Cách đối phó với công ty đòi nợ thuê hợp pháp, đúng pháp luật

thu-tuc-xac-nhan-khong-no-thue-khai-niem

Cách đối phó với công ty đòi nợ thuê hợp pháp? Có thể khởi kiện công ty đòi nợ thuê về hành vi gây rối, đòi nợ tại công ty của bên vay không? Đây chắc hẳn là một vấn đề phổ biến và nổi trội trong xã hội hiện nay. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ cùng bạn tìm hiểu về vướng mắc này cùng một số vấn đề pháp lý liên quan đến công ty đòi nợ thuê. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn đọc gặp bất kỳ thắc mắc nào, hãy kết nối trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng!

cach-doi-pho-voi-cong-ty-doi-no-thue
Cách đối phó với công ty đòi nợ thuê

Công ty đòi nợ thuê là gì?

>> Luật sư tư vấn chi tiết về công ty đòi nợ thuê hiện nay, gọi ngay 1900.6174

Dịch vụ đòi nợ thuê ở nước ta là một dịch vụ còn khá mới. Đòi nợ thuê là dịch vụ được đi kèm với các gói vay tín dụng hoặc các gói vay nặng lãi. Hiện nay, có nhiều công ty đòi nợ thuê được thành lập với mục đích là đòi nợ thay các tổ chức, ngân hàng cho vay.

Khác với cách đòi nợ thuê mang tính chất côn đồ, với những người xăm trổ đầy mình cầm dao đến tận nhà để siết nợ, thì công ty đòi nợ thuê được pháp luật cho phép và được liên kết với các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng đang có gói cho vay để hỗ trợ, nhắc nợ với người vay, đòi nợ người vay khi họ chưa trả nợ đúng hạn theo cam kết.

Công ty đòi nợ thuê hoạt động với hình thức đòi nợ văn minh và không trái pháp luật, vừa đảm bảo an toàn cho người vay vừa giúp cho các công ty, tổ chức cho vay thu hồi nợ nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên về bản chất là như vậy nhưng hiện nay có nhiều công ty đòi nợ có hoạt động biến tướng, sử dụng những hình thức đòi nợ mang tính côn đồ như: trấn áp, đe dọa tinh thần tính mạng và tài sản của người nợ. Sự biến tướng này là vi phạm pháp luật.

Cách thức hoạt động của công ty đòi nợ thuê là họ sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với các công ty hoặc tổ chức có nhu cầu đòi nợ cho vay với các điều khoản hợp pháp. Sau khi ký kết hợp đồng, người thuê công ty đòi nợ thuê sẽ cung cấp mọi thông tin của người vay để công ty đòi nợ thuê tiến hành các hình thức đòi nợ của mình nhằm thu hồi vốn nhanh, an toàn.

cong-ty-doi-nothue-cach-doi-pho-voi-cong-ty-doi-no-thue
Công ty đòi nợ thuê? Cách đối phó với công ty đòi nợ thuê

Một số hình thức đòi nợ của công ty đòi nợ thuê

>> Luật sư tư vấn chi tiết các hình thức đòi nợ của công ty đòi nợ thuê hiện nay, gọi ngay 1900.6174

Nhắn tin/gọi điện thoại

Một trong những hành vi đòi nợ là nhắn tin hoặc gọi điện thoại cho “con nợ” yêu cầu trả tiền. Khi sắp đến hạn trả lãi và vốn thì nhân viên công ty đòi nợ sẽ tiến hành nhắn tin hoặc gọi điện nhắc nhở người vay về số tiền vay, gói vay, số tiền góp phải trả, thời gian trả, địa điểm trả… Sau khi đến hạn trả mà người vay vẫn chưa trả thì nhân viên đòi nợ tiếp tục gọi điện và nhắn tin nhắc nhở bên vay hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình.

Trường hợp nhiều lần nhắc nhở nhẹ nhàng mà bên vay vẫn không trả nợ thì nhân viên có những lời lẽ ngôn từ mang tính đe dọa. Việc nhắn tin gọi điện đòi nợ sẽ diễn ra hằng ngày vào sáng trưa chiều tối. Nếu người vay không nghe máy thì nhân viên đòi nợ sẽ liên hệ qua số điện thoại người thân mà người vay cung cấp cho đơn vị cho vay để nhắc nhở và nhờ sự can thiệp.

Như vậy, việc nhắn hay gọi điện nhắc nhở nhẹ nhàng bên vay phải trả nợ đúng thời hạn đã quy định là hợp pháp. Tuy nhiên, nội dung của việc nhắn tin hay gọi điện phải mang tính hợp pháp, không đe dọa hay dùng lời lẽ xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. Hành vi của công ty đòi nợ trong trường hợp của anh Tú là liên tục gọi điện quấy rối đến người thân và bạn bè của anh Tú là chưa đúng theo quy định của pháp luật.

Đe dọa, khủng bố

Đe dọa hoặc khủng bố cũng là một trong những hình thức hiện nhiều công ty đang sử dụng để ép người vay phải trả nợ. Có thể là một nhóm thanh niên đến tận nhà hoặc nơi làm việc của người vay có hành vi tạt sơn, mắm tôm, ném trứng hoặc phá hoại tài sản và bắt buộc người vay phải trả nợ. Nếu người vay không trả thì gia hạn ngày trả, sau thời gian gia hạn không trả thì sẽ sử dụng những biện pháp nặng với người vay và gia đình của người vay.

Có thể thấy, đe dọa, khủng bố cũng là một cách thức của bên đòi nợ áp dụng để người vay trả tiền. Trong trường hợp của anh Tú, bên phía đòi nợ có áp dụng cách thức này.

Bắt cóc

Bắt cóc con tin là một hình thức đòi nợ ngầm mà chỉ có các công ty đòi nợ thuê mới biết. Sau nhiều lần họ đe dọa, khủng bố nhưng không thành công thì bên đòi nợ sẽ tìm và bắt người vay hoặc người thân của người vay đánh đập, đe dọa phải trả khoản nợ, hoặc tống tiền người thân. Hình thức đòi nợ này hiện nay đang bị pháp luật nghiêm cấm nhưng nhiều công ty vẫn sử dụng bởi hoạt động này không tiến hành không công khai, và người vay sợ không dám nhờ sự can thiệp của pháp luật.

Trấn áp công khai

Trấn áp công khai là hình thức sử dụng nhiều nhất hiện nay của bên đòi nợ. Bên đòi nợ công khai đến nhà, nơi làm việc của người vay đập phá đồ đạc, tài sản, cướp tài sản có giá trị cùng những lời đe dọa và ép buộc ngày hạn trả nợ hoặc phá rối nơi công cộng, trấn áp người vay không cho phép làm việc hay báo công an, cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác có liên quan đến cách đối phó với công ty đòi nợ thuê, hãy liên hệ đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn luật dân sự nhanh chóng và chính xác nhất!

5 cách đối phó với công ty đòi nợ thuê hợp pháp

Anh Tú (Thanh Hóa) có câu hỏi:

“Xin chào luật sư, tôi năm 35 tuổi hiện đang làm việc tại Thanh Hóa. Năm 2018, tôi có vay tín chấp của một công ty tài chính với số tiền là 500 triệu đồng, trả nợ theo kỳ hạn đã cam kết.

Hiện, tôi đã trả được 13 kỳ, khoảng 390 triệu đồng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh làm kinh tế khó khăn nên khoản nợ còn lại bị kéo dài và đã quá hạn trả. Khoản nợ từ 500 triệu đồng đã lên đến 750 triệu đồng.

Hiện tôi đang bị thúc ép trả nợ từ một công ty đòi nợ thuê, họ thúc ép nhiều lần nên tôi đã vay mượn khắp nơi bà con, hàng xóm để thanh toán trước một phần trong khoản nợ đó. Số tiền nợ còn lại tôi chưa đủ khả năng để trả được, tôi có xin hoãn lại để tôi xoay sở nhưng bên cho vay đã liên tục gọi điện quấy rối, làm phiền người thân trong gia đình và bạn bè của tôi.

Hơn nữa, họ còn sử dụng những hình ảnh cắt ghép trên internet rồi vu khống tôi đăng lên mạng xã hội (facebook); thậm chí họ còn mang sơn đến nhà tôi đổ lên tường, đe dọa tôi, chặn tôi giữa đường khi đi làm về để yêu cầu trả nợ. Tôi rất sợ hãi và bức xúc.

Tôi muốn hỏi có cách đối phó với công ty đòi nợ thuê này như thế nào để không vi phạm pháp luật không?”

 

>> Luật sư tư vấn cách đối phó với công ty đòi nợ thuê hợp pháp, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Tú, cảm ơn anh đã tin tưởng Tổng đài tư vấn của chúng tôi! Trước tiên, vấn đề mà anh đang gặp phải là một hiện tượng xảy ra phổ biến hiện nay trong đời sống xã hội.  Về vấn đề cách đối phó với công ty đòi nợ thuê, công ty tài chính, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Một số cách ứng phó với công ty tài chính anh có thể áp dụng bao gồm:

Đối phó bằng pháp luật

Đòi nợ bằng tin nhắn, điện thoại

Bên đòi nợ áp dụng phương thức sử dụng tin nhắn hoặc gọi điện thoại để nhắc nhở về số nợ hoặc thời gian trả nợ hằng ngày là việc đòi nợ pháp luật không cấm. Tuy nhiên, đối với những chủ thể đang bị đòi nợ bằng ngôn ngữ đe dọa, thô bạo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thì người vay có thể khởi kiện công ty đòi nợ thuê với tội danh xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay đe dọa đến người vay.

Theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP tại Điều 5 quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, công ty đòi nợ thuê bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng. Hơn nữa, tùy theo mức độ, tính chất mà bên đòi nợ có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự.

Đòi nợ bằng vũ lực đe dọa giết người

Theo quy định của tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 tại Điều 155 về tội làm nhục người khác thì những hành vi đe dọa người nợ, đe dọa giết người có chứng cứ kèm theo thì đơn vị, người sử dụng hành vi này bị phạt tù lên đến 7 năm. Những trường hợp người vay đang bị khủng bố hoặc bị hành hung, đe dọa đến tính mạng của mình và người thân thì nên báo công an để cơ quan chức năng kịp thời có biện pháp giải quyết các hành vi trên.

Đòi nợ trấn áp nơi công cộng

Hành vi đòi nợ có tổ chức, đập phá nhà cửa, hàng quán, gây rối trật tự công công có sử dụng hung khí sẽ bị phạt tù từ 2 – 7 năm tù (theo Bộ luật hình sự hiện hành). Vì vậy, khi bị người của công ty đòi nợ thuê đến quấy rối đập phá thì bên đi vay nên gọi các cơ quan chức năng đến giải quyết và bảo vệ bản thân, gia đình.

Vay tiền của ngân hàng, tổ chức uy tín

Hiện tại những hình thức đòi nợ thuê bằng hình thức dã man chỉ tồn tại đối với các tổ chức tín dụng đen hoặc các tổ chức cho vay nặng lãi. Khi vay các tổ chức này mọi thủ tục vay đơn giản và dễ dàng nên nhiều người chọn vay theo cách thức này. Tuy nhiên, sau khi vay thì lãi suất và cách thức trả nợ khác hoàn toàn với những gì thỏa thuận ban đầu, đặc biệt trong trường hợp người đi vay không trả nợ đúng hạn hoặc không trả được nợ.

Hiện nay,nhiều ngân hàng cho vay vói các gói lãi suất khác nhau và thủ tục khá đơn giản. Và tùy vào nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng, ngân hàng sẽ tư vấn cho người vay những gói vay thích hợp nhất cũng như thời gian vay sao cho mỗi tháng người vay có thể chi trả số nợ, tiền lãi.

Thỏa thuận và ký kết hợp đồng vay vốn

Trước khi tiến hành việc vay vốn, thì người vay nên ký kết các thỏa thuận về cách thức trả nợ, trả lãi cũng như các giải pháp phải đúng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp, các bên có hành vi vi phạm cam kết sẽ kiện ra tòa và không chi trả số nợ đây cũng là một cách để bảo vệ quyền lợi cho người vay.

Trả tiền lãi và tiền góp đúng kỳ hạn

Người vay trong quan hệ vay mượn nên tự tính toán tiền lãi, tiền trả góp hàng tháng và thời gian trả chính xác, đến hạn hoặc trước hạn có thể chủ động liên hệ và trả khoản nợ của mình. Khi đó các công ty đòi nợ sẽ không có căn cứ để thực hiện các hành vi trái phép của mình. Bên cạnh đó, người vay cũng nên có kế hoạch cho việc chi tiêu hằng tháng một cách hợp lý để số tiền trả ngân hàng không ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống.

Hạn chế vay tín dụng

Hiện nay có nhiều công ty hoặc ngân hàng có các gói vay tín dụng ưu đãi hấp dẫn dành cho người vay để có thể ứng tiền chi tiêu trước cho việc mua sắm hằng ngày mà không cần các thủ tục vay quá phức tạp. Do có lãi suất ưu đãi cho người vay, do đó nhiều người tận dụng sự ưu đãi đó vay tiền để chi tiêu không có mục đích một cách chưa hợp lý.

Trên đây là một số cách đối phó đối với các công ty đòi nợ thuê đúng pháp luật. Trong trường hợp của anh Tú, số tiền vay công ty tài chính của anh khá lớn, chúng tôi khuyến khích anh áp dụng cách đối phó với công ty đòi nợ thuê thứ nhất – đối phó bằng pháp luật. Đây là hình thức an toàn pháp lý, nhanh chóng bởi anh sẽ được Luật sư tại công ly luật hỗ trợ, mọi vấn đề đều được giải quyết trên tinh thần thượng tôn pháp luật, có căn cứ pháp lý. Nếu anh có nhu cầu thuê Luật sư hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng Đài Tư Vấn qua số 1900.6174 để được tư vấn chi tiết! Mọi vướng mắc khác vui lòng liên hệ tới hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn pháp luật giải đáp và tư vấn chính xác nhất!

cach-doi-pho-voi-cong-ty-doi-no-thue-hop-phap
Cách đối phó với công ty đòi nợ thuê hợp pháp

Có thể kiện công ty đòi nợ thuê gây rối, đòi nợ tại công ty của bên vay không?

Anh Hưng (Thanh Hóa) đưa ra câu hỏi:

“Chào luật sư! Năm 2019, tôi có vay tín chấp tại 1 tổ chức tài chianh với số tiền là 25 triệu đồng, trả nợ theo kỳ hạn hai bên chúng tôi đã thoả thuận. Hiện tại, tôi đã trả được một nửa số tiền đã vay (12 triệu đồng). Tuy nhiên, do công ty cắt giảm nhân sự nên tôi bị mất việc làm. Lâm vào tình cảnh khó khăn, nên khoản nợ còn lại tôi đã bị quá hạn trả 03 tháng. Hiện tôi đang bị thúc ép trả nợ bởi một công ty đòi nợ thuê.

Tôi đã cố xoay sở nhưng tình hình kinh tế vẫn không cải thiện để trả nợ. Bên phía công ty trả nợ có chặn đường tôi trên đường đi làm và đe doạ tôi phải trả tiền nếu không họ sẽ bắt cóc con gái tôi để thay bố trả nợ. Bên cạnh đó, họ cũng liên tục gọi điện làm phiền người thân trong gia đình tôi. Vậy tôi có thể kiện công ty đòi nợ thuê gây rối hay không?”

