Có rất nhiều loại tài sản tồn tại dưới dạng hữu hình, đất đai là một trong số đó và nó được xem là tài sản đặc biệt.
Do đó, trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến đất đai, các bên nên chú ý vấn đề pháp lý để hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Một trong các vấn đề phải kể đến đó là việc bên bán đất cố tình không hợp tác để tiến hành sang tên sổ đỏ. Để hiểu hơn vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tổng Đài Tư Vấn. Mọi vấn đề thắc mắc xin đặt lịch để được hỗ trợ.
Chủ đất – Bên bán đất không chịu sang tên sổ đỏ phải làm thế nào?
>>> Liên hệ ngay để được hỗ trợ pháp lý tận tâm và chuyên nghiệp từ các luật sư, giúp bạn an tâm hơn trong mọi quyết định!
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mỗi cá nhân, pháp luật quy định rõ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có những trường hợp các bên tham gia giao dịch dân sự không tuân thủ quy định mà chỉ thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng “giấy tay”, điều này đem đến hệ luỵ đó là bên bán có thể xem đây là giao dịch dân sự vô hiệu và cố tình không hợp tác tiến hành sang tên sổ đỏ.
Đối với trường hợp này, bên nhận chuyển nhượng có thể thực hiện các công việc sau để giành lại quyền và lợi ích hợp pháp cho mình:
Cách 1: Tiến hành thực hiện lại thỏa thuận ban đầu – xem xét lại hợp đồng giao kết về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Cách 2: Yêu cầu Tòa án công nhận hợp đồng mua bán đất có hiệu lực
Cách 3: Yêu cầu chủ đất thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng thỏa thuận
Cách 4: Khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu chủ đất thực hiện sang tên sổ đỏ
Tiến hành thỏa thuận – Xem xét lại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
>>> Đừng chần chừ, giải pháp pháp lý tốt nhất từ luật sư đang chờ bạn – đặt lịch tư vấn ngay hôm nay!
Khi xảy ra tranh chấp đất đai, các bên có trách nhiệm cùng nhau xem xét lại hợp đồng để đảm bảo đây là giao dịch đủ điều kiện phát sinh hiệu lực pháp luật, bên cạnh đó đảm bảo các bên thực hiện đúng những gì đã cam kết, thỏa thuận.
Thông thường việc tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay mắc phải những lỗi cơ bản khiến việc mua bán không đáp ứng được các điều kiện để chuyển nhượng.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai hiện hành quy định về các điều kiện thực hiện chuyển nhượng bao gồm: có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không thuộc đối tượng đất đang tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và đất này đang trong thời hạn sử dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế việc không đáp ứng về điều kiện giấy chứng nhận nêu tại điểm a Điều 188 Luật này thường diễn ra khá phổ biến nên đã gây ra rất nhiều hệ luỵ.
Vì lý do này nên việc các bên cùng tiến hành xem xét lại hợp đồng là điều tất yếu, một số trường hợp vẫn được Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng như sau: đối với giao dịch chuyển nhượng đất vi phạm điểm a.4 (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và điểm a.6 (hình thức văn bản có công chứng, chứng thực), nếu sau khi thực hiện hợp đồng, bên nhận chuyển nhượng đã làm nhà ở kiên cố và bên chuyển nhượng không phản đối, cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thì Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.
Yêu cầu công nhận hợp đồng – thỏa thuận mua bán đất
>>> Đặt lịch ngay để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư hàng đầu, giúp bạn giải quyết mọi khó khăn pháp lý một cách hiệu quả!
Căn cứ Điều 129 Bộ luật dân sự hiện hành, đối với trường hợp giao dịch dân sự được xác lập bằng văn bản nhưng văn bản không đúng theo quy định pháp luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì một trong hai có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng – thỏa thuận mua bán đất.
Trường hợp thứ hai, đối với giao dịch dân sự được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Điều này đồng nghĩa với việc các bên có nghĩa vụ chứng minh các phần công việc đã thực hiện theo hợp đồng để bảo đảm mình đủ quyền hạn yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch.
Yêu cầu chủ đất thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng thỏa thuận
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
Sau khi các bên đã giao kết hợp đồng và được Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch thì hợp đồng đó có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các bên. Điều này đồng nghĩa với việc bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng bắt đầu phát sinh quyền và nghĩa vụ với nhau trong giao dịch chuyển quyền sử dụng đất.
