Của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng? Cách chia của hồi môn

thach-cuoi-co-vi-pham-phap-luat-khong-muc-xu-phat

Trong ngày kết hôn, cô dâu thường được cha mẹ, họ hàng hai bên tặng một số món quà về tài sản có thể là vàng, tiền hoặc một số tài sản có giá trị khác và người Việt Nam thường gọi đó là của hồi môn. Vậy của hồi môn là tài sản chung hay riêng khi ly hôn? Cách phân chia tài sản là của hồi môi như thế nào? Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ giải đáp tất cả các thông tin liên quan đến vấn đề của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng theo quy định pháp luật. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

cua-hoi-mon-la-tai-san-chung-hay-rieng
Của hồi môn là tài sản chung hay riêng?

Của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng?

Chị Hồ Thị Mỹ Hoa tại thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau thắc mắc:

“Tôi là Hồ Thị Mỹ Hoa. Hai vợ chồng tôi kết hôn vào cuối năm 2011. Trước đây, lúc hai vợ chồng tôi cưới nhau, gia đình, họ hàng hai bên và bạn bè của chúng tôi có mừng tiền cưới cho hai vợ chồng tôi một ít tiền để chúc phúc cho chúng tôi. Cha Mẹ hai bên có cho vợ chồng tôi 10 cây vàng làm của, thời điểm chúng tôi kết hôn là tầm cuối năm 2011 tầm ở mức khoảng bốn mươi chín triệu đồng trên một lượng. Ngoài ra họ hàng hai bên cũng cho chúng tôi một số tiền tầm khoảng hai trăm triệu đồng.

Sau khi kết hôn được hai năm, vào ngày 09/12/2013, hai vợ chồng tôi có sinh một bé trai. Hai vợ chồng tôi chung sống hạnh phúc không bao lâu thì có phát sinh nhiều mâu thuẫn nên hai vợ chồng quyết định sống ly thân gần 5 năm nay. Hiện tại, cuộc hôn nhân của hai vợ chồng chúng tôi không thể cứu vãn được nữa, chúng tôi quyết định ly hôn và cho nhau hai lối thoát riêng.

Tuy nhiên, tôi rất băn khoăn là của hồi môn của hai vợ chồng tôi sẽ phân chia như thế nào khi hai vợ chồng chúng tôi ly hôn vì tôi không biết của hồi môn sẽ là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng. Vậy, cho tôi hỏi của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng?”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cụ thể như sau:

*Về tài sản riêng:

Tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng, trong đó nêu rõ những tài sản được xem là tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38 quy định liên quan về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, Điều 39 quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và Điều 40 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Bên cạnh đó, những tài sản này nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng cũng được xem là tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định, tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng được xem là tài sản riêng của vợ, chồng. Bên cạnh đó, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Như vậy, tài sản riêng của vợ chồng là tài sản của mỗi người có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế hoặc tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản phân chia từ tài sản chung, tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

*Về tài sản chung:

Tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ, chồng, trong đó nêu rõ những tài sản được xem là tài sản chung của vợ, chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình quy định về hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Bên cạnh đó, tài sản được xem là tài sản chung của vợ chồng là tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Ngoài ra, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng thì quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.

Tại khoản 2 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng cũng được xem là tài sản chung của vợ chồng. Đối với những trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó cũng được coi là tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật. Như vậy, tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoa lợi và lợi tức từ tài sản riêng, tài sản được thừa kế chung, tặng cho chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì được xem là tài sản chung vợ chồng theo quy định của pháp luật.

Theo các quy định nêu trên, để xác định một tài sản được xem là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân thì cần căn cứ và xem xét đến thời điểm có tài sản đó có thuộc trong thời kỳ hôn nhân hay ngoài thời kỳ hôn nhân.

