Các loại đất được thế chấp theo quy định pháp luật thì chỉ có 6 loại. Như chúng ta đã biết thế chấp quyền sử dụng đất là việc mà các cá nhân, tổ chức thực hiện để nhằm có nguồn vốn thực hiện các công việc như đầu tư kinh doanh, sản xuất, sinh hoạt. Việc làm thế nào để thế chấp, có những thủ tục gì và những điều kiện để thế chấp đã được quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật.
Tuy nhiên cần hiểu rõ hơn về vấn đề thế chấp, liệu có phải loại đất nào cũng có thể thế chấp quyền sử dụng và liệu có phải chỉ khi nào muốn là có thể thế chấp? Tất cả những thắc mắc liên quan đến loại đất được thế chấp sẽ được Tổng Đài Tư Vấn 1900.6174 giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về các loại đất được thế chấp. Gọi ngay: 1900.6174
Các loại đất được thế chấp
Theo quy định của pháp luật thì có 6 loại đất được thế chấp để vay tiền.
Căn cứ Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân được thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng, cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng đối với những loại đất sau nếu đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, Phải sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức theo quy định Điều 129 Luật Đất đai 2013.
Thứ hai, Đất đó được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất (đất ở).
Thứ ba, Đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê
Theo đó có thể hiểu, việc Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất thu tiền hằng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có trong các trường hợp: Hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
Các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 Luật Đất đai 2013. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản ( khai thác); đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm ( sản xuất); đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp hoặc cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh.
Thứ tư, Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất
Có thể hiểu là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) lần đầu đối với thửa đất xác định. Đất không được cấp sổ đỏ thì không được công nhận quyền sử dụng đất và không thuộc và điều kiện có thể thế chấp quyền sử dụng.
Thứ năm, Đất nhận chuyển đổi
Chính tên của đất này cũng đã nêu rõ nó là một hình thức chuyển quyền sử dụng đất, trong đó thì hộ gia đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn có thể chuyển giao quyền sử dụng đất cho nhau như đồi đất nông nghiệp, hai bên vừa là người có thể chuyển đổi vừa là người nhận chuyển đổi. Hiện nay điều này là rất bình thường đối với người dân, khi mà có những hộ gia đình vì mong muốn có thể canh tác sử dụng đất gần nhà hoặc thuận tiện hơn đã đổi quyền sử dụng đất cho người khác đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Thứ sáu, Đất được nhận thông qua việc chuyển nhượng ( mua), nhận tặng cho hay nhận thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Có thể hiểu, khi mua một mảnh đất, cầm trong tay sổ đỏ thì đương nhiên chủ thể có quyền sử dụng nó. Một cá nhân khi được tặng cho chẳng hạn ba mẹ tặng con, ông bà tặng cháu thì người được tặng cho có quyền sử dụng mảnh đất đó. Về nhận thừa kế, có thể theo di chúc hoặc theo pháp luật chủ thể có thể nhận được đất bất kì và có quyền sử dụng khai thác nó.
Từ sáu loại đất kể trên có thể thấy các loại đất có thể được thế chấp để vay tiền làm nguồn vốn là rất nhiều. Chỉ cần thuộc một trong những mảnh đất đủ điều kiện trên thì có thể sử dụng nó vào mục đích thế chấp quyền sử dụng của mình. Trên đây là những loại đất đủ điều kiện để thế chấp, nếu có thắc mắc hoặc câu hỏi gì có thể liên hệ hotline Tổng Đài Tư Vấn 1900.6174 để nhận được lời tư vấn chính xác và cụ thể nhất!
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về các loại đất được thế chấp theo quy định pháp luật. Gọi ngay: 1900.6174
Thời điểm được nhận thế chấp
Thực tế không phải lúc nào cũng có thể thế chấp quyền sử dụng đất để làm nguồn vốn kinh phí cho các hoạt động mà nó cần đúng thời điểm và phù hợp với thời điểm cho phép mới có khả năng thế chấp. Thời điểm người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất là phải sau những thời điểm sau:
- Khi đã có giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ( Sổ đỏ, sổ hồng);
- Trong trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp ( chủ yếu ở nông thôn) thì người sử dụng đất chỉ được thế chấp khi có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Trong trường hợp được nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì được thế chấp quyền sử dụng khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật
- Lưu ý trong trường hợp người sử dụng đất chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong ( trả tiền xong) nghĩa vụ tài chính trước khi thế chấp quyền sử dụng đất.
