Không trả sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm sao?

bao-vo-co-duoc-thua-ke-the-vi-khong

Không trả sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình? Hiện nay, nhiều người lao động khi nghỉ việc có thể gặp tình huống rằng công ty cũ không trả sổ bảo hiểm xã hội. Bài viết này sẽ hướng dẫn người dân nên làm gì khi gặp phải tình trạng nghỉ việc ở công ty cũ và không được trả sổ bảo hiểm. 

Trong bài viết này, Tổng Đài Tư Vấn sẽ cung cấp thông tin đến bạn đọc về không trả sổ BHXH. Nếu trong quá trình tìm hiểu nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay: 1900.633.733 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về vấn đề không trả sổ BHXH? Gọi ngay: 1900.6174

Chị Thương (Hà Nội) gặp vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội cần được tư vấn:
“Xin chào luật sư, Tôi có công tác và đóng bảo hiểm ở công ty X toàn cầu từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020. Hiện nay, tôi đã nghỉ việc được 4 tháng nhưng công ty chưa trả sổ bảo hiểm xã hội cho tôi. Tôi đã liên lạc và yêu cầu bên công ty giải quyết nhiều lần nhưng không được. Vậy tôi phải làm thế nào mới lấy được sổ về.
Xin các luật sư hỗ trợ giúp tôi.” 

Đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn tiếp nhận và xin cung cấp cho chị những thông tin pháp luật liên quan và tư vấn thông qua bài viết: 

Sổ bảo hiểm xã hội là gì? 

Căn cứ theo Điều 96 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì sổ bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:

“1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.”

khong-tra-so-bao-hiem-xa-hoi

>>> Xem thêm: Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào?

Thời hạn trả sổ bảo hiểm cho người lao động? 

Theo Khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội (Luật BHXH) mới nhất, sổ BHXH được cấp cho từng người lao động để kiểm soát việc đóng, hưởng các chế độ BHXH và làm căn cứ giải quyết chế độ. Người lao động có quyền được cấp và quản lý sổ bảo hiểm. 

Đồng thời, theo quy định tại Điều 18 Khoản 1 của Luật này, người sử dụng lao động có nghĩa vụ giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động còn làm việc và nộp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động cho người lao động nhân viên khi người không làm việc nữa. 

Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động thì kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thời hạn trong 7 ngày làm việc, hai bên phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền, có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt có thể gia hạn trong khoảng 30 ngày.

Vì vậy, chúng tôi đề nghị chị liên hệ với công ty cũ để yêu cầu công ty làm thủ tục xác nhận quá trình đóng BHXH và trả sổ BHXH cho chị. Trong trường hợp công ty cố tình không trả sổ BHXH cho chị, chị có thể làm đơn khiếu nại lên Ban giám đốc của công ty hoặc thông qua tổ Công đoàn của công ty để khiếu nại về việc không trả sổ BHXH cho chị.

Nếu chưa được công ty giải quyết thỏa đáng thì chị có thể gửi đơn đến cơ quan quản lý ở địa phương nơi Công ty đặt trụ sở để cơ quan này giải quyết buộc công ty trả lại sổ BHXH cho chị.

>>>> Thời hạn trả sổ bảo hiểm cho người lao động? Gọi ngay: 1900.6174

Không trả sổ bảo hiểm phải làm như thế nào để bảo vệ quyền lợi? 

Việc công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể vi phạm quy định cấm tại khoản 6, điều 17 của Luật BHXH, cản trở, gây khó khăn hoặc làm phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của  người sử dụng lao động. 

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trường hợp công ty cố tình không trả sổ BHXH thì người lao động có quyền khiếu nại đến Giám đốc công ty hoặc thông qua Công đoàn công ty khiếu nại về việc không trả sổ bảo hiểm xã hội. 

luat-khong-tra-so-bao-hiem-xa-hoi

Nếu người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền gửi đơn yêu cầu Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Phúc lợi nơi  trụ sở chính công ty giải quyết khiếu nại lần hai.

>>> Không trả sổ BHXH phải làm như thế nào để bảo vệ quyền lợi? Gọi ngay: 1900.6174

Khiếu nại không trả sổ bảo hiểm xã hội có được giải quyết không? 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì khiếu nại công ty không trả sổ BHXH là một trong những khiếu nại về lao động (vi phạm pháp luật lao động). 

Và theo Khoản 1 Điều 15 của Nghị định này thì người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình về vấn đề lao động, an toàn, vệ sinh lao động  bị khiếu nại. 

 Và người sử dụng lao động phải nhận được khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc  giải quyết  khiếu nại; giải quyết khiếu nại đối với hành vi  bị khiếu nại (khoản 2 Điều 12 Nghị định này). 

 Như vậy, nếu  người lao động khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội thì công ty có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Mất sổ bảo hiểm xã hội theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Mẫu đơn khiếu nại không trả sổ bảo hiễm xã hội 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

…, ngày … tháng … năm …

ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi: …………………(1)………………………………..

Họ và tên người khiếu nại: ……..…(2)…………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………..…(2)……………………………………………….

Số CMND/CCCD: ……………….. , ngày cấp: ……….……… , nơi cấp: ………………………….(3)

Tên công ty bị khiếu nại: ………………………(4)…………………………….

Địa chỉ công ty: ……………………………………..(4)……………………………….

Khiếu nại về việc công ty ………(5)………… không trả sổ bảo hiểm xã hội.

Nội dung khiếu nại: …………………………………….(6)………………………………………..

(Tài liệu, chứng cứ kèm theo – nếu có).

 

  NGƯỜI KHIẾU NẠI
(Chữ ký)


Họ và tên

 >>> Mẫu đơn khiếu nại không trả sổ BHXH? Gọi ngay: 1900.6174

Xử phạt hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội như thế nào? 

Theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
  2. d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra: Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền với đối tượng là tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định 12 cũng có quy định:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần

  1. Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong Nghị định này bao gồm:

  1. b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

Công ty là một trong những loại hình doanh nghiệp (tổ chức), cho nên khi người lao động nghỉ việc mà công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho thì công ty có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (mức xử phạt đối với tổ chức vi phạm).

tranh-khong-tra-so-bao-hiem-xa-hoi

Người lao động khi không được trả lại sổ bảo hiểm có thể tham khảo những thông tin của bài viết trên. Ngoài ra bạn đọc có bất kỳ vấn đề pháp lý cần tư vấn hãy liên lạc đến đường dây tư vấn 24/7: 1900.6174 của Tổng Đài Tư Vấn để được giúp đỡ nhanh chóng.  

  1900633727