Bồi thường tái định cư là gì? Phương án bồi thường tái định cư như thế nào?

don-to-cao-lan-chiem-dat-2

 

Bồi thường tái định cư là gì? Chi trả như thế nào đối với việc bồi thường tái định cư? Bồi thường và tái định cư có giống nhau hