Trong xã hội hiện nay, tình trạng cho vay “nóng” hay nói cách khác là vay tiền xã hội đen đang diễn ra rất phức tạp. Tuy nhiên, đây là phương thức vay tiềm ẩn nhiều rủi ro và trong những tình huống người cho vay không thu hồi được nợ đã thuê băng nhóm xã hội đen đến đe dọa và quấy rối bên đi vay. Việc này không chỉ đe dọa về tài sản mà còn gây hoang mang về tinh thần cho cá nhân người đi vay và gia đình của họ. Vậy phải làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ? Trong bài viết này, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ cung cấp những quy định pháp luật cách xử lý khi bị xã hội đen đòi nợ. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.2525.05 để được hỗ trợ kịp thời!
Các hình thức đòi nợ của xã hội đen
>> Luật sư tư vấn chính xác các hình thức đòi nợ của xã hội đen hiện nay, gọi ngay 1900.2525.05
Một số hình thức đòi nợ của xã hội đen
Khi tiến hành thực hiện việc đòi nợ, đa phần các nhóm xã hội đen sẽ dùng tất cả mọi biện pháp có thể để ép buộc người đi vay phải trả tiền từ các hình thức gây sức ép lên tinh thần hoặc sử dụng đến bạo lực, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của cá nhân người đi vay và gia đình họ. Vì thế, sau đây, đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ liệt kê ra những hình thức đòi nợ thường dùng của xã hội đen nhằm giúp bạn có thêm căn cứ nếu bị ảnh hưởng bởi những hành vi trái pháp luật.
(1) Ở cấp độ đầu tiên là hình thức “Gọi điện thoại nhắc nhở liên tục”
Thực tế cho thấy, ngay cả trong nghiệp vụ Ngân hàng, việc gọi điện thoại nhắc nhở liên tục đối với các khoản nợ xấu/nợ quá hạn là điều xảy ra rất bình thường. Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, việc cá nhân hay các doanh nghiệp dây dưa không trả nợ là có, thậm chí có rất nhiều với khoản nợ vay lên đến hàng chục hay hàng trăm tỷ. Việc xác định đó có phải là khoản nợ xấu hay khoản nợ quá hạn còn phụ thuộc vào tài sản đảm bảo hoặc thời gian đã quá hạn của khoản vay (bao gồm năm (05) cấp độ quá hạn, dao động từ quá hạn dưới 10 ngày cho đến trên một (01) năm).
Chính vì thế, công việc kiểm soát các khoản nợ sau vay là một nghiệp vụ cần thiết đối với bộ phận thu hồi nợ. Những biện pháp thông thường như: gửi văn bản nhắc nhở, thông báo và sắp xếp gặp trực tiếp với người đi vay để tìm ra phương án giải quyết thường không mang hiệu quả cao. Vậy nên nếu người vay vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì nhân viên bộ phận thu hồi nợ có thể phải “nã” liên tục để thúc giục trả tiền, đặc biệt vào những ngày Lễ, Tết đầu năm.
(2) Ở cấp độ thứ hai là trường hợp “Ăn vạ ngược”, đòi nợ thuê
Thông thường, với mức nợ xấu hơn (từ cấp độ 3 trở lên, tức khoản vay đã quá hạn từ chín mươi (90) ngày đến trên một (01) năm) thì bộ phận thu hồi nợ của ngân hàng sẽ cần phải có hình thức đòi nợ hiệu quả hơn cấp độ trước.
Ngoài việc bộ phận thu hồi nợ sẽ trực tiếp quản lý nguồn tiền vào của khách hàng để thực hiện cấn trừ nợ, một số nhân viên sẽ xuất hiện ngay tại đơn vị cơ quan hoặc nhà của người đi vay để ngồi hàng giờ, hàng ngày và “ăn vạ” cho đến khi có được cam kết cụ thể trả nợ hoặc nhận được tiền nợ ngay lập tức thì mới quay trở về.
Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, ngân hàng chỉ đưa ra thông tin, yêu cầu và thúc giục khách hàng mau chóng trả nợ, hoàn toàn không khuyến khích hình thức “ăn vạ ngược” này của một số nhân viên thuộc bộ phận thu hồi nợ nói riêng.
(3) Ở cấp độ tiếp theo là cách thức khiến cho bên đi vay phải cảm thấy xấu hổ
Đây là cách thức khiến cho người đi vay cảm thấy ảnh hưởng nặng nề nhất về mặt tâm lý, đặc biệt đối với những cá nhân đi vay đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, hoặc những cá nhân thuộc nhóm “người nổi tiếng/người của công chúng”.
Bên cạnh cần có những khoản tài sản đảm bảo để thế chấp như: nhà cửa, xe cộ, doanh nghiệp, hay một số loại tài sản có giá trị cao khác, ngân hàng cũng sẽ chấp nhận cho vay đối với những khoản vay tiêu dùng nhỏ (từ vài chục đến trăm triệu đồng) chỉ được đảm bảo bằng uy tín khách hàng. Vì đây được xem là khoản vay dựa trên uy tín và khó thu hồi nhất thế nên bộ phận thu hồi nợ sẽ dùng những biện pháp tác động mạnh đến độ uy tín của khách hàng, khiến cho cá nhân này thấy xấu hổ với tâm lý vay nhỏ như vậy mà vẫn không trả nổi.
Đối với phương thức này, nhân viên bộ phận thu hồi nợ sẽ thường xuyên gửi thông báo đến địa phương, nơi cư trú và ngay cả nơi làm việc của người đi vay nhằm mục đích cho những người xung quanh họ biết, từ đó có thể dễ dàng thu hồi lại khoản nợ này.
(4) Ở cấp độ thứ tư là thực hiện việc “quăng” xích khóa xe
Bởi vì trước đây đã xuất hiện nhiều trường hợp nhân viên bộ phận thu hồi nợ đến thăm dò và tiến hành thực hiện tịch thu các loại tài sản như: nhà, đất gặp nhiều khó khăn do bị ngăn cản từ các cá nhân hoặc chính quyền làng, xã, thế nên đối với những khách hàng vay quá hạn, bộ phận thu hồi nợ sẽ tiến hành theo dõi đối tượng này và lập tức tịch thu xe ngay khi có cơ hội. Cách thức này một phần giải quyết được vấn đề tài sản đảm bảo, phần khác sẽ khiến cho người đi vay có biện pháp xử lý nợ trong thời gian nhanh hơn.
(5) Ở cấp độ cuối cùng là việc thực hiện những hành động mang tính xã hội đen
Việc trực tiếp thực hiện những hành động mang tính xã hội đen (như: thuê giang hồ cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản… của khách hàng) thông thường sẽ đến từ cá nhân thuộc ngân hàng (trường hợp cá nhân phải có trách nhiệm thu hồi nợ khi dùng uy tín để tăng hạn mức cho vay nhưng khách hàng không đủ khả năng trả nợ, nếu không sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt theo quy định ngân hàng). Cách làm này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu, uy tín của ngân hàng và không được pháp luật công nhận.
Nếu bạn đang gặp phải trường hợp đi vay và sau đó bị bên cho vay thực hiện những hành vi đòi nợ mang tính xã hội đen hoặc bạn đang gặp khó khăn, không biết làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ, bạn có thể liên hệ ngay đến Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn 1900.2525.05 để được tư vấn luật dân sự và hỗ trợ giải quyết miễn phí!
>> Xem thêm: Cách đối phó với công ty đòi nợ thuê hợp pháp, đúng pháp luật
Phải làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ?
>> Luật sư tư vấn chính xác phải làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ – cách xử lý khi bị đòi nợ nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.2525.05
Không ít những trường hợp rơi vào tình cảnh sợ hãi, hoang mang, khó chịu khi bị băng nhóm xã hội đen đến quấy rối, vậy trước hết, nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho chính bản thân và gia đình bạn khi bị băng nhóm xã hội đen đến đòi nợ, bạn cần phải hạn chế những lời nói và hành vi mang tính kích động đối phương và ngay lập tức trình báo ngay cho cơ quan công an gần nhất. Tùy thuộc vào mức độ hành vi của băng nhóm này mà có thể tra cứu theo quy định của pháp luật với những trường hợp kể dưới đây:
Căn cứ vào Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt chính đối với hành vi đòi nợ của xã hội đen, cụ thể như sau:
● Đối với những hành vi, lời nói thô bạo mang tính trêu ghẹo, khiêu khích, xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của đối phương hay đánh nhau hoặc xúi giục người khác thực hiện hành vi đánh nhau, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
● Đối với những hành vi như: thực hiện tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí như dao, búa hay những phương tiện, đồ vật nhằm gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích; lôi kéo gây rối hay kích động người khác làm mất trật tự công cộng; lôi kéo hoặc thuê mướn người khác thực hiện hành vi đánh nhau, cá nhân sẽ chịu mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
● Đối với việc có mang theo các loại công cụ hỗ trợ hay vũ khí thô sơ nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cá nhân sẽ nhận mức xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mức xử lý hình sự đối với một số tội danh cụ thể như sau:
● Điều 138 của Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về việc cá nhân tái gây rối trật tự công cộng có gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và an toàn xã hội (lần đầu vẫn chưa bị xóa án tích) sẽ chịu mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời sẽ chịu phạt tù từ ba (03) tháng đến hai (02) năm tù giam hoặc chịu phạt cải tạo không giam giữ đến hai (02) năm. Đặc biệt, nếu cá nhân phạm tội thuộc một trong các trường hợp: phạm tội có tổ chức; có dùng hung khí, vũ khí, hành vi mang tính phá phách; gây đình trệ hoạt động công cộng hoặc cản trở giao thông nghiêm trọng; xúi giục, lôi kéo người khác thực hiện hành vi gây rối; hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; tái phạm nguy hiểm sẽ bị phạt từ hai (02) đến bảy (07) năm.
Gây rối trật tự công cộng là hành vi làm náo động trật tự ở nơi công cộng. Tội phạm xâm phạm vào những nội quy, quy tắc, điều lệ… về trật tự ở những nơi công cộng. Tội phạm được thực hiện ở hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án tội, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Đây có thể bao gồm các hành vi coi thường trật tự chung bằng lời nói cử chỉ gây mất trật tự hoặc là những hành vi càn quấy hành hung người khác (nhưng chưa gây thương tích) ở những nơi đông người như ở nhà ga, bến xe, rạp hát, công viên…. gây lộn xộn, ảnh hưởng đến trật tự chung.
● Điều 133 của Bộ luật Hình sự năm 2015 đề cập việc nếu cá nhân thực hiện hành vi đe dọa giết người, nếu có căn cứ khiến cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì sẽ bị phạt tù từ sáu (06) tháng đến ba (03) năm hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ lên đến ba (03) năm.
Người được xem là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau (qua điện thoại, thư tín,…) hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (đi tìm công cụ, phương tiện…).
● Điều 155 của Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định cá nhân nào xúc phạm một cách nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của người khác thì sẽ bị chịu mức phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.0000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc nặng hơn là phạt cải tạo không giam giữ đến ba (03) năm. Đặc biệt nếu phạm tội các trường hợp: từ hai (02) lần trở lên; thực hiện bởi hai (02) trở lên; lợi dụng quyền hạn, chức vụ; đe dọa người đang thi hành công vụ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; phạm tội bằng cách sử dụng phương tiện điện tử, mạng máy tính hoặc mạng viễn thông; khiến nạn nhân gặp phải chứng rối loạn tâm thần và hành vi mức độ từ 11% đến 45% sẽ bị phạt tù từ ba (03) tháng đến năm (02) năm. Ngoài ra, nếu cá nhân phạm tội khiến nạn nhân tự sát hoặc gặp chứng rối loạn tâm thần và hành vi từ 46% trở lên sẽ bị phạt tù từ hai (02) năm đến năm (05) năm và có thể bị cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề một số công việc nhất định từ một (01) đến năm (05) năm.
Như vậy, khi bị xã hội đen đòi nợ, phải trình báo ngay cho cơ quan công an gần nhất. Để việc trình báo có thể được xử lý nhanh chóng thì bạn nên lưu giữ, thu thập các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của xã hội đen như: quay phim, chụp hình, hoặc trích xuất camera (nếu có) làm bằng chứng. Nếu xã hội đen hành hung thì bạn nên đi giám định thương tích để có căn cứ khởi tố hoặc yêu cầu bồi thường.
Nếu bạn đang gặp phải trường hợp đi vay và bị xã hội đen đến nhà đòi nợ hoặc bạn đang gặp khó khăn, không biết làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ, bạn có thể liên hệ ngay đến Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn 1900.2525.05 để được tư vấn luật hỗ trợ giải quyết kịp thời!
Vay tiền hộ bị xã hội đen đòi nợ phải làm sao?
Bạn Hà (An Giang) đưa ra câu hỏi như sau:
“Anh trai ruột nhờ tôi đứng ra vay vốn ngân hàng giúp, tôi chỉ cần đứng ra vay, còn lãi và nợ gốc anh trai tôi cam đoan trả đầy đủ. Vì nghĩ anh em ruột thịt trong nhà nên tôi có đứng tên vay giúp, nhưng đến nay là đã hơn sáu (06) tháng, anh tôi không trả nợ nữa và đã bỏ đi biệt tích. Tôi thì không có khả năng trả số tiền lớn như vậy.
Cho hỏi, khi tôi đứng ra vay vốn ngân hàng hộ thì có nghĩa vụ phải hoàn trả đầy đủ số tiền không? Nếu vay ngân hàng mà không trả thì bị xử lý thế nào?”
>> Luật sư tư vấn cách xử lý khi vay tiền hộ bị xã hội đen đến nhà đòi nợ, gọi ngay 1900.2525.05
Trả lời:
Xin chào bạn Hà! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Luật sư của chúng tôi! Luật sư đưa ra tư vấn đối với trường hợp đứng ra vay ngân hàng hộ của chị Hà như sau:
Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định khi hai bên có hợp đồng vay tài sản theo sự thỏa thuận bên cho vay giao tài sản cho bên còn lại, khi đến thời hạn phải trả, bên đi vay phải hoàn trả phần tài sản đúng chất lượng và số lượng và nếu có thỏa thuận hay pháp luật quy định thì sẽ trả kèm lãi vay.
Mặt khác, Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 có đề cập đến nghĩa vụ trả nợ của bên vay bao gồm: Nếu vay tài sản là tiền thì cần trả đủ tiền khi đến hạn, nếu vay tài sản là vật thì trả vật đúng số lượng, chất lượng nếu như không có thỏa thuận khác; Nếu bên cho vay không thể trả vật thì có thể thỏa thuận với bên cho vay được thay thế trả bằng số tiền theo đúng trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ.
Vì thế, căn cứ vào các quy định trên, khi hợp đồng cho vay đến kỳ phải hoàn trả tức là bạn sẽ phải có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản vay cho ngân hàng theo đúng quy định pháp luật. Nếu trong trường hợp cụ thể của bạn, nếu anh trai bạn đã ký cam kết hoặc hợp đồng với bạn về việc trả nợ, cùng với đó bạn là người giao dịch và ký kết trực tiếp trên hợp đồng cho vay thì có nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng thì bạn có thể yêu cầu anh trai bạn trả khoản nợ, nếu không thỏa thuận được có thể thực hiện khởi kiện tại Tòa án.
Tuy nhiên, nếu giữa anh trai bạn và bạn không có bất kỳ hợp đồng, cam kết hay văn bản nào thể hiện thỏa thuận vay giữa hai (02) người thì trên thực tế sẽ rất khó để chứng minh có giao dịch vay hộ này.
Đối với việc khi vay vốn ngân hàng mà không trả thì sẽ bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015:
● Nếu trường hợp cho vay không lãi mà bên đi vay trả không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất trên số tiền và thời gian chậm trả nếu không có thỏa thuận khác.
● Nếu trường hợp cho vay có lãi thì mức lãi trên nợ gốc sẽ tương ứng với thỏa thuận giữa các bên, phần lãi trên nợ gốc quá hạn sẽ tương đương 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả nếu không có thỏa thuận khác.
Bên cạnh đó, việc vay vốn ngân hàng không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015. Tại đây đề cập đến việc cá nhân thực hiện một trong các hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng là lần tái phạm thứ hai thì bị phạt tù từ sáu (06) tháng đến ba (03) năm hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba (03) năm.
Ngoài ra, nếu cá nhân phạm tội trong một số trường hợp: có tổ chức; mang tính chuyên nghiệp; tài sản bị chiếm đoạt trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; lợi dụng quyền hạn, chức vụ của cơ quan, tổ chức; gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội hoặc tái phạm nguy hiểm sẽ bị phạt tù từ hai (02) đến bảy (07) năm.
Nếu cá nhân phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì phạt tù từ năm (05) năm đến mười hai (12) năm, nếu tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên thì mức phạt tù có thể lên đến hai mươi (20) năm.
Đối với việc đã có băng nhóm xã hội đen đến đe dọa, quấy rối, bạn cần chú ý như sau:
(1) Trường hợp xã hội đen xuất hiện và tiếp xúc trực tiếp với bạn và gia đình:
● Bạn hoặc người thân phải nhanh chóng ghi âm, ghi hình, chụp hình để làm bằng chứng cho việc bạn và gia đình bị đe dọa và quấy rối
● Gọi điện và thông báo tình hình cho cơ quan công an hoặc đơn vị cảnh sát trật tự gần nhất để được hỗ trợ và bảo vệ kịp thời;
● Nếu xảy ra việc bị băng nhóm xã hội đen hành hung, đánh đập hay xâm phạm đến thân thể, tài sản của bạn và gia đình, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của hàng xóm và những người xung quanh
● Sau khi kết thúc sự việc, bạn nên ghi lại những hình ảnh hậu quả và tìm đến cơ quan công an có thẩm quyền để trình báo, tố cáo bằng văn bản, nộp bằng chứng để cơ quan có cơ sở xác minh, điều tra và xử lý giải quyết theo quy định pháp luật.
(2) Trường hợp nếu băng nhóm xã hội đen chưa ra mặt, chưa tiếp xúc trực tiếp nhưng vẫn thực hiện hành vi đe dọa, quấy rối bạn và gia đình thông qua các phương tiện điện tử, điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội:
● Bạn có thể tìm cách để xác định thông tin của đối tượng gây rối, đồng thời thực hiện ghi âm, ghi hình cuộc gọi, lưu trữ những tài liệu chứng minh mình và gia đình bị đe dọa, quấy rối.
● Nhanh chóng đến cơ quan công an có thẩm quyền để trình báo khi có đủ thông tin và bằng chứng của đối tượng đe dọa, quấy rối.
Theo quy định của pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm mà các đối tượng đe dọa, quấy rối sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cơ quan công an cũng sẽ có những biện pháp răn đe kịp thời để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật tương tự nhằm bảo vệ cho gia đình bạn.
Trong trường hợp bạn vay tiền hộ bạn không biết làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ, bạn có thể liên hệ ngay đến Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn 1900.2525.05 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Fe Credit đòi nợ như thế nào? Cách xử lý khi bị Fe Credit đòi nợ
Ngân hàng thuê xã hội đen đến đòi nợ thì xử lý như thế nào?
Ông Minh (Hà Nội) có gửi thắc mắc như sau:
“Năm 2016, tôi có thực hiện thế chấp tài sản, ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng để vay khoản vay 900.000.000 đồng và đã trả nợ gốc 315.000.000 đồng. Tuy nhiên từ 2020 đến nay, tình hình dịch Covid khiến kinh tế gia đình gặp khó khăn và làm ăn thua lỗ nên tôi chưa trả nợ đúng hạn và gia đình đã hơn 5 lần xin đơn giảm lãi phạt để trả dần làm nhiều đợt. Sự việc khiến tôi vô cùng lo lắng là vào ngày 3/11/2022, một cán bộ ngân hàng đã dẫn theo nhóm 6-7 người tới nhà tôi để đòi giải quyết khoản nợ trên.
Khi đến, họ ngang nhiên lục lọi nhà tôi khi không có sự đồng ý của chính tôi, cán bộ ngân hàng bảo nếu hôm nay không trả đủ số nợ còn lại thì sẽ để băng nhóm của họ ở lại nhà tôi để trông giữ và kê biên tài sản của gia đình. Việc này đã khiến gia đình tôi vô cùng sợ hãi. Theo quy định của pháp luật thì họ có vi phạm không và sẽ bị xử lý thế nào?”
>> Luật sư tư vấn mức phạt đối với ngân hàng khi thuê xã hội đen đe dọa đòi nợ, gọi ngay 1900.2525.05
Trả lời:
Trước hết, để biết được họ có vi phạm hợp đồng cho vay đối với khách hàng hay không, ông Minh có thể căn cứ vào điều khoản của hợp đồng cho vay khi thế chấp tài sản của ngân hàng, thường sẽ đề cập việc nếu có tranh chấp tài sản mà hai bên không thể thống nhất giải quyết được thì các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án giải quyết. Nếu có điều khoản này, ngân hàng đã hành xử không tuân theo quy định của hợp đồng và đã vi phạm hợp đồng.
Mặt khác, khi đối chiếu quy định của pháp luật, hoạt động cho vay tài sản là hoạt động dân sự, bên cho vay và bên vay đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện những điều khoản đã thỏa thuận trên hợp đồng. Nếu xảy mâu thuẫn, không thể tự giải quyết được sẽ nhờ tới Tòa án giải quyết. Pháp luật cũng nghiêm cấm những hành vi thu hồi nợ mang tính đe dọa, dùng xã hội đen, xâm phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, lợi ích hợp pháp của người đi vay.
Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự 2015 cũng đã có quy định về trách nhiệm hình sự của một trong các tội danh: Đe doạ giết người theo Điều 133 của Bộ luật này có thể sẽ chịu mức hình phạt lên đến bảy (07) năm tù; Cố ý gây thương tích hoặc làm tổn hại đến sức khỏe của người khác theo Điều 134 của Bộ luật này sẽ chịu mức phạt tù chung thân; Làm nhục người khác tại Điều 155 Bộ luật này có thể sẽ áp dụng khung hình phạt lên đến năm (05) tù giam.
Ngoài ra, với lý do bù lại khoản tiền họ đang nợ, việc các đối tượng thuộc băng nhóm xã hội đen tự ý chiếm dụng tài sản của người đi vay được xem là hành vi cưỡng đoạt và thậm chí là cướp tài sản. Với các tội danh: Cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật Hình sự) có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và áp dụng khung hình phạt cao nhất là chung thân; Cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 Bộ luật Hình sự) có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và áp dụng khung hình phạt cao nhất lên đến hai mươi (20) năm tù giam.
Trong trường hợp ông Minh vay tiền ngân hàng và chưa có khả năng chi trả, không biết làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ, ông có thể liên hệ ngay đến Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn 1900.2525.05 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ, phá hoại tài sản của gia đình?
Chị Xuân (Lâm Đồng) đưa ra câu hỏi như sau:
“Trước đây gia đình tôi có đi vay vốn tại nhà của một người quen, tôi đã trả gần một nửa số nợ gốc, nhưng tình hình kinh tế khó khăn khiến tôi và gia đình phải liên tục báo chậm trả. Tuy vậy, họ đã cho người trực tiếp đến nhà tôi, thực hiện những hành vi đe dọa và phá hoại tài sản của gia đình tôi. Theo quy định pháp luật, hành vi này có bị xử lý hay không và xử lý ở mức độ nào?”
>> Luật sư tư vấn chính xác cách xử lý khi bị xã hội đe dọa đòi nợ, phá hoại tài sản gia đình, gọi ngay 1900.2525.05
Trả lời:
Việc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác được thể hiện bằng nhiều phương thức khác nhau, chẳng hạn: chủ động đập phá, đốt cháy, hoặc đem bỏ xuống nước, cố tình bỏ mặc cho tài sản bị hỏng… dẫn đến tài sản bị hư hại, mất giá trị sử dụng, khó có khả năng phục hồi lại hoặc ở mức độ không còn sẽ bị áp dụng mức xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Trường hợp xử phạt hành chính đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tài sản của người khác được quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ hai (02) triệu đồng đến năm (05) triệu đồng; Nếu cá nhân phạm tội là người nước ngoài thì có thể bị áp dụng biện pháp trục xuất tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
Trường hợp xử lý hình sự sẽ được căn cứ cụ thể tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, tùy vào mức độ của hành vi phạm tội mà có thể chịu mức xử phạt lên đến hai mươi (20) năm tù giam. Bên cạnh đó, cá nhân phạm tội còn có thể phải chịu thêm những hình phạt bổ sung như phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cấm đảm nhiệm các quyền hạn, chức vụ của một số công việc trong khoảng thời gian nhất định từ một (01) đến năm (05) năm.
Nếu trường hợp chị Xuân vay tiền và chưa thanh toán đủ nhưng bị xã hội đen đến nhà đe dọa và phá hoại tài sản gia đình, chị không biết làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ, chị có thể liên hệ ngay đến Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn 1900.2525.05 để được hỗ trợ giải quyết kịp thời!
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin Luật sư Tổng Đài Tư Vấn cung cấp về vấn đề làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ. Hy vọng nội dung trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ các quy định của pháp luật đối với hành vi đòi nợ mang tính xã hội đen và bạn có thể áp dụng những phương án giải quyết hiệu quả nhất. Trong trường hợp cần Luật sư hỗ trợ khẩn cấp, hãy liên hệ ngay đến số điện thoại 1900.2525.05 để được tư vấn nhanh chóng và hỗ trợ giải quyết trọn vẹn vấn đề của bạn!