Như vậy, trong trường hợp của chị Mỹ Hoa, để xem của hồi môn mà gia đình và họ hàng anh chị nhà chị Mỹ Hoa cho hai vợ chồng anh là tài sản chung hay tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì hai vợ chồng anh chị cần xác định xem thời điểm vợ chồng anh chị được tặng cho của hồi môn đó là trong thời kỳ hôn nhân hay ngoài thời kỳ hôn nhân. Theo đó, để xác định của hồi môn của chị có phải tài sản riêng hay tài sản chung của hai vợ chồng chị trong thời kỳ hôn nhân thì cần xem xét đến thời điểm hai vợ chồng chị được tặng cho của hồi môn là thời điểm hai anh chị đã đăng ký kết hôn chưa. Xác định thời điểm cụ thể như sau:

Trong trường hợp hai vợ chồng anh chị chưa đăng ký kết hôn nhưng được tặng cho của hồi môn từ gia đình và người thân thì của hồi môn mà anh chị được tặng cho chính là tài sản có trước hôn nhân. Do đó, trong trường hợp này, của hồi môn là tài sản riêng của vợ, chồng.

Trong trường hợp hai vợ chồng anh chị đã đăng ký kết hôn và được tặng cho của hồi môn từ gia đình và người thân thì để xem xét có phải là tài sản riêng hay tài sản chung thì cần phải xét đến các yếu tố sau:

+ Khi tặng cho của hồi môn, người tặng cho của hồi môn có đề cập đến việc cho của hồi môn riêng của hồi môn cho người vợ hoặc cho riêng của hồi môn cho người chồng thì trong trường hợp này, các bên vẫn hình thành giao dịch dân sự hay một hợp đồng tặng cho bằng lời nói. Như vậy, của hồi môn trong trường hợp này sẽ trở thành tài sản riêng của người vợ hoặc tài sản riêng của người chồng theo như ý muốn của người tặng cho đã cho họ.

+ Trong trường hợp khi tặng cho của hồi môn, người tặng cho của hồi môn có đề cập đến việc cho của hồi môn cho cả hai vợ, chồng thì trong trường hợp này, của hồi môn mà người tặng cho cho hai vợ chồng sẽ là tài sản mà hai vợ chồng được tặng cho chung theo ý muốn của người tặng cho của hồi môn. Do đó, trong trường hợp này, của hồi môn sẽ là tài sản chung của hai vợ, chồng.

+ Trong trường hợp khi tặng cho của hồi môn, người tặng cho không đề cập đến tặng cho ai thì căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng thì của hồi môn trong trường hợp này được xem là tài sản chung nếu không có căn cứ chứng minh tài sản đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên.

Bên cạnh đó, trong trường hợp nếu hai vợ chồng sau khi nhận tặng cho của hồi môn và hai vợ, chồng có thỏa thuận của hồi môn đó là tài sản chung của hai vợ chồng hoặc trường hợp dù người vợ hoặc người chồng được tặng cho riêng nhưng hai vợ chồng có thỏa thuận về việc của hồi môn là tài sản chung của vợ chồng thì của hồi môn sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng.

Như vậy, của hồi môn sẽ là tài sản riêng nếu người vợ hoặc người chồng có căn cứ chứng minh tài sản đó là bố mẹ, họ hàng của người vợ, người chồng tặng cho riêng vợ, chồng. Trong trường hợp nếu vợ hoặc chồng không chứng minh được của hồi môn đó là của hồi môn mà bố mẹ, họ hàng của vợ, chồng tặng cho riêng vợ, chồng thì tài sản này sẽ là tài sản chung vợ chồng theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp chị Hoa còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng và cách phân chia của hồi môn, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình!

cua-hoi-mon-la-tai-san-chung-hay-rieng-cua-vo-chong
Của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng?

Có phải chia của hồi môn khi ly hôn không?

>> Luật sư tư vấn chính xác có phải chia của hồi môn khi ly hôn không, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, theo đó, việc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

Đối với trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận. Đối với trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của người vợ, người chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Đối với trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó. Trường hợp nếu thỏa thuận của hai vợ chồng không đầy đủ, không rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng sẽ căn cứ và có tính đến các yếu tố cần thiết như sau:

– Căn cứ vào hoàn cảnh của gia đình và của hoàn cảnh của vợ, hoàn cảnh của chồng.

– Căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, công sức đóng góp của chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của hai vợ chồng. Việc lao động của vợ, lao động của chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.

– Căn cứ vào việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

– Căn cứ vào lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân và gia đình.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật. Đối với trường hợp nếu không chia được bằng hiện vật thì chia tài sản chung theo giá trị của tài sản. Theo đó, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch theo quy định.

Cần lưu ý đối với trường hợp tài sản riêng của vợ và chồng thì tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó ngoại trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Người vợ hoặc người chồng có yêu cầu về việc chia tài sản trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác, đối với trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó. Bên cạnh đó, khi chia tài sản cũng cần xem xét đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định nêu trên, sự thỏa thuận của hai vợ chồng khi giải quyết tài sản trong đó có việc phân chia tài sản chung vợ chồng được pháp luật tôn trọng. Đối với trường hợp nếu không thể thống nhất về phân chia tài sản, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc tài sản đó được chia đôi nhưng vẫn có xem xét đến các yếu tố như: hoàn cảnh của gia đình vợ, chồng; công sức đóng góp; lỗi trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng,… theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp chia của hồi môn mà cha mẹ và người thân của người vợ hoặc cha mẹ, người thân của người chồng cho họ thì người vợ, người chồng cần chứng minh được của hồi môn là cha mẹ, người thân tặng cho riêng mình. Khi chứng minh được của hồi môn đó là cha mẹ, họ hàng tặng cho riêng người vợ hoặc cha mẹ, người thân tặng riêng cho người chồng thì của hồi môn đó chính là tài sản riêng nên khi hai vợ chồng ly hôn thì của hồi môn này sẽ thuộc sở hữu riêng của người vợ hoặc của người chồng theo quy định. Đối với trường hợp không chứng minh được hồi môn này sẽ thuộc sở hữu riêng của người vợ hay thuộc sở hữu riêng của người chồng thì của hồi môn được coi là tài sản chung vợ chồng theo quy định của pháp luật. Do đó, khi hai vợ chồng ly hôn sẽ giải quyết theo quy định pháp luật về tài sản chung.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng và cách phân chia của hồi môn, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số 1900.6174 để được tư vấn pháp luật chính xác nhất!

>> Xem thêm: Tài sản góp vốn có được chia khi ly hôn không? Chia thế nào?

Cách giải quyết tranh chấp của hồi môn khi ly hôn

Anh Trần Văn Trung Tín tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có câu hỏi:

“Tôi và vợ của tôi kết hôn từ đầu năm 2011, cách đây cũng hơn 12 năm. Khoảng thời gian đầu chung sống, chúng tôi sống rất hòa thuận và hạnh phúc với nhau. Tuy nhiên, tầm khoảng 1 năm trở lại đây, hai vợ chồng tôi thường hay cãi vã và phát sinh nhiều mâu thuẫn. Đến nay tôi nghĩ hai vợ chồng tôi không thể cứu vãn cuộc hôn nhân này được nữa.

Đầu tháng trước, chúng tôi đã ngồi lại nói chuyện với nhau và chúng tôi đi đến quyết định ly hôn để cả hai có thể thoải mái hơn và không phải cãi vã hay mâu thuẫn với nhau nữa.

Lúc trước, khi hai vợ chồng chúng tôi kết hôn, hai bên gia đình nội ngoại và họ hàng có cho chúng tôi một số tiền để làm quà mừng cưới, xem như của hồi môn của hai vợ chồng. Của hồi môn mà hai vợ chồng tôi nhận được là 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cha mẹ tôi có cho hai vợ chồng tôi thêm một chiếc xe ô tô dòng xe JCW 2021 phiên bản JCW Clubman trị giá 2 tỷ 499 triệu đồng. Ngoài ra, anh chị tôi còn tặng cho hai vợ chồng tôi một mảnh đất ở khu đất đẹp đoạn đường Nguyễn Thượng Hiền khu Metro thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk với giá 5,6 tỷ vào năm 2011.

