Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là công việc nhằm gia tăng hiệu quả trong trồng trọt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những kiến thức pháp lý liên quan tới vấn đề này, điều kiện, yêu cầu để được chuyển đổi, các lưu ý cũng như trình tự, thủ tục khi đăng ký chuyển đổi cây trồng như thế nào?
Tổng Đài Tư Vấn xin mời quý bạn theo dõi bài viết dưới đây để cùng cập nhật những thông tin về pháp luật mới mẻ và hữu ích nhất !Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến những vấn đề nói trên, hãy liên hệ đến hotline 1900 6174 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời nhất !
>>>Luật sư giải đáp miễn phí các vấn đề pháp lý liên quan đến chuyển đổi cơ cấu đất cây trồng. Gọi ngay: 1900.6174
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là gì?
Theo quy định của pháp luật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng được định nghĩa là một chủ trương của Đảng và Nhà nước và Chính Phủ với mục đích là giúp tăng thu nhập cho những người dân ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện giúp người dân tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu trong việc phát triển kinh tế, bên cạnh đó là giúp đa dạng hóa sản phẩm, thích ứng với những biến đổi liên tục của khí hậu,…
Nước ta hiện nay đã phát triển rất nhiều mô hình thành công đã góp phần phát triển sản xuất trong nông nghiệp 1 cách hiện đại, giúp tăng nguồn thu nhập, cải thiện mức sống cho người dân, nhằm xây dựng nông thông mới tại các địa phương trên cả nước.
Chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây đã tạo hiệu ứng rất lớn và lan tỏa rộng trên khắp cả nước, nó là 1 giải pháp quan trọng để thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp theo định hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển một cách lâu dài, bền vững.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí Chuyển đổi cơ cấu trồng cây là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Yêu cầu, điều kiện khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây sẽ cần phải đáp ứng những yêu cầu và điều kiện nhất định khi thực hiện nhưng không được sai mục đích sử dụng đất.
Những yêu cầu, điều kiện dựa theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng Trọt 2018 và khoản 1 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ – CP như sau:
- Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu do cấp có thẩm quyền đã phê duyệt.
- Không được làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại, không làm biến dạng mặt bằng hoặc gây ô nhiễm, thoái hóa đất, làm hư công trình giao thông công trình thủy lợi.
- Đối với trường hợp từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20 % diện tích trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cũng như nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cm so với mặt ruộng.
Như vậy, muốn chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây, cần đáp ứng các điều kiện và yêu cầu theo quy định của Luật trồng trọt 2018 và Nghị định 94/2019/NĐ – CP.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí các yêu cầu, điều kiện khi chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây? Gọi ngay: 1900.6174
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thì có cần căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất như việc chuyển mục đích sử dụng đất hay không?
Đối với việc chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây, cần đáp ứng các nguyên tắc tại Điều 56 Luật Trồng Trọt 2018:
- Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu.
- Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi.
- Khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có, phù hợp quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
- Không được để mất điều kiện để có thể trồng lúa trở lại.
- Tuân theo quy định chi tiết của Chính phủ tại điều này.
Như vậy, khi thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây sẽ cần tuân thủ theo quy hoạch tại địa phương – kế hoạch sử dụng đất cũng như việc chuyển mục đích sử dụng đất.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về vấn đề chuyển đổi cơ cấu trồng cây trên đất trồng lúa? Gọi ngay: 1900.6174
Lưu ý khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng?
Khi chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây, cần chú ý một số điểm sau:
Đầu tiên là trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa – tuân theo quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ – CP:
- Sử dụng cần đúng mục đích, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Sử dụng hiệu quả, không bỏ đất hoang, không được làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trong trường hợp, vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và xử lý vi phạm hành chính theo quy định luật đất đai.
- Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất, tăng độ màu mỡ cho đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Người sử dụng đất trồng lúa phải thực hiện quyền và nghĩa vụ trong thời gian sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
>>>Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất năm 2023 chi tiết nhất
Khi chuyển đổi cơ cấu đất trồng lúa sẽ cần phải:
- Đăng ký với UBND cấp xã theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ – CP.
- Không được phép làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng các khu vực trồng lúa liền kề.
- Nếu như làm hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng thì phải có các biện pháp khắc phục hoặc bồi thường khi làm ảnh hưởng các hộ trồng lúa liền kề.
- Đối với trường hợp đất nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng lại lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.
Khi chuyển đổi mục đích sử dụng lúa thì cần phải:
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai với điều kiện chuyển đổi mục đích đất trồng lúa cũng như các quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2015/NĐ – CP.
- Sử dụng các biện pháp tránh ô nhiễm, thoái hóa môi trường nước, đất, không được ảnh hưởng việc sản xuất lúa các khu liền kề. Nếu gây ảnh hưởng xấu cần có biện pháp khắc phục.
Như vậy, khi chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây trên đất trồng lúa, cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Không được phép làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng các khu vực trồng lúa liền kề.
- Nếu như làm hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng thì phải có các biện pháp khắc phục hoặc bồi thường khi làm ảnh hưởng các hộ trồng lúa liền kề.
- Đối với trường hợp đất nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng lại lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về lưu ý khi chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây? Gọi ngay: 1900.6174
Trình tự thủ tục, hồ sơ chuyển đổi cơ cấu đất cây trồng?
Trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây sẽ dựa trên quy định tại Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ – CP:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang đất trồng cây hàng năm, trồng lúa và kết hợp nuôi trồng thủy sản, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm gửi 1 bản đăng ký đến UBND cấp xã theo Mẫu 04 CĐ phụ lục X ban kèm Nghị định này.
- Khi bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, UBND xã sẽ hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa bản đăng ký trong thời hạn 3 ngày.
- Khi bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ, phù hợp kế hoạch chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây trên đất trồng lúa theo đúng của UBND cấp xã, UBND cấp xã sẽ cho ý kiến “Đồng ý chuyển đổi” , đóng dấu, vào sổ theo dõi đồng thời gửi lại người sử dụng đất trong thời hạn 5 ngày.
- Nếu không đồng ý, UBND cấp xã cần phải trả lời bằng văn bản theo mẫu 05 CĐ Phụ lục X ban hành kèm Nghị định.
Như vậy, người sử dụng khi có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây thì gửi 1 bản đăng ký đến UBND cấp xã, khi bản đăng ký hợp lệ và phù hợp thì được UBND cấp xã có ý kiến “Đồng ý chuyển đổi” sau đó đóng dấu, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người dân. Ngược lại, nếu bản đăng ký không hợp lệ thì sẽ trả lời bằng văn bản để người sử dụng đất nắm được.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về thủ tục, hồ sơ chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây? Gọi ngay: 1900.6174
Khó khăn trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng?
Đối với việc chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây sẽ gặp phải những khó khăn nhất định cần được Nhà nước hỗ trợ:
- Thực trạng sản xuất đất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, phần lớn nông hộ có diện tích đất khá nhỏ vì vậy khó khăn trong việc sản xuất theo hướng hàng hóa. Giá trị gia tăng thu lại trên quy mô nhỏ, chưa khuyến khích được các hộ đầu tư chuyển đổi.
- Lực lượng ở nông thôn gần như chỉ có người già, phụ nữ,… trong khi đó sản xuất lúa đơn giản, ít tốn công và có thể áp dụng cơ giới hóa. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây
- Diện tích lúa dễ chuyển đổi đã được các địa phương tổ chức thực hiện từ các năm trước, vì vậy chỉ còn những khu diện tích sản xuất kém hiệu quả còn lại, nhất là tại các vùng trung du, miền núi – địa hình không thuận lợi cho công việc tưới tiêu,… nên việc chuyển đổi trở nên khó khăn. Chính vì vậy, diện tích chuyển đổi sẽ không được như kỳ vọng, thậm chí nhiều nơi còn không có đất chuyển đổi.
- Thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn và thiếu ổn định, đầu ra sản phẩm còn nhiều bấp bênh, chưa khuyến khích người dân đầu tư vào sản xuất. Việc sản xuất vẫn ở mức hẹp, manh mún.
Như vậy, với những khó khăn kể trên thì Nhà nước sẽ phải cố gắng nhiều để hỗ trợ trong việc chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây nhằm giúp kinh tế nhà nông có thể chuyển mình và phát triển tốt hơn.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí về khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây. Gọi ngay: 1900.6174
Mức xử phạt khi vi phạm chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Khi vi phạm trong việc chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây thì có thể bị phạt hành chính với các mức sau:
- Chuyển đổi cơ cấu trên đất trồng lúa đủ điều kiện nhưng không đăng ký với UBND cấp xã thì xử phạt: Phạt từ 1 đến 10 triệu đồng(với diện tích đất từ dưới 0,5 héc ta hoặc trên 1 héc ta).
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vi phạm yêu cầu tại mục điều kiện và yêu cầu khi chuyển đổi thì sẽ bị phạt: từ 2 đến 15 triệu đồng(với diện tích đất từ dưới 0,5 héc ta đến trên 1 héc ta).
Mức phạt trên sẽ áp dụng với hộ gia đình, cá nhân còn đối với tổ chức là 2 lần mức phạt tiền với cá nhân ở cùng trường hợp vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, còn có những biện pháp khắc phục hậu quả như:
- Khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm(nếu không đáp ứng các yêu cầu và điều kiện tại Khoản 1 Điều 56 Luật trồng trọt 2018 và Khoản 1 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ – CP).
- Buộc phải đăng ký chuyển đổi với UBND cấp xã trong khi đủ điều kiện.
Ngày nay, đất nước ta vẫn trong giai đoạn hội nhập và cần phát triển trong nhiều lĩnh vực – trong đó phải có nông nghiệp. Việc chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây vẫn cần được Nhà nước và Chính phủ hỗ trợ và lưu tâm bởi những khó khăn với người dân ở nhiều khu vực khác nhau. Ngoài ra, bên cạnh việc được hỗ trợ thì người dân cũng phải tự mình tìm hiểu và nắm rõ các quy định về pháp luật liên quan tới vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng này để tránh mất đi quyền lợi của chính mình.
>>>Xem thêm: Viết đơn giải trình về việc chuyển mục đích sử dụng đất
Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ của Tổng Đài Tư Vấn về “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ” cụ thể về các quy định liên quan đến yêu cầu và điều kiện để được chuyển đổi, những lưu ý khi chuyển đổi và trình tự thủ tục để thực hiện….Nếu như các bạn cần được chúng tôi tư vấn các vấn đề pháp luật hay còn thêm thắc mắc nào khác liên quan đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì có thể liên hệ ngay đến chúng tôi thông qua số hotline sau đây 1900 6174 để được hỗ trợ và tư vấn một cách nhanh nhất!
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |