Tranh chấp đất đai có sổ đỏ là gì? Có những phương thức nào để giải quyết tranh chấp đất đai? hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai? Hãy cùng Tổng Đài Tư Vấn tham khảo bài viết pháp lý dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề trên. Nếu các bạn có nhu cầu kết nối trực tiếp với Luật sư, hãy gọi đến số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời nhất!
>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí tranh chấp đất đai có sổ đỏ là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là tên gọi phổ biến và ngắn gọn của loại giấy tờ pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là loại giấy được cấp cho cá nhân hoặc tổ chức hoặc một số những trường hợp đặc biệt khác nhằm công nhận quyền sở hữu đất của họ trên mặt giấy tờ. Tranh chấp đất đai là việc các chủ thể sở hữu quyền sử dụng đất có mâu thuẫn với nhau, dẫn đến xảy ra tranh chấp về quyền nghĩa vụ và lợi ích liên quan đến đất đai.
Như vậy từ những khái niệm nêu trên việc tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ được hiểu là việc các chủ thể đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được pháp luật công nhận xảy ra tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ đối với đất đai. Tóm lại khi đất đã được cấp sổ đỏ hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xảy ra tranh chấp thì được xem là tranh chấp đất đai có sổ đỏ.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí để biết thêm chi tiết về tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ. Gọi 1900.6174
Các trường hợp tranh chấp đất đai có sổ đỏ.
Tình huống: Chị Vân ở Hải Phòng có câu hỏi gửi đến như sau:
Tôi có một mảnh đất dưới quê liền kề với hàng xóm là anh Tuấn, nhiều năm nay cả hai gia đình do thân thiết nên không cắm cột mốc ranh giới phân chia.
Tuy nhiên do gần đây tôi cần tiền để xoay sở nên muốn bán mảnh đất này cho người khác, tôi không trực tiếp ở dưới quê nên đã giao việc cắm cột mốc ranh giới cho anh Tuấn vì nghĩ hai bên khá thân thiết, nhưng khi trở về kiểm tra thì tôi phát hiện ra cột mốc đã cắm không đúng, cụ thể là anh Tuấn đã cắm cột mốc lấn qua đất tôi gần 1m.
Tôi có sổ đỏ ghi rõ diện tích đất cụ thể để chứng minh điều này, nhưng anh Tuấn phủ nhận, cả hai đã xảy ra tranh chấp, tôi muốn hỏi luật sư việc này có thuộc trường hợp tranh chấp đất đai hay không?
Chào chị Vân, nhận được câu hỏi từ chị, sau khi xem xét và nghiên cứu chúng tôi xin phép thông tin đến chị phần trả lời như sau:
Theo quy định của pháp luật cụ thể là tại Khoản 24 Điều 3 của Luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018) “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai giữa hai bên hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Như vậy việc chị và hàng xóm của mình có tranh chấp về ranh giới phân chia đất đai nghĩa là cả hai đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất đối với phần đất cần được cắm cột mốc, nên việc tranh chấp này thuộc một trong các trường hợp về tranh chấp đất đai.
Các trường hợp tranh chấp đất đai có sổ đỏ hiện nay gồm:
- Tranh chấp ranh giới đất, đối với đất liền kề: Những chủ thể có đất liền kề nhau, xảy ra tranh chấp về việc xác định ranh giới, do một bên không xác định được ranh giới và cho rằng bên còn lại có hành vi lấn chiếm vượt qua ranh giới sử dụng đất của mình.
- Tranh chấp về lối đi chung: Đây là tranh chấp xảy ra khi các bên không thỏa thuận được việc mở lối đi chung như tranh chấp về việc đền bù hay do bên còn lại tự ý mở lối đi mà không báo với bên còn lại. Việc tranh chấp này tuy không có giá trị tiền lớn tuy nhiên việc này có thể gây ra ảnh hưởng về lợi ích trên mặt lâu dài.
- Tranh chấp về thừa kế, hay quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn: Đây là một trong các tranh chấp thường xảy ra nhất liên quan đến đất đai và quyền sử dụng đất, vì khi thừa kế quyền sử dụng đất việc phân chia thường diễn ra khá phức tạp giữa những người được thừa kế, ngoài ra việc phân chia quyền sử dụng đất khi có ly hôn giữa vợ và chồng cũng như vậy, đôi bên rất dễ xảy ra mâu thuẫn vì quyền sử dụng đất được xem là loại tài sản có giá trị cao hiện nay.
Ngoài những trường hợp tranh chấp đất đai có sổ đỏ nêu trên thì việc tranh chấp còn xảy ra với các trường hợp hiếm thấy khác như tranh chấp do cho người khác ở nhờ đất trước đó, hay tranh chấp do được cấp sổ đỏ nhưng bị trùng diện tích. Những trường hợp này thường hiếm gặp bởi về nhiều mặt khách quan hiện nay do pháp luật đã có nhiều biện pháp và chính sách quản lý đất đai khá chặt chẽ nên việc nhầm lẫn về xác định người có quyền sử dụng đất là khó có thể xảy ra.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí khi bị lấn chiếm đất đai. Gọi ngay 1900.6174
Tranh chấp đất đai có sổ đỏ, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
Tình huống: Anh Hiền ở Đồng Nai có câu hỏi gửi về như sau: Hiện nay anh và anh Lợi đang có tranh chấp về lối đi chung,anh hiện đang có đầy đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất để làm căn cứ cho việc tranh chấp này là anh đúng, anh muốn nhờ sự tư vấn từ luật sư việc tranh chấp này được cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
Chào anh Hiền nhận được câu hỏi của anh, sau khi xem xét và tìm hiểu về vấn đề mà anh đang gặp phải, chúng tôi xin phép được thông tin đến anh phần trả lời như sau:
Đối với các vụ việc tranh chấp đất đai, nhà nước thường khuyến khích hướng giải quyết đầu tiên là hòa giải, nếu hòa giải cơ sở không thành, mới tiếp tục giải quyết vụ việc tại các cơ quan có thẩm quyền cấp cao hơn.
Theo quy định tại Điều 203 của Bộ luật đất đai: Vụ việc về tranh chấp đất đai đã được hòa giải theo vụ việc tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã mà không thành thì có quyền dựa theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 điều này để tiếp tục giải quyết tranh chấp. Theo đó vụ việc có đầy đủ giấy tờ về chứng nhận quyền sử dụng đất thì do Tòa án giải quyết, trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nộp đơn yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy nếu anh Hiền có đầy đủ giấy tờ quy định tại Điều 100 của Bộ luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018) thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp của mình nếu sau khi hòa giải cơ sở không thành.
>>>Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ. Liên hệ ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.
Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ.
Tình huống: Chị Mai sống tại huyện Đông Hải gặp phải vấn đề như sau: Chị và chủ sở hữu đất liền kề với đất của chị là anh Hoàng đang có tranh chấp về diện tích lối đi chung, chị có sở cho rằng anh Hoàng đang cố tình lấn chiếm thêm phần diện tích lối đi chung của chị. Chị muốn hỏi luật sư khi giải quyết tranh chấp với anh Hoàng chị cần căn cứ vào điều gì để giải quyết?
Chào chị Mai, nhận được câu hỏi từ chị, sau khi xem xét và nghiên cứu chúng tôi xin được thông tin đến chị phần trả lời như sau:
Nếu chị có căn cứ chứng minh việc anh Hoàng đang cố tình lấn chiếm thêm phần diện tích lối đi chung như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứng minh diện tích đang bị lấn chiếm hay thỏa thuận về diện tích làm lối đi chung trước đó thì những loại giấy tờ đó là căn cứ để giúp chị giải quyết việc tranh chấp này.
Theo đó có thể hiểu rằng, căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ chính là sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chủ thể tranh chấp đứng tên, khi tiến hành giải quyết tranh chấp các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào thông tin hiển thị trên đó để làm căn cứ chứng minh cho giải quyết tranh chấp.
Cơ quan có thẩm quyền cũng dựa vào đó để kiểm tra xem việc cấp giấy hay thông tin trên đó có chính xác hay không, nếu có sai sót hoặc không chính xác sẽ có biện pháp xử lý như hủy bỏ hoặc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác cho chủ thể.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí các căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai. Gọi 1900.6174
Các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ.
Việc tranh chấp đất đai hiện đang xảy ra ngày càng nhiều, một phần do đất đai hiện đang là tài sản có giá trị cao, một phần do chính sách quy hoạch đất hiện nay đang có nhiều điều không khớp với thực tiễn, dẫn đến những mâu thuẫn, giữa các chủ thể sở hữu quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên hiện nay, về các tranh chấp liên quan đến đất đai có sổ đỏ, nhà nước thường khuyến khích giải quyết bằng biện pháp hòa giải, phương pháp này giúp các chủ thể có thể tự do thương lượng với nhau về hướng giải quyết, không ràng buộc và các chủ thể có quyền và nghĩa vụ như nhau trong quá trình hòa giải.
Nếu các bên không thể tự hòa giải được thì có thể nhờ đến sự can thiệp của hòa giải viên cấp xã, phường thị trấn, sau đó việc hòa giải dù có thành hay không cũng sẽ được lập thành văn bản để làm cơ sở cho việc khởi kiện nếu cần. Trường hợp khác có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cao hơn để giải quyết nếu việc hòa giải không có kết quả.
>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí các phương pháp giải quyết tranh chấp đất đai. Gọi ngay 1900.6174
Tranh chấp đất đai có sổ đỏ giải quyết như thế nào?
Đầu tiên trên tinh thần khuyến khích của nhà nước, hòa giải tại cơ sở là bước đầu cần thực hiện khi có tranh chấp xảy ra. Theo đó nếu các bên không thể tự hòa giải thì có thể gửi đơn đến UBND xã yêu cầu hòa giải ( UBND cấp xã tại nơi có đất). Đây là bước tiến hành giải quyết khi có tranh chấp xảy ra được nêu trong Khoản 1 và 2 Điều 202 của Bộ luật đất đai hiện hành ( sửa đổi bổ sung 2018).
Theo đó tại Khoản 3 của Điều 202 Bộ luật này, sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp thì Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải, trong quá trình hòa giải cần phối hợp với các cơ quan liên quan cùng cấp để cùng thực hiện, việc hòa giải cấp cơ sở không được vượt quá 45 ngày.
Nếu sau khi thực hiện hòa giải tại cơ sở nhưng không thành, hoặc do có một trong hai bên không thực hiện theo quyết định hòa giải thì được lập thành biên bản, được xem là hòa giải không thành, biên bản được lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định rõ, với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa đủ điều kiện để khởi kiện.
Thứ 2, trường hợp hòa giải không thành mà vẫn có nhu cầu tiếp tục việc tranh chấp, một trong hai bên xem xét điều kiện để yêu cầu cấp cao hơn giải quyết. Dựa trên Khoản 1 và 2 Điều 203 Bộ luật đất đai hiện hành ( sửa đổi bổ sung 2018) nếu thuộc các trường hợp được nêu trong hai khoản của điều luật này thì có thể gửi đơn yêu cầu UBND cấp huyện hoặc tỉnh nơi có đất để giải quyết. Đương sự có thể lựa chọn giữa việc nộp đơn yêu cầu giải quyết với UBND cấp huyện hoặc tỉnh có thẩm quyền hoặc khởi kiện lên Tòa án theo quy định của pháp luật dân sự.
>>>Xem thêm:Giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào? Hướng dẫn giải quyết chi tiết nhất
Giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ bằng cách tự hoà giải.
Bước đầu tiên để giải quyết tranh chấp đất đai luôn được nhà nước khuyến khích là tự hòa giải, ở bước này các bên chủ thể không bị ràng buộc quá nhiều vào pháp luật, các bên có thể tự do thỏa thuận phương pháp giải quyết với nhau, vì cả hai bên chủ thể đều đang bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Tuy nhiên kết quả của việc hòa giải này do không chịu sự ràng buộc của pháp luật nên việc thực hiện theo kết quả hoàn toàn phụ thuộc dựa trên thiện chí của hai bên, từ đó rất dễ xảy ra xung đột khi 1 trong hai bên không tuân thủ theo kết quả hòa giải.
Giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ bằng cách hoà giải cơ sở.
Thông qua hòa giải cơ sở là khi các bên không tự hòa giải được và cần sự can thiệp từ hòa giải viên của cấp xã phường thị trấn để đảm bảo việc hòa giải. Theo Khoản 1 Điều 202 của Luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung năm 2018) “ Nhà nước khuyến khích các bên xảy ra tranh chấp tự hòa giải và giải quyết vấn đề thông qua hòa giải cơ sở”
- Phương pháp hòa giải này là bắt buộc tham gia hòa giải tại UBND cấp xã. Luật đất đai đã quy định về vấn đề này tại Khoản 2 Điều 202 Bộ luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung năm 2018) như sau: “ Những tranh chấp về đất đai mà các bên không tự giải quyết được thì yêu cầu gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất xảy ra tranh chấp để hòa giải” Như vậy đối với những tranh chấp về đất đai nhưng không tự hòa giải cơ sở được thì gửi đơn yêu cầu UBND cấp xã nơi có đất để giải quyết. Khi nộp đơn yêu cầu được giải quyết tranh chấp cần lưu ý vài điều sau:
- Tranh chấp về việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc hòa giải (đây là tranh chấp đất đai).
- Những tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: Tranh chấp về giao dịch có liên quan đến các vấn đề sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không bắt buộc hòa giải (không phải là tranh chấp đất đai).
- Nếu hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp; nếu hòa giải không thành thì tùy vào từng trường hợp mà pháp luật có cách giải quyết khác nhau (khởi kiện, đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết).
>>>Giải quyết tranh chấp đất đai bằng hòa giải cơ sở. Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí
Giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ bằng cách khởi kiện ra Toà án.
Khởi kiện tại tòa án cũng là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai và xảy ra khi thuộc các trường hợp của luật định như:
Theo khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai hiện hành ( sửa đổi bổ sung 2018), những tranh chấp sau đây thì đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:
– Tranh chấp đất đai mà 1 trong các bên đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
– Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…).
– Tranh chấp đất đai mà các bên đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
Hiện nay, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không có riêng một điều khoản nào quy định về điều kiện khởi kiện. Tuy nhiên, căn cứ vào Bộ luật này để được khởi kiện tranh chấp đất đai phải có đủ các điều kiện để khởi kiện như tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay tranh chấp đã được giải quyết tại UBND xã trước đó và tranh chấp chưa được giải quyết theo người khởi kiện.
>>>Xem thêm:Tranh chấp đất đai kiện ở đâu? Cần những điều kiện gì?
Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ.
Để chuẩn bị cho bước khởi kiện hoặc bước tiếp theo khi không thể giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, các chủ thể cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Đơn khởi kiện.(theo mẫu) nếu bước tiếp theo là khởi kiện.
- Các giấy tờ nhân thân của chủ thể có đất tranh chấp như: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
- Giấy tờ chứng minh tranh chấp: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013. Hợp đồng, giấy tờ thể hiện nội dung chuyển quyền sử dụng đất…. Biên lai, hóa đơn, biên bản giao nhận… giữa các bên tranh chấp. Văn bản đo đạc, xác minh về việc thửa đất bị lấn chiếm. Trích lục hồ sơ địa chính đối với thửa đất có tranh chấp…
- Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất
>>>Những yêu cầu cần thiết trong hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai. Liên hệ ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí
Thời hạn khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ.
Về thời hạn cũng như thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đất đai. Đối với những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện dựa theo Khoản 3 điều 155 Bộ luật dân sự và Điều 23 của nghị quyết số 03/2012. Ngoài ra đối với các tranh chấp về hợp đồng liên quan đến đất đai như: hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê hay tặng cho thì do liên quan đến thủ tục giải quyết của Bộ luật dân sự nên việc thời hiệu khởi kiện cũng quy định theo luật dân sự là 3 năm dựa trên căn cứ tại Điều 429 Bộ luật dân sự.
>>>Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thời hạn khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ. Gọi 1900.6174
Dịch vụ luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ tại Luật Thiên Mã.
>>>Liên hệ ngay 1900.6174 để biết thêm về dịch vụ luật sư tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ tại Luật Thiên Mã.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến “tranh chấp đất đai có sổ đỏ” mà chúng tôi tổng hợp thông tin đến bạn đọc. Dịch vụ tư vấn tại Công ty Luật Thiên Mã hân hạnh đồng hành cùng bạn giải quyết các vấn đề về pháp lý liên quan đến các lĩnh vực về dân sự nói chung và về luật đất đai nói riêng. Tại đây, chúng tôi tự tin có đội ngũ tư vấn cùng đội ngũ luật sư hỗ trợ giải đáp uy tín giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực về đất đai mà bạn quan tâm, liên hệ qua số hotline 1900.6174 để được nhận hỗ trợ chu đáo và tận tâm nhất từ chúng tôi.