Giấy chuyển tuyến là gì? Điều kiện để được chuyển tuyến

nguoi-con-nuoi-co-duoc-thua-ke-the-vi-khong

 

Giấy chuyển tuyến là gì? Việc chuyển tuyến cần đáp ứng điều kiện gì? Một trong những vấn đề được khá nhiều người quan tâm hiện nay đó là việc chuyển tuyến trong khi khám, chữa bệnh. Đối với những trường hợp bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, nhờ có việc chuyển tuyến này mà tính mạng, sức khoẻ của người bệnh được bảo đảm an toàn lên mức cao nhất. 

Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp hết tất cả các câu hỏi vừa nêu trên. Đây là một vấn đề mà rất nhiều người quan tâm và thắc mắc. Để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất vui lòng gọi vào số hotline của Tổng Đài Tư Vấn 1900.6174

>>> Liên hệ luật sư tư vấn mẫu giấy dùng để chuyển tuyến? Gọi ngay: 1900.6174

 

Chị Kim Anh ở Bình Định đặt câu hỏi như sau:

Chào luật sư! Tôi có một số thắc mắc muốn được hỏi luật sư như sau:

Con trai tôi vừa tròn 1 tuổi và đi khám, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định thì được chẩn đoán là cháu bị viêm gan ứ mật. Bác sĩ có có thông báo với gia đình chúng tôi về bệnh tình của cháu và có giải thích là hiện nay bệnh viện không có đủ máy móc, thiết bị hỗ trợ để điều trị bệnh cho cháu nên trường hợp của con tôi sẽ được chuyển tuyến vào bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh.

Vậy luật sư cho tôi hỏi cụ thể khi nhận được giấy để chuyển tuyến thì chúng tôi sẽ sử dụng giấy như thế nào, trình tự thực hiện việc chuyển tuyến từ tuyến dưới lên tuyến trên sẽ diễn ra làm sao ? v.v…

Cảm ơn luật sư nhiều!

 

Cảm ơn chị Kim Anh đã gửi câu hỏi thắc mắc về cho chúng tôi. Về vấn đề mà chị đang vướng bận, sau khi tìm hiểu, cập nhật các thông tin pháp luật mới nhất thì đội ngũ tư vấn của Tổng đài tư vấn xin được phép đưa ra câu trả lời, cụ thể như sau:

 

Sử dụng Giấy chuyển tuyến và Giấy hẹn khám lại trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

 

Về việc sử dụng Giấy để chuyển tuyến và Giấy hẹn khám lại trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sẽ căn cứ dựa khoản 1 Điều 12 của Thông tư 40/2015/TT-BYT, được quy định cụ thể như sau:

  • Đối với các trường hợp mà người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần có Giấy để chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển bệnh nhân đi.
  • Trường hợp mà người bệnh đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển lên các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần mang theo Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người này đigiay-chuyen-tuyen
  • Giấy để chuyển tuyến sẽ có giá trị sử dụng trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày được ký.
  •  Bệnh nhân có thẻ BHYT mắc các bệnh, nhóm bệnh và trường hợp được phép sử dụng Giấy dùng để chuyển tuyến được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày vừa nêu trên mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến sẽ có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú này.

>>> Xem thêm: Quy phạm pháp luật là gì? Các bộ phận cấu thành nên quy phạm pháp luật?

Việc chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên phải đảm bảo đáp ứng những điều kiện gì?

 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư 14/2014/TT-BYT thì việc chuyển tuyến của bệnh nhân phải đảm bảo đáp ứng được những điều kiện sau đây:

  • Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật khác của các cơ sở khám, chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng lại không có đủ điều kiện khách quan, cơ sở khám, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân;
  • Căn cứ dựa theo danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu như cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có các dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới sẽ được chuyển lên tuyến cao hơn nữa;
  •  Trước khi chuyển tuyến, bệnh nhân phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến.

