Lệ phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở mất bao nhiêu

hop-thua-dat-o-va-dat-nong-nghiep

Với mong muốn an cư lạc nghiệp, trong một số trường hợp người dân đã thực hiện việc chuyển đổi đất nông nghiệp, trong đó có đất trồng cây lâu năm sang đất dùng để xây dựng nhà ở (còn gọi là đất thổ cư). Mặc dù việc chuyển mục đích sử dụng đất như trên được thực hiện khá phổ biến trên thực tế, nhưng không phải ai cũng nắm rõ quy định của pháp luật về vấn đề này. Về vấn đề trên, có một số vấn đề pháp lý sẽ phát sinh như: Phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở là bao nhiêu? Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư được quy định như thế nào? Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở được thực hiện ra sao? Tất cả những câu hỏi trên và những vấn đề có liên quan sẽ được Luật sư giải quyết một cách cụ thể và chi tiết trên cơ sở quy định hiện hành. Trong trường hợp bạn đọc có bất kỳ thắc nào cần được giải đáp về phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở, thì vui lòng liên hệ Tổng Đài Tư Vấn 1900.633.727 để được các Luật sư tư vấn và hỗ trợ kịp thời!

phi-chuyen-doi-dat-trong-cay-lau-nam-sang-dat-o
Phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở

Đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất ở là gì?

>> Luật sư tư vấn chính xác chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở có phải xin phép không, gọi ngay 1900.633.727

Theo đó, đất trồng cây lâu năm là loại đất được người dân sử dụng để trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, thì loại cây lâu năm sẽ bao gồm:

– Cây công nghiệp lâu năm;

– Cây ăn quả lâu năm;

– Cây dược liệu lâu năm;

– Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm.

Còn đối với đất ở, căn cứ quy định tại mục 2.1, phần I, Phụ lục số 1 ban hành kèm Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT, thì đây là đất được dùng để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn; ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở. Về phân loại, thì đất ở sẽ bao gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.

Như vậy, đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất ở được hiểu là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cụ thể từ đất được sử dụng với mục đích sản xuất nông nghiệp (trồng cây lâu năm) chuyển thành đất để cá nhân, tổ chức thực hiện xây dựng các công trình, nhà nhằm mục đích để ở.

Trường hợp 1: Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Liên quan đến việc phân loại đất tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, thì đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp, còn đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Do đó, việc chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở là việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất như trên phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018).

Trường hợp 2: Chuyển đổi đất trồng cây lâu năm

Trong quá trình sử dụng đất, khi người dân có ý định chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở và đã thực hiện thủ tục xin phép tại cơ quan có thẩm quyền, thì việc xem xét cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sẽ căn cứ vào hai yếu tố tại Điều 52 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, cụ thể:

– Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Việc cơ quan có thẩm quyền xét hai yếu tố trên trước khi chấp thuận việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là nhằm hướng đến thực hiện nguyên tắc sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đặc biệt là đúng mục đích sử dụng đất mà pháp luật đất đai đã đặt ra.

Hơn nữa, căn cứ vào khoản 4 Điều 46 Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT, khi cơ quan có thẩm quyền xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, thì sẽ xác định rõ diện tích các loại đất cần chuyển mục đích trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã để người dân được biết. Do đó, nếu kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, mà trong đó có xác định diện tích đất trồng cây lâu năm được chuyển sang mục đích sử dụng khác, thì việc người dân nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất trồng cây lâu năm sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét giải quyết.

Như vậy, với câu hỏi đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất ở là gì, Luật sư đã làm rõ nội dung về từng loại đất với hai trường hợp cụ thể đó là chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và chuyển đổi đất trồng cây lâu năm. Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào khác liên quan đến thủ tục, chi phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số hotline 1900.633.727 để được tư vấn pháp luật chính xác nhất!

Chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở có mất phí, thuế không?

Chị Bích (Bình Dương) có câu hỏi như sau:

“Dạ chào Luật sư!

Gia đình tôi hiện đang có một mảnh đất với diện tích 500 mét vuông được sử dụng để canh tác nông nghiệp, cụ thể là trồng cây lâu năm (cây cao su). Do con trai tôi đã lập gia đình và có ý định ở riêng, nên vợ chồng tôi đã thống nhất dùng 200 mét vuông của mảnh đất trên để xây nhà ở cho con trai.