 

>> Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện công ty đòi nợ thuê, gọi ngay 1900.6174

Trả lời: 

Xin chào anh Hưng! Cảm ơn anh đã để lại câu hỏi cho Luật sư của chúng tôi! Luật sư đã tiếp nhận và đưa ra tư vấn như sau:

Căn cứ điểm e khoản 3 điều 102 NĐ 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử thì cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu có hành vi thu thập, xử lý, sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.

Trường hợp bị công ty đòi nợ thuê thì có thể xử lý theo một số cách sau:

Bạn có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh/thành phố nơi tổ chức tín dụng (ngân hàng bạn vay) đặt trụ sở để kiến nghị và đề đề nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính hoặc gửi đơn tố cáo lên cơ quan công an nếu công ty tài chính tiếp tục có hành vi sử dụng điện thoại, các phương tiện viễn thông để quấy rối, xúc phạm, đe dọa tinh thần của bạn.

Luật sư tư vấn hình thức xử phạt đối với công ty đòi nợ thuê không đúng pháp luật

>> Tư vấn chính xác mức phạt đối với công ty đòi nợ thuê không hợp pháp, gọi ngay 1900.6174

Theo Điều 5 nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định về hình thức xử phạt đối với các cá nhân, chủ thể có hành vi gây rối, mất trật tự công cộng như sau:

Thứ nhất, bên cho vay, công ty đòi nợ thuê có những cử chỉ hành vi, lời nói thô bạo, khiêu khích xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người vay sẽ bị phạt hành chính từ 100.000 nghìn đồng đến 300.000 nghìn đồng.

Thứ hai, bên cho vay hoặc công ty đòi nợ thuê có hành vi đánh nhau với người vay, hoặc một người trong nhóm người đòi nợ thuê xúi giục người khác trong nhóm đánh nhau với người vay thì người đó sẽ bị xử phạt từ 500.000 nghìn đồng đến 1.000.000 đồng.

Thứ ba, trong trường hợp các đối tượng đi đòi nợ thuê trong người có tàng trữ, mang theo hoặc có cất giấu trong người đồ vật và phương tiện có thể dẫn tới thương tích cho người khác với mục đích thực hiện hành vi gây rối gây mất trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác (người vay tiền ) thì nhóm người đó, cá nhân tàng trữ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, trong nhóm người đòi nợ thuê có các vật dụng như dao, búa, kéo (có thể gây thương tích cho người khác) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Trường hợp có một trong nhóm người đi đòi nợ thuê có hành vi lôi kéo người khác, hoặc kích động người khác làm mất trật tự công cộng thì người đó sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Trường hợp bên cho vay thuê người đi đánh nhau với người cho vay hoặc công ty đòi nợ thuê có hành vi lôi kéo người khác, mọi người xung quanh đi đánh nhau với người vay thì sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Trường hợp bên cho vay hoặc công ty đòi nợ thuê đó có hành vi gây rối làm mất trật tự công cộng mà nhóm người này có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ trong quá trình gây rối thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Như vậy, các hành vi khủng bố gọi điện thoại nhằm mục đích đe dọa, đòi nợ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người vay của công ty đòi nợ thuê (trong trường hợp của anh Tú) là vi phạm pháp luật. Theo quy định tại Điều 5 nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp công ty đòi nợ thuê có các cử chỉ, hành động thô bạo, khiêu khích, xúc phạm đến danh dự của người vay sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Và trong trường hợp này, anh Tú có thể khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trên đây cũng là những chia sẻ của Tổng Đài Tư Vấn về cách đối phó với công ty đòi nợ thuê hợp pháp. Mọi thông tin chia sẻ trong bài viết đều dựa trên cơ sở quy định của pháp luật, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ nhanh và chính xác nhất!

  1900252505