Như vậy, khi người bệnh thuộc các trường hợp trên đây, đảm bảo được các điều kiện cần thiết thì sẽ hoàn toàn được chuyển tuyến từ tuyến dưới lên tuyến trên để việc khám, chữa bệnh được diễn ra một cách an toàn hơn.

>>> Điều kiện để được chuyển tuyến là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Khám chữa bệnh vượt tuyến và các hình thức chuyển tuyến

Theo như  quy định tại Điều 4 của Thông tư số 14/2014/TT-BYT được ban hành vào năm 2014 thì có 3 hình thức chuyển tuyến khám, chữa bệnh như sau:

  • Chuyển những người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên
  • Chuyển những người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.
  • Chuyển những người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng một tuyến.

>>> Có bao nhiêu hình thức chuyển tuyến hiện nay? Liên hệ ngay: 1900.6174

Trình tự thực hiện khi muốn chuyển tuyến

Khi chuyển tuyến từ tuyến dưới lên các tuyến trên hoặc cùng tuyến, thì thủ tục chuyển tuyến được thực hiện như sau, căn cứ dựa vào quy định tại Điều 7 Thông tư 14:

Bước 1: Các cơ sở khám, chữa bệnh cần phải thông báo và giải thích lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người nhà, người đại diện hợp pháp của người bệnh được biết;

Bước 2: Người có thẩm quyền sẽ ký giấy. Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước thì người đứng đầu các cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người được người này ủy quyền ký;

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân thì người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người được người này ủy quyền ký sẽ được phép ký giấy. Trong trường hợp cấp cứu gấp, người trực lãnh đạo trong phiên trực sẽ ký giấy.

Bước 3: Khi cấp cứu, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần phải liên hệ ngay với cơ sở khám chữa bệnh dự kiến chuyển đến, kiểm tra lần cuối tình trạng của bệnh nhân trước khi cho bệnh nhân chuyển tuyến, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để cấp cứu cho người bệnh trên đường sang tuyến khác.

giay-chuyen-tuyen

Bước 4: Khi người bệnh cần được hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh chuyển đến thì nơi chuyển đi cần thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và yêu cầu hỗ trợ để có những biện pháp phù hợp nhất.

Bước 5: Giao giấy chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người này để chuyển đến các cơ sở khám chữa bệnh dự kiến chuyển đến.

Bước 6: Bàn giao lại người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám, chữa bệnh nơi chuyển đến.

Như vậy, đối với các trường hợp chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên thì trình tự thực hiện sẽ bao gồm 6 bước như trên.

>>> Xem thêm: Tổ chức xã hội là gì? Đặc điểm của tổ chức xã hội?

Mẫu Giấy chuyển tuyến mới nhất hiện nay

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN (BYT/SYT..)
TÊN CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số Hồ sơ: ……
Vào sổ chuyển tuyến số: …..
Số: …../20…/GCT    

 

GIẤY CHUYỂN TUYẾN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ

Kính gửi: ………………….

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: …………………………………………. trân trọng giới thiệu:

– Họ và tên người bệnh: …………………………………. Nam/Nữ: ……………… Tuổi: …………….

– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………..

– Dân tộc: …………………………………………………………. Quốc tịch: ………………………………..

– Nghề nghiệp: …………………………………………………… Nơi làm việc ……………………………

Số thẻ:

       

Hạn sử dụng: ………………………………………………………………………………………………………

Đã được khám bệnh/điều trị:

+ Tại: …………….(Tuyến ……) Từ ngày ……./ ………/ ………. đến ngày ………./ ………/ ………

+ Tại: ……………..(Tuyến ……) Từ ngày ……./ ……../ ……….. đến ngày ………./ ………/ ……..

TÓM TẮT BỆNH ÁN

– Dấu hiệu lâm sàng: …………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………– Kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng:……………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………..

– Chẩn đoán:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Phương pháp, thủ thuật, kỹ thuật, thuốc đã sử dụng trong điều trị:……………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Tình trạng người bệnh lúc chuyển tuyến:………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………– Lí do chuyển tuyến: Khoanh tròn vào lý do chuyển tuyến phù hợp sau đây:

  1. Đủ điều kiện chuyển tuyến.
  2. Theo yêu cầu của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.

– Hướng điều trị: …………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Chuyển tuyến hồi: ….. giờ ……. phút, ngày ….. tháng …… năm 20……………………………..

– Phương tiện vận chuyển: …………………………………………………………………………………….

– Họ tên, chức danh, trình độ chuyên môn của người hộ tống: …………………………………..

…………………………………………………………………………………… 


Y, BÁC SĨ KHÁM, ĐIỀU TRỊ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ngày …. tháng …. năm 20…
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CHUYỂN TUYẾN
(Ký tên, đóng dấu)

>>> Chuyên viên hướng dẫn cách viết giấy để chuyển tuyến nhanh chóng và chính xác nhất. Gọi ngay: 1900.6174

Ai có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh?

Căn cứ theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điều 6 của Thông tư 14/2014/TT-BYT có quy định về thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến như sau:

  •  Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó hoặc người được người đứng đầu ủy quyền sẽ đứng ra ký giấy để chuyển tuyến.
  • Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
  • Trong các phiên trực, người lãnh đạo trực sẽ ký giấy để chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu gấp.

Như vậy, về việc ký giấy để chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh thì sẽ bao gồm các chủ thể có thẩm quyền vừa được nêu trên. 

>>> Cơ quan có thẩm quyền ký giấy để chuyển tuyến? Liên hệ ngay: 1900.6174

Xin giấy chuyển viện, chuyển tuyến cần giấy tờ gì?

Trên thực tế hiện nay thì việc các bệnh nhân tham gia vào việc khám, chữa bệnh ở tuyến dưới mà muốn chuyển viện lên tuyến cao hơn thì cần phải thực hiện việc xin giấy chuyển viện, chuyển tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu.

Cụ thể để thực hiện việc xin giấy chuyển tuyến một cách nhanh chóng nhất để đảm bảo sức khỏe của mình thì cần phải có các loại giấy như sau:

giay-chuyen-tuyen

– Xuất trình giấy tờ tuỳ thân như chứng minh nhân dân/ căn cước công dân

– Thẻ bảo hiểm y tế hoặc cài đặt tài khoản trên ứng dụng Bảo hiểm số VssID

– Quan trọng nhất đó là giấy kết luận bệnh đáp ứng đủ các điều kiện để thực hiện việc chuyển tuyến trên theo như quy định của pháp luật.

>>> Xin giấy chuyển viện, chuyển tuyến cần giấy tờ gì? Gọi ngay: 1900.6174

Chuyến tuyến thế nào để được hưởng bhyt đúng cách?

Đầu tiên để được chuyển tuyến thì người bệnh cần phải đáp ứng đủ các điều kiện như vừa phân tích ở trên, theo như quy định  tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT.

Theo đó thì việc chuyển tuyến sẽ diễn ra khi các cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu không đảm bảo các điều kiện về chẩn đoán, chữa trị và phải chuyển tuyến lần lượt từ tuyến xã, huyện, tỉnh, trung ương.

Riêng đối với một số trường hợp bị mắc bệnh mạn tính thì được phép sử dụng giấy để chuyển tuyến từ cơ sở y tế tuyến ban đầu  từ ngày được giới thiệu cho đến hết ngày 31/12 dương lịch của năm đó.

Trường hợp đã đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó. 

Như vậy, khi mà người bệnh có tham gia bảo hiểm y tế và đảm bảo được các điều kiện để được chuyển tuyến như vừa phân tích ở trên thì hoàn toàn được hưởng BHYT đúng theo quy định.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn mẫu giấy dùng để chuyển tuyến? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là một số các quy định về việc chuyển tuyến mà các bạn cần phải lưu ý để thực hiện thủ tục được nhanh chóng và thuận tiện. Chúng tôi sẽ luôn cập nhật thông tin mới nhất về các quy định của pháp luật để giải đáp thắc mắc cho các bạn một cách chính xác nhất. Nếu còn vướng mắc hoặc cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline sau đây của Tổng đài tư vấn 1900.6174

  1900252505