Do đó, nếu bên nhận chuyển nhượng đã thanh toán số tiền theo thỏa thuận thì bên chuyển nhượng có trách nhiệm thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng trình tự pháp luật quy định.
Bên nhận chuyển nhượng có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình nếu không có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng (căn cứ Điều 427 Bộ luật dân sự) hoặc hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ (căn cứ Điều 424 Bộ luật dân sự).
Khởi kiện yêu cầu sang tên sổ đỏ
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
Trường hợp các bên đã tiến hành hòa giải tại UBND xã nhưng kết quả hòa giải là không thành thì cá nhân có quyền gửi đơn khởi kiện lên Tòa án cấp huyện để yêu cầu được giải quyết như sau:
– Người khởi kiện chuẩn bị một bộ hồ sơ để nộp lên Tòa án
– Sau khi tiếp nhận đơn, Tòa án tiến hành cấp cho người khởi kiện giấy xác nhận
– Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn khởi kiện, Chánh án Toà án cấp huyện sẽ phân công một Thẩm phán để xem xét và giải quyết đơn
– Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán có trách nhiệm xác định đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không để tiến hành thông báo cho người khởi kiện thực hiện thủ tục nộp tạm ứng án phí
– Trong thời gian 7 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tạm ứng án phí, người khởi kiện phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án tiến hành xét xử vụ án theo đúng trình tự pháp luật.
Thủ tục khởi kiện yêu cầu sang tên sổ đỏ khi chủ đất không chịu sang tên
Cơ quan giải quyết yêu cầu
>>> Đặt lịch ngay để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư hàng đầu, giúp bạn giải quyết mọi khó khăn pháp lý một cách hiệu quả!
Căn cứ quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì người nhận chuyển nhượng muốn khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp để được thụ lý và tiến hành xét xử.
Thủ tục khởi kiện yêu cầu sang tên sổ đỏ
>>> Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người khởi kiện chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm:
– 01 Đơn khởi kiện về việc tranh chấp quyền sử dụng đất (Dựa trên Mẫu số 23 – DS);
– 01 Bản gốc hoặc bản sao có công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký với chủ nhà;
– Các giấy tờ chứng cứ, chứng minh bạn đã mua đất, biên lai thanh toán, các tài liệu liên quan (nếu có);
– 01 Bản sao công chứng giấy tờ tùy thân như Căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân và sổ hộ khẩu gia đình của mình;
– 01 Bản sao giấy tờ tùy thân của người bị kiện (nếu có);
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cá nhân tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản đang tranh chấp để được thụ lý và giải quyết. Có 03 hình thức gửi đơn khởi kiện đến Tòa án bao gồm:
– Gửi trực tiếp đến Tòa án;
– Gửi đơn thông qua dịch vụ bưu chính;
– Gửi đơn qua hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Tòa đó (nếu có).
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Tòa án có thẩm quyền tiến hành tiếp nhận hồ sơ do người khởi kiện cung cấp, trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận đơn thì Chánh án Tòa án phân công 01 Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và thực hiện trả kết quả trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công.
Bước 4: Nộp tạm ứng án phí
Khi hồ sơ khởi kiện giành quyền sử dụng đất được thông qua, Tòa án sẽ gửi giấy báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo thì người khởi kiện tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Chủ đất – bên bán đất không chịu sang tên sổ đỏ có vi phạm pháp luật không?
>>> Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!
Căn cứ Luật Đất đai năm 2024 quy định:
“Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải đăng ký biến động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra biến động.”
Do đó, nếu chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng đất với bên mua thì được xem là vi phạm quy định pháp luật. Chủ thể có hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt lên đến 20 triệu đồng, trường hợp chủ đất không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định sẽ bị phạt tiền như sau:
– Thời gian không sang tên sổ đỏ trong 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn thì cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng đối với đất đai thuộc nông thôn và gấp 2 lần đối với đất đai tại thành thị.
– Thời gian không sang tên sổ đỏ quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn thì cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng đối với đất đai thuộc nông thôn và gấp 2 lần đối với đất đai tại thành thị.
Do đó, việc sang tên sổ đỏ khi chuyển nhượng đất là hình thức bắt buộc nếu không sang tên sổ đỏ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.
Kết luận
Hy vọng rằng những chia sẻ trên của Luật sư liên quan đến vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã phần nào kịp thời giải đáp vướng mắc của các bạn.
Trường hợp còn có câu hỏi nào khác có liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 0977.523.155 để được Luật sư nhiệt tình hỗ trợ và giải đáp!