bị phạm pháp muốn hỏi như sau: Thời gian trước đây, có một người quen tên H tìm đến tôi nói là muốn vay tiền để kinh doanh làm ăn, tôi không phải là người chuyên cho vay, nhưng vì là chỗ người quen, nên tôi nể mặt cho vay. Ngày 18/01/2021, tôi và H có viết thỏa thuận có chữ ký đầy đủ về việc tôi cho H vay 20.000.000 với lãi suất 10.000/ngày, vào ngày 18/7/2021 H phải trả cho tôi cả gốc (20.000.000) lẫn lãi (1.800.000) tổng cộng là 21.800.000 đồng. Tuy nhiên đến ngày trả nợ, tôi không thấy H liên lạc hay nói gì đến việc trả nợ, tôi chủ động gọi điện nhắc nhở thì H bảo vì thời gian đầu kinh doanh còn thua lỗ nên xin tôi trả nợ chậm vài hôm, tôi nể chỗ quen biết, cũng là người kinh doanh làm ăn nên hiểu được tình cảnh và thông cảm cho H, tôi đã gia hạn cho H thêm 10 ngày để trả nợ và tôi cũng không tính lãi 10 ngày đó.
Sau khi về nhà, tôi gặp người quen của H, nghe họ nói là từ khi bắt đầu kinh doanh H làm ăn phất lên như diều gặp gió, việc làm ăn kinh doanh rất tốt, không hề có chuyện gặp khó khăn như H đã nói trước đó. Tôi rất tức giận và đã gọi điện thoại nói chuyện với H ngay hôm đó, nhưng H vẫn phủ nhận và nói là hiện tại không có tiền trả và không biết khi nào mới trả nợ được.
Bạn bè tôi có gợi ý về việc thuê giang hồ đến nhà H đòi nợ sẽ dễ giải quyết hơn, nhưng tôi biết, thuê giang hồ đòi nợ là hành vi phạm pháp, sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, nên tôi muốn hỏi Luật sư có cách nào để tôi có thể đòi được tiền nhưng không phải thuê giang hồ hay làm gì đó phạm pháp không?
Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
Để đòi nợ mà không vi phạm pháp luật, người đòi nợ không nên có những hành vi như bạo lực, đe dọa hoặc bắt giữ người khác để đòi được nợ. Trong trường hợp mà người vay cố tình chiếm đoạt tài sản, có hành vi gian dối có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 174, Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Nếu đã quá hạn khoản vay, người cho vay có thể khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trong trường hợp của chị Thư, có thể thấy rằng H đã có hành vi gian dối cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì đã nói dối với chị Thư về việc không thể chi trả khoản nợ, với khung hình phạt cao nhất lên đến 03 năm tù giam.
Như vậy, chị có thể gửi đơn tố giác đến cơ quan công an điều tra tỉnh Bến Tre. Sau đó, Tòa sẽ giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự, yêu cầu người vay là anh Hùng phải trả lại khoản vay cả gốc và lãi.
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
Dịch vụ đòi nợ thuê tại Tổng Đài Tư Vấn
Chúng tôi đã đảm nhận và giải quyết thành công nhiều vụ khởi kiện thu hồi nợ cho khách hàng, nói không với các thủ đoạn dơ bẩn làm ảnh hưởng xấu đến khách hàng và người vay. Với tinh thần thượng tôn pháp luật, chúng tôi làm việc trong phạm vi pháp luật quy định và cho phép, với mục đích giúp khách hàng thu hồi khoản vay và không làm mất uy tín của công ty. Chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ khách hàng tận tâm, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Quy trình Luật sư thực hiện khởi kiện đòi nợ hợp pháp
Quy trình thực hiện khởi kiện đòi nợ được tiến hành như sau:
- Khi nhận được thông tin, tài liệu chứng cứ từ khách hàng liên quan đến bên vay nợ, Luật sư tiến hành xác minh các thông tin: địa chỉ nơi cư trú, tài sản, khả năng tài chính của bên vay nợ, nhằm tìm ra phương thức liên lạc với người vay nợ một cách hiệu quả;
- Tiến hành gửi các văn bản, thông báo đến địa chỉ cư trú yêu cầu bên vay nợ hoàn tất nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ;
- Luật sư tiến hành gặp mặt, đàm phán, gây sức ép bằng pháp luật, phân tích tình hình và tính nghiêm trọng của vấn đề;
- Thực hiện khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản. Tiến hành thu hồi tài sản qua thi hành án nhanh chóng hoặc cưỡng chế thi hành án đúng quy định;
- Thanh lý và chấm dứt hợp đồng dịch vụ với khách hàng.
Trình tự thuê Luật sư khởi kiện đòi nợ tại Tổng Đài Tư Vấn
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
Sau khi xem xét, Luật sư sẽ thông báo đến khách hàng tình hình vụ việc, tư vấn các ý kiến sơ bộ, định hướng pháp lý kèm với bảng chi phí dịch vụ để khách hàng tham khảo
Nếu khách hàng đồng ý với những ý kiến của Luật sư thì tiến hành ký hợp đồng dịch vụ cùng các văn bản có liên quan. Sau khi hợp đồng được ký kết, Luật sư của chúng tôi sẽ tiến hành thủ tục tố tụng tại cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý khi sử dụng dịch vụ Luật sư khởi kiện đòi nợ tại Tổng Đài Tư Vấn
Với kinh nghiệm tham gia và giải quyết nhiều vụ án đòi nợ thuê, Tổng Đài Tư Vấn rất thấu hiểu và cảm thông với khách hàng về vấn đề phí dịch vụ. Do đó, nếu khoản nợ của bạn có đầy đủ giấy tờ, nhân thân của bạn tốt, nơi ở, địa chỉ, công việc nghề nghiệp rõ ràng và thực sự đang khó khăn về tài chính. Luật sư của chúng tôi sẽ chỉ thu trước một phần phí phục vụ cho việc xác minh thông tin và đòi nợ, đến khi nào khoản nợ của khách hàng đã được tất toán thì sẽ tiến hành thanh toán phần phí dịch vụ còn lại.
Vì đặc thù của mỗi vụ việc, chúng tôi chỉ cung cấp dịch vụ đối với những khoản vay có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên, là khoản vay phát sinh từ những giao dịch hợp pháp. Nếu là khoản vay phát sinh từ các hoạt động bất hợp pháp như cá cược, chúng tôi xin phép từ chối hỗ trợ.
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!