Hiện tại, vợ chồng tôi không biết việc chuyển mục đích sử dụng đất như trên có cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền hay không? Và nếu có thì việc chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở có mất phí, thuế không? Vợ chồng tôi rất mong nhận được lời giải đáp từ phía Luật sư. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác các mức phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở, gọi ngay 1900.633.727

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị Bích đã quan tâm và để lại câu hỏi cho Tổng Đài Tư Vấn! Luật sư xin giải đáp thắc mắc của chị về phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở như sau:

Thứ nhất, về trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định của pháp luật tại điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, thì việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thuộc một trong các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như thông tin chị Bích cung cấp, vợ chồng chị muốn chuyển đổi 200 mét vuông đất trồng cây cao su (cây công nghiệp lâu năm theo khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT) sang đất xây dựng nhà ở. Do đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp, còn đất ở lại thuộc nhóm đất phi nông nghiệp nên trường hợp này việc chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Ủy ban nhân dân huyện nơi có mảnh đất trên sẽ xem xét cho phép việc này.

Thứ hai, về phí, thuế khi chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở

Về nguyên tắc, người sử dụng đất có nghĩa vụ phải trả tiền sử dụng đất cho Nhà nước khi được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (khoản 21 Điều 3 Luật đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018). Hơn nữa, theo cơ sở pháp lý tại khoản 2 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 cũng đã thể hiện rõ khi người sử dụng đất thực hiện việc chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở (chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp), thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Do nghĩa vụ của người sử dụng đất sẽ được xác định theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng, nên trong trường hợp chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì vợ chồng chị Bích sẽ thực hiện nghĩa vụ đóng thuế sử dụng đất ở (khoản 1 Điều 1 Thông tư số 153/2011/TT-BTC). Ngoài ra, khi người dân thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, thì đây là một trong các căn cứ để đăng ký biến động đất đai (điểm đ khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018). Do đó, khi thực hiện việc đăng ký biến động đất đai theo quy định, thì người sử dụng đất còn có nghĩa vụ nộp cho cơ quan có thẩm quyền các khoản phí như như phí thẩm định hồ sơ, phí trích đo thửa đất cùng các khoản phí khác có liên quan.

Như vậy, đối với trường hợp của vợ chồng chị Bích khi chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở, thì vợ chồng chị cần phải nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất, tiền thuế sử dụng đất đối với đất ở và các khoản phí khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai tại cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp vợ chồng chị Bích còn có bất kỳ thắc mắc nào khác về vấn đề trên hoặc cần biết thêm thông tin về lệ phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở là bao nhiêu, thì vui lòng liên hệ ngay với Luật sư qua số 1900.633.727 để được Luật sư tư vấn luật đất đai chính xác, miễn phí!

Lệ phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở là bao nhiêu?

>> Luật sư tư vấn chính xác tiền sử dụng đất và phí chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở, gọi ngay 1900.633.727

Khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất trồng cây lâu năm, thì lệ phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở là bao nhiêu được xem là một vấn đề mà nhiều người dân quan tâm. Cụ thể, lệ phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở sẽ bao gồm các khoản phí như: Tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất; phí thẩm định hồ sơ; lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.

Thứ nhất, tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất trồng cây lâu năm

Về cách xác định tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 5 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2019:

Đối với tổ chức kinh tế:

Trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm) được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất sang đất ở thì tiền sử dụng đất được xác định cụ thể như sau:

– Bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ đi tiền sử dụng đất tính theo giá đất của loại đất trước khi chuyển mục đích của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 và chuyển mục đích sang đất ở.

– Nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp:
Được Nhà nước cho thuê đất nông nghiệp theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm;

Khi chuyển mục đích sang đất ở đồng thời chuyển từ thuê đất sang giao đất.

– Bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ đi tiền thuê đất phải nộp một lần của loại đất trước khi chuyển mục đích theo thời hạn

sử dụng đất còn lại tại thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp:

– Được Nhà nước cho thuê đất nông nghiệp dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần;

– Khi chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất.

Đối với hộ gia đình, cá nhân:

Nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp:

– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định sang làm đất ở;

– Chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở:

Nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.

Thứ hai, phí thẩm định hồ sơ

Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 2 Thông tư số 85/2019/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung 2021, thì phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất. Ví dụ, phí thẩm định hồ sơ ở tỉnh Điện Biên được quy định trong Nghị quyết số 61/2017/NQ-HĐND, cụ thể đối với hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở thì mức thu là 100.000 đồng/1 hồ sơ. Hay phí thẩm định hồ sơ ở tỉnh Sơn La được thực hiện theo Nghị quyết số 16/2016/NQ-HĐND, theo đó đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm nhà ở, thì ở khu vực đô thị áp dụng mức thu 185.000 đồng/1 hồ sơ, còn mức thu ở khu vực nông thôn là 90.000 đồng/1 hồ sơ.

Thứ ba, lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo cơ sở pháp lý ở khoản 5 Điều 3 Thông tư số 85/2019/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung 2021, lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng sẽ thuộc thẩm Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất. Theo đó, lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên sẽ bao gồm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chứng nhận đăng ký biến động về đất đai; trích lục bản đồ địa chính; văn bản; số liệu hồ sơ địa chính.

Thứ tư, lệ phí trước bạ

Việc tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất được thực hiện theo Điều 7 Nghị định số 10/2022/NĐ-CP.

*Về giá tính lệ phí trước bạ đối với đất:

Đây giá đất tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

Trong trường hợp đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà thời hạn thuê đất nhỏ hơn thời hạn của loại đất quy định tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành thì giá đất của thời hạn thuê đất tính lệ phí trước bạ được xác định như sau: Giá đất của thời hạn thuê đất tính lệ phí trước bạ = (Giá đất tại Bảng giá đất/70 năm) x Thời hạn thuê đất

*Về giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà:

Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà là giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

Như vậy, nội dung vừa phân tích trên đây đã nêu cụ thể từng loại từng loại lệ phí mà người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp khi chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở. Trường hợp bạn đọc còn có thắc mắc về vấn đề trên hoặc muốn tìm hiểu về thủ tục, phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở, hãy nhấc điện thoại lên gọi tới đường dây nóng 1900.633.727 để được Luật sư giải đáp và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

le-phi-chuyen-doi-dat-trong-cay-lau-nam-sang-dat-o
Lệ phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở

Các đối tượng được miễn, giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư

>> Luật sư tư vấn đối tượng được miễn, giảm tiền chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở, gọi ngay 1900.633.727

Với mục đích thực hiện chính sách “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” mà Nhà nước đề ra đối với người có công với đất nước và thân nhân của họ, thì pháp luật cũng ghi nhận những đối tượng được hưởng chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất (cụ thể là đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư) quy định tại Điều 104 và Điều 105 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Người có công với cách mạng bao gồm:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh;

+ Bệnh binh;

+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

+ Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

+ Người có công giúp đỡ cách mạng.

– Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.

Trên đây là những đối tượng mà pháp luật quy định được miễn, giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư. Nếu bạn đọc cần biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề trên hoặc gặp vướng mắc trong việc xác định những điều kiện và phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở, vui lòng liên hệ với Luật sư qua số máy 1900.633.727 để nhận được lời giải đáp chi tiết, tận tình nhất!

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư

>> Luật sư tư vấn chính xác điều kiện chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư, gọi ngay 1900.633.727

Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, thì căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (cụ thể chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư) đó là:

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư, người sử dụng đất cần xem xét trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện để xem diện tích thửa đất trồng cây lâu năm mà mình có ý định chuyển đổi mục đích sử dụng có thuộc phạm vi được phép chuyển đổi lên đất thổ cư hay không.

Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Sau khi đã thực hiện việc xem xét kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện và xác định diện tích đất trồng cây lâu năm thuộc phạm vi được chuyển mục đích sử dụng sang đất thổ cư, thì người sử dụng đất có thể làm hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền khi có nhu cầu.

Như vậy, để thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư, thì cần phải đáp ứng hai điều kiện quan trọng vừa nêu để được cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến điều kiện hoặc phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở là bao nhiêu, hãy liên hệ ngay với Luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 1900.633.727 để được Luật sư tư vấn chính xác nhất!

Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở

Khi người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở, thì việc nắm chắc trình tự thủ tục để thực hiện việc xin phép tại cơ quan có thẩm quyền là điều rất cần thiết. Để giúp người dân và các bạn đọc gần xa có thể cập nhật thông tin về thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở, thì Luật sư sẽ trình bày hai trường hợp đó là thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở của hộ gia đình, cá nhân và thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của tổ chức.

Thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở của hộ gia đình, cá nhân

Anh Phong (Vĩnh Long) có thắc mắc như sau:

“Chào Luật sư!

Tôi mong Luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề sau: Cách đây không lâu, tôi có mua một mảnh đất của người hàng xóm với diện tích 300 mét vuông. Đất này được người hàng xóm sử dụng để trồng cây ăn trái lâu năm (cây nhãn). Khi mua mảnh đất này, thì tôi cũng chăm sóc vườn nhãn và cho thu hoạch được vài mùa. Do hiện tại vườn nhãn bị sâu bệnh nhiều nên năng suất cho trái không cao như lúc trước và tôi cũng có ý định sẽ phá bỏ vườn nhãn này để làm nhà ở mới cho gia đình.

Do không am hiểu nhiều về trình tự thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật nên tôi kính mong được Luật sư tư vấn về thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện như thế nào? Chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.633.727

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn anh Phong đã gửi thắc mắc của mình đến các Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn! Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, Luật sư xin gửi đến anh lời tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019, 2020; Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT, thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở của hộ gia đình, cá nhân được quy định như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định, anh Phong cần nộp 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất do việc chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở phải được phép của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT);

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân) để đối chiếu thông tin của người yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, cụ thể bao gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Biên bản xác minh thực địa;

– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;

– Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi anh Phong đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm lên đất ở, thì anh cần tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, người sử dụng đất sẽ nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường. Như vậy, trong trường hợp này, anh Phong cần nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để được xem xét giải quyết.

Bước 3: Xử lý, giải quyết yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm lên đất ở

Cơ quan tài nguyên và môi trường (cụ thể Phòng Tài nguyên và Môi trường) sẽ thực hiện những việc sau:

– Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

– Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

– Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp huyện);

– Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Bước 4: Trả kết quả

Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính, sau đó tiến hành trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở cho anh Phong sau khi anh đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Như vậy, với những chia sẻ của Luật sư về thủ tục để thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở, thì anh Phong đã phần nào nắm rõ về trình tự các bước trong thủ tục này. Nếu anh Phong còn gặp bất kỳ vướng mắc, cần được hỗ trợ trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở của hộ gia đình, cá nhân, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Tư Vấn 1900.633.727 để được Luật sư giải đáp cụ thể và kịp thời!

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của tổ chức

>> Luật sư hỗ trợ thực hiện thủ tục chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở của tổ chức nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.633.727

Về thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của tổ chức thì cũng gồm các bước tương tự như đối với hộ gia đình, cá nhân, nhưng chủ thể tiến hành thực hiện thủ tục để xin chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền là người đại diện của tổ chức đó (ví dụ như người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp). Về cơ sở pháp lý, thì thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của tổ chức được quy định tại Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019, 2020; Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định, người đại diện của tổ chức cần nộp 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất do việc chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên đất ở phải được phép của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT);

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân) để đối chiếu thông tin của người đại diện theo pháp luật của tổ chức xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, cụ thể bao gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Biên bản xác minh thực địa;

– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;

– Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm lên đất ở, thì người đại diện theo pháp luật của tổ chức cần tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, đối với tổ chức thì sẽ nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường, cụ thể trường hợp này là Sở Tài nguyên và môi trường nơi có đất để được xem xét giải quyết.

Bước 3: Xử lý, giải quyết yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm lên đất ở

Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện những việc sau khi tiếp nhận hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất của tổ chức:

– Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

– Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

– Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);

– Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Bước 4: Trả kết quả

Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính, sau đó tiến hành trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm sang đất ở cho người đại diện theo pháp luật của tổ chức khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề thủ tục hoặc phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở của tổ chức, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua số điện thoại 1900.633.727 để được tư vấn kịp thời!

Như vậy, nội dung bài viết trên đây là những thông tin hữu ích mà Luật sư Tổng Đài Tư Vấn đã cung cấp cho bạn đọc về phí chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Trường hợp bạn đọc còn có thắc mắc hoặc có câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với Luật sư qua đường dây nóng 1900.633.727 để được Luật sư hỗ trợ và từ đó bạn sẽ có thể giải quyết vấn đề mình gặp phải một cách tốt nhất!

  1900633727