Từ những thời điểm trên có thể khẳng định không phải lúc nào đủ điều kiện là có thể thế chấp quyền sử dụng đất mà còn phải đúng thời điểm hoàn cảnh. Chỉ khi đủ điều kiện và đúng thời điểm thì mới có thể thế chấp quyền sử dụng đất một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thời điểm được nhận thế chấp. Gọi ngay: 1900.6174
Những trường hợp không được thế chấp
Mặc dù có quy định những loại đất được thế chấp và chỉ cần đủ điều kiện thời điểm thì có thể thế chấp quyền sử dụng đất, tuy nhiên pháp luật vẫn quy định rõ ràng trong điều luật những loại đất, những trường hợp không được thế chấp đất. Những quy định này nhằm bảo vệ cũng như giữ gìn quyền sử dụng đất trong tương lai. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Không đủ điều kiện thế chấp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 có quy định người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất phải đủ các điều kiện:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay có sổ đỏ
- Đất đó không các tranh chấp phát sinh tại thời điểm thế chấp
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Trong thời hạn sử dụng đất mà không phải quá hạn hoặc khác
Từ những điều kiện trên có thể thấy nếu chỉ thiếu một trong những điều kiện trên thì đất đấy sẽ không thể đủ điều kiện để thế chấp quyền sử dụng đất được. Vì vậy cần phải làm rõ và xác định đủ điều kiện trong trường hợp muốn thế chấp quyền sử dụng đất vì bất cứ mục đích gì.
Thứ hai, Quản lý di sản là quyền sử dụng đất
Có thể hiểu rằng đất này thuộc di sản thừa kế không thể chuyển giao, sử dụng tùy tiện khi không được người thừa kế cho phép. Điều này được quy định rõ tại Điểm b Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về nghĩa vụ của người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra như sau:
“Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản.”.
Cho nên, người quản lý di sản là quyền sử dụng đất không được thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất đó nếu không được sự cho phép đồng ý bằng văn bản của người thừa kế.
Ví dụ: Vì một lý do nào đó mà A đã giao mảnh đất 100ha cho B quản lý. Trong trường hợp này khi B muốn thế chấp quyền sử dụng đất để thế chấp thì cần có sự đồng ý bằng văn bản của A. Nếu không sẽ vi phạm pháp luật và không được đem đi thế chấp.
Thứ ba, quyền sử dụng đất được hình thành trong tương lai
Đầu tiên, Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
“1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
- Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
- Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
- Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.”.
Có nghĩa là mọi công dân có thể sử dụng những tài sản trong quy định theo mong muốn của mình. Tuy nhiên, đối với tài sản hình thành trong tương lai thì tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định này cũng nêu rõ việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất. Cho nên, quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai được được phép dùng để thế chấp.
Thứ tư, Đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư
Những loại đất này đã quy định rõ trong quy định của pháp luật, cụ thể tại Khoản 2 Điều 181 Luật Đất đai năm 2013 có quy định rằng cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Bởi đất này là do nhà nước cấp để phục vụ xã hội, tín ngưỡng cho nên không thể sử dụng nó như một tài sản cá nhân để phục vụ những nhu khác. Cho dù đất của cơ sở tôn giáo như đạo phật, đạo giáo…, cộng đồng dân cư đã có Giấy chứng nhận hoặc đã đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì cũng không được dùng để thế chấp.
>>>Xem thêm: Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất như thế nào?
Thứ năm, Đất dùng để phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng (sân bay)
Các loại đất được dùng cho hoạt động hàng không dân dụng, sân bay được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 156 Luật Đất Đai 2013 bao gồm:
– Đất được dùng để xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay.
– Đất xây dựng các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay ( Phòng chờ)
– Đất xây dựng cơ sở, công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay ( Nhà ăn, khu vực nghỉ ngơi)
– Đất xây dựng công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ phi hàng không.
Khoản 4 Điều 156 đã quy định các tổ chức, cá nhân sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay phải sử dụng đúng mục đích; không được tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho người khác thuê quyền sử dụng đất, dùng để thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất của những loại đất này. Vì vậy, các tổ chức cá nhân sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay không được thế chấp quyền sử dụng đất vì bất kỳ mục đích nào.
Cuối cùng thứ sáu, đất thuê trả tiền hằng năm theo quy định của pháp luật
Pháp luật quy định rõ, nếu so với các loại đất thuê trả tiền cho cả thời gian thuê thì đất thuê trả tiền hằng năm không có quyền được thế chấp quyền sử dụng đất, không được nhận bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng – an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
>>>Xem thêm: Điều kiện nhận thế chấp quyền sử dụng đất – Hồ sơ, thủ tục thế nào?
Không phải đất nào cũng có thể thế chấp và không phải lúc nào cũng là thời điểm các loại đất có thể thế chấp. Cần phải hiểu rõ hơn để có thể sử dụng chính xác và nhanh chóng hơn. Trên đây là tất cả những vấn đề liên quan đến các loại đất được thế chấp quyền sử dụng, thời điểm được thế chấp và những loại đất không được thế chấp quyền sử dụng.
Nếu còn vấn đề thắc mắc cần giải đáp và tư vấn có thể liên hệ tới hotline Tổng Đài Tư Vấn là 1900.6174 để được các chuyên gia, luật sư trong lĩnh vực pháp lý giải đáp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |