Thực tế, có những bậc cha mẹ khi có dấu hiệu nghi ngờ đứa con trong thời kỳ hôn nhân không phải con của mình và muốn thực hiện thủ tục từ chối nhận con. Tuy nhiên, việc nắm rõ về quy định của pháp luật của nhiều người còn ít nên thường việc từ chối nhận con thường gây nhiều khó khăn. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ cung cấp toàn bộ thông tin pháp lý liên quan đến thủ tục từ chối nhận con khi phát hiện không phải con ruột theo quy định pháp luật. Trong trường hợp cần Luật sư tư vấn và hỗ trợ khẩn cấp, hãy liên hệ ngay với Luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật!
Điều kiện từ chối nhận con khi phát hiện không phải con ruột của mình
>> Luật sư tư vấn chính xác về điều kiện từ chối nhận con khi phát hiện không phải con ruột, gọi 1900.6174
Theo quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ việc xác định là cha mẹ con như sau:
Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Vậy căn cứ vào quy định trên, việc pháp luật công nhận quan hệ cha mẹ con không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ, mà dựa vào việc xác định thời điểm con sinh ra trong hoặc trước khi đăng ký kết hôn. Cụ thể, con được coi là con chung của vợ chồng trong các trường hợp sau:
– Sinh ra trong cuộc hôn nhân của cha mẹ.
– Do người vợ thụ thai trong thời kỳ hôn nhân, ngay cả khi sau đó hai vợ chồng ly hôn.
– Sinh con trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày chấm dứt hôn nhân, nếu vợ sinh con sau khi ly hôn nhưng trong thời hạn quy định thì được coi là vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân, con vẫn được coi là con chung của vợ chồng.
– Trước ngày đăng ký kết hôn mà sinh con thì sau khi đăng ký kết hôn, cha mẹ thừa nhận đây là con chung.
Nếu thuộc một trong bốn trường hợp được nêu trên thì người con sẽ được coi là con chung của cả vợ và chồng. Trong trường hợp này, cha mẹ có quyền và trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, yêu thương, và tôn trọng quan điểm của con. Ngược lại, người con cũng phải biết kính trọng, biết ơn, hiếu thảo và chăm sóc cha mẹ.
Tuy nhiên, việc thuộc một trong bốn trường hợp và đáp ứng đủ các điều kiện của từng trường hợp không đồng nghĩa với việc bất kỳ trường hợp nào đều được coi là con chung của hai vợ chồng. Điều này đã được khẳng định trong khoản 2 của Điều 88 của Luật Hôn nhân và Gia đình.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Vì vậy, nếu cha mẹ không muốn thừa nhận con của mình, họ có thể gửi yêu cầu đến Tòa án và cung cấp các chứng cứ để Tòa án xác nhận rằng người con không phải là con chung của hai vợ chồng. Điều này cũng được hướng dẫn trong khoản b của Điều 5 trong Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP.
b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Tòa án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien.
Do đó, dựa trên hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao, khi một trong hai vợ chồng không muốn thừa nhận người con là của mình, họ phải cung cấp bằng chứng để chứng minh rằng người con không phải là con của họ. Thông thường, bằng chứng trong trường hợp này sẽ là kết quả xét nghiệm ADN.
Như vậy, điều kiện để từ chối nhận con khi phát hiện con không phải con ruột của mình thì cha/mẹ phải cung cấp các chứng cứ chứng minh cho việc này.
Trên đây là toàn bộ thông tin chuyên viên tư vấn và giải đáp về điều kiện từ chối nhận con khi phát hiện không phải con ruột. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc để nắm rõ các quy định pháp lý liên quan và áp dụng giải quyết hiệu quả thủ tục từ chối nhận con của mình. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình qua số điện thoại 1900.6174 để tư vấn nhanh chóng nhất!
Thủ tục từ chối nhận con thực hiện như thế nào?
Hồ sơ từ chối nhận con
>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ từ chối nhận con đầy đủ, nhanh chóng nhất, gọi 1900.6174
Về hồ sơ thực hiện thủ tục từ chối nhận con, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
– Đơn yêu cầu không công nhận con, từ chối nhận con (theo mẫu)
– Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu từ chối nhận con (giấy đăng ký kết hôn, CMND/CCCD bản sao, giấy khai sinh con, bản án ly hôn (nếu có), …
– Giấy xét nghiệm ADN của cơ sở, cơ quan y tế theo quy định của pháp luật.
Sau khi người yêu cầu nhận được quyết định của Toà án, bạn cần đến Uỷ ban nhân dân xã nơi cư trú để yêu cầu không nhận con để chấm dứt mối quan hệ trên giấy khai sinh của con. Hồ sơ bao gồm:
– Giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân;
– Mẫu tờ khai không công nhận con;
– Giấy tờ tài liệu liên quan đến quan hệ với con (Giấy tờ chứng minh đứa bé không phải con ruột và quyết định của Toà án);
Trong trường hợp bạn đọc gặp khó khăn trong quá trình soạn thảo hồ sơ từ chối nhận con, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ soạn thảo đầy đủ và nhanh chóng nhất!
Thời gian giải quyết thủ tục từ chối nhận con
>> Luật sư tư vấn chính xác về thời gian thực hiện thủ tục từ chối nhận con, gọi 1900.6174
Thời gian giải quyết: Khoảng 03 tháng sau khi hoàn tất các bước nộp hồ sơ, thụ lý đơn, chuẩn bị xét đơn, mở phiên họp và Tòa án ra quyết định không công nhận con của người yêu cầu.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch sẽ kiểm tra hồ sơ trong vòng 7 ngày và niêm yết thông báo cha hoặc mẹ không nhận con tại trụ sở Uỷ ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã để quyết định. Nếu cần phải xác minh lại, thời gian giải quyết không quá 12 ngày làm việc. Trong trường hợp xác minh đúng, công chức tư pháp – hộ tịch sẽ ghi nội dung vào sổ Hộ tịch, điền thông tin vào sổ và Chủ tịch Uỷ ban nhân xã sẽ ký mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.
Cơ quan giải quyết thủ tục từ chối nhận con
>> Luật sư tư vấn nộp đơn từ chối nhận con nhanh chóng nhất, gọi 1900.6174
Cơ quan giải quyết thủ tục từ chối nhận con: Toà án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu từ chối con cư trú hoặc làm việc yêu cầu Tòa xem xét để không nhận là cha hoặc mẹ đứa trẻ.
Trong quá trình thực hiện thủ tục từ chối nhận con, nếu bạn đọc còn gặp bất kỳ vướng mắc nào cần Luật sư hỗ trợ, hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay với Luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn pháp luật hỗ trợ giải quyết nhanh chóng nhất!
Mẫu đơn từ chối nhận con năm 2023
>> Tải ngay mẫu đơn từ chối nhận con mới nhất năm 2023:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(v/v: …………………………………)
Kính gửi: Tòa án nhân dân.…………………………….
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: ……………………
Địa chỉ ……………………………………………………………….
Số điện thoại (nếu có): …………………; Fax (nếu có): ……
Địa chỉ thư điện tử (nếu có): …………………………………
Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân…….. việc như sau:
– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: ………………
– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên: …………………
– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:………………………………………………………………
– Các thông tin khác (nếu có):………………………………….
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:
1. …………………………………………………………………………
2. …………………………………………………………………………
Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.
………., ngày……tháng……năm …
NGƯỜI YÊU CẦU
Trong quá trình soạn thảo mẫu đơn từ chối nhận con mới nhất năm 2023, nếu bạn đọc gặp vướng mắc tại bất kỳ trường thông tin nào, hãy liên hệ với Luật sư của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn viết mẫu đơn chi tiết, chính xác được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Hướng dẫn viết mẫu đơn từ chối nhận con
>> Luật sư hướng dẫn điền đơn từ chối nhận con chi tiết, chính xác nhất, gọi 1900.6174
Thực tế, có rất nhiều người khi điền mẫu đơn từ chối nhận con nhưng không biết trình bày như thế nào để thông tin vừa xúc tích, vừa dễ hiểu thậm chí sai sót nhiều lần dẫn đến việc mất thời gian khi thực hiện thủ tục. Chính vì vậy, trong nội dung dưới đây, Luật sư sẽ hướng dẫn chi tiết nhất cách điền mẫu đơn giúp bạn đọc có thể trình bày thông tin chính xác nhất!
Đầu tiên, tại mục Kính gửi: Người yêu cầu giải quyết khi làm đơn ghi cụ thể tên Cơ quan Nhà nước và chủ thể có thẩm quyền giải quyết.
Phần nội dung: Người làm đơn được yêu cầu cung cấp đầy đủ, chi tiết, rõ ràng và chính xác thông tin cá nhân cần thiết cùng với thông tin của con, và nêu rõ lý do trọng tâm tại sao muốn từ bỏ quyền nuôi con cùng với căn cứ pháp lý theo quy định của pháp luật. Người làm đơn cũng phải cam kết rằng những thông tin cung cấp là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm cho những gì đã kê khai. Khi kết thúc đơn xin từ bỏ quyền nuôi con, người làm đơn cần ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng sau này. Đồng thời, đơn xin phải ghi rõ tên Cơ quan Nhà nước và chủ thể có thẩm quyền giải quyết.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên của Tổng Đài Tư Vấn sẽ giúp bạn đọc nắm rõ các quy định về xác định quan hệ cha, mẹ, con và tiến hành thực hiện thủ tục từ chối nhận con một cách nhanh chóng, đúng pháp luật. Trong quá trình thực hiện thủ tục pháp lý, nếu bạn đọc cần sự hỗ trợ từ Luật sư, hãy liên hệ và trao đổi với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn luật dân sự miễn phí và hỗ trợ trọn vẹn nhất!