Gia đình hai bên mong muốn hai vợ chồng tôi có thể có một số vốn nhỏ để ổn định kinh tế và làm ăn kinh doanh sau khi cả hai kết hôn. Hiện tại, hai vợ chồng chúng tôi đã thống nhất với nhau đi đến quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân này. Tuy nhiên, tôi không biết theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi ly hôn, việc giải quyết tranh chấp của hồi môn của hai vợ chồng tôi sẽ như thế nào?

 

>> Luật sư tư vấn và hỗ trợ giải quyết tranh chấp phân chia của hồi môn khi ly hôn nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Trung Tín! Cảm ơn anh đã để lại câu hỏi cho Luật sư của chúng tôi! Luật sư đưa ra phản hồi như sau:

Việc giải quyết tranh chấp của hồi môn khi hai vợ chồng ly hôn sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật. Pháp luật nước ta tôn trọng sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng về việc phân chia tài sản khi hai vợ chồng ly hôn. Như vậy, trong trường hợp hai vợ chồng ly hôn mà có phát sinh tranh chấp về tài sản thì hai vợ chồng tự có thể tự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản. Tuy nhiên, Tòa án chỉ công nhận thỏa thuận của hai vợ chồng về việc phân chia tài sản sau khi ly hôn trong trường hợp thỏa thuận phân chia tài sản đó không có nội dung trái quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp hai vợ chồng thỏa thuận về việc phân chia tài sản sau khi ly hôn nhưng có thỏa thuận nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba thì trong trường hợp này, Tòa án có thể sẽ không công nhận thỏa thuận đó của hai vợ chồng.

Đối với các trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được và có tranh chấp với nhau về của hồi môn thì Tòa án sẽ chia của hồi môn khi ly hôn, dựa trên những tài liệu chứng minh trong hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đối với trường hợp của anh Trung Tín, hai vợ chồng anh có thể thỏa thuận với nhau về việc chia của hồi môn khi hai vợ chồng anh ly hôn. Trong trường hợp của hồi môn mà cha mẹ của anh và người thân của anh hoặc cha mẹ, người thân của vợ anh cho riêng anh hoặc cho riêng vợ anh thì anh hoặc vợ anh cần chứng minh được của hồi môn đó là cha mẹ, người thân tặng riêng cho mình. Khi chứng minh được của hồi môn đó là cha mẹ, họ hàng tặng cho riêng anh hoặc cha mẹ, người thân tặng riêng cho vợ anh thì của hồi môn đó chính là tài sản riêng của anh hoặc của vợ anh nên khi hai vợ chồng anh ly hôn thì của hồi môn này sẽ thuộc sở hữu riêng của anh hoặc của vợ anh theo quy định. Đối với trường hợp không chứng minh được hồi môn này sẽ thuộc sở hữu riêng của anh hay thuộc sở hữu riêng của vợ thì của hồi môn được coi là tài sản chung vợ chồng anh theo quy định của pháp luật. Do đó, khi hai vợ chồng ly hôn sẽ giải quyết theo quy định pháp luật về tài sản chung.

Đối với trường hợp nếu hai vợ chồng anh không thể thống nhất về phân của hồi môn trong trường hợp của hồi môn đó là tài sản chung của hai vợ chồng anh thì về nguyên tắc tài sản đó được chia đôi nhưng khi chia của hồi môn đó vẫn có xem xét đến các yếu tố như: hoàn cảnh của gia đình vợ, chồng; công sức đóng góp; lỗi trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng,… theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh về việc chia của hồi môn khi hai vợ chồng ly hôn thì bên có yêu cầu sẽ đưa ra yêu cầu cùng với yêu cầu giải quyết ly hôn. Việc giải quyết tranh chấp của hồi môn sẽ được thực hiện cùng với việc giải quyết ly hôn. Thủ tục giải quyết tranh chấp của hồi môn được thực hiện theo những bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giải quyết tranh chấp tài sản là của hồi môn gồm các giấy tờ cần thiết như sau:

+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.

+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người yêu cầu.

+ Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu của người yêu cầu.

+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của bị đơn.

+ Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu của bị đơn. Trường hợp không có giấy tờ này thì xin xác nhận của chính quyền địa phương nơi bị đơn đăng ký thường trú.

+ Bản sao có công chứng các giấy về tài sản chung của hai vợ chồng.

+ Bản trích lục hoặc bản sao quyết định ly hôn.

Bước 2: Người yêu cầu nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Các bên tham gia thủ tục hòa giải tại trung tâm hòa giải, đối thoại. Đây là thủ tục không bắt buộc nên các bên có thể từ chối lựa chọn hòa giải.

Bước 4: Nộp tạm ứng án phí để vụ án được thụ lý theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Tham gia thủ tục hòa giải giải quyết tranh chấp tài sản là của hồi môn theo quy định của pháp luật.

Bước 6: Tham gia phiên Tòa giải quyết tranh chấp tài sản của hai vợ chồng theo quy định của pháp luật.

Bước 7: Nhận bản án ly hôn có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp chị Hoa còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến của hồi môn là tài sản chung hay riêng của vợ chồng và cách phân chia của hồi môn, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp tài sản, của hồi môn khi ly hôn

>> Liên hệ Luật sư giỏi tư vấn và giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Một trong những vấn đề khá phức tạp khi ly hôn là việc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn. Chia tài sản khi ly hôn là dạng tranh chấp phổ biến nhưng cũng rất phức tạp, đặc biệt là trong xã hội ngày nay. Các bên thường gặp nhiều vấn đề khó khăn trong vấn đề chia tài sản. Trong trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận về chia tài sản thì việc chia tài sản của hai vợ chồng được pháp luật tôn trọng. Tuy nhiên, đối với trường hợp hai vợ chồng không đạt được thỏa thuận phân chia tài sản thì việc chia tài sản có thể gặp những khó khăn như: các bên không biết cách chuẩn bị hồ sơ liên quan đến giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn tại Tổng Đài Tư Vấn hỗ trợ tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tài sản khi hai vợ chồng ly hôn bao gồm những nội dung như sau:

– Tư vấn quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp của hồi môn đúng theo quy định của pháp luật.

– Tư vấn quy định của pháp luật liên quan đến quá trình tố tụng ly hôn tranh chấp của hồi môn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật.

– Hỗ trợ hướng dẫn, tư vấn hồ sơ thủ tục, hỗ trợ soạn thảo Đơn ly hôn có tranh chấp của hồi môn theo quy định của pháp luật.

– Tư vấn quy định của pháp luật liên quan đến hồ sơ ly hôn có tranh chấp về tài sản là của hồi môn.

– Hỗ trợ và hướng dẫn chi tiết về việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh liên quan đến quá trình quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.

– Hỗ trợ và tư vấn chi tiết quá trình tố tụng ly hôn tranh chấp của hồi môn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật.

– Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến việc phân chia tài sản sau ly hôn theo quy định của pháp luật.

– Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định của pháp luật.

– Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục ly hôn.

– Hướng dẫn giải quyết tranh chấp phân chia tài sản theo quy định pháp luật hiện hành.

– Tư vấn quy định của pháp luật liên quan đến ly hôn có yếu tố nước ngoài, ly hôn với người nước ngoài theo quy định của pháp luật.

– Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn đặc biệt là đất đai, của hồi môn sau khi ly hôn.

– Tư vấn các quy định pháp luật liên quan quyền lợi của các bên trong giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.

Liên hệ Luật sư hôn nhân gia đình tại Tổng Đài Tư Vấn:

Số điện thoại Luật sư: 1900.6174

Email: tongdaituvan.ltm@gmail.com.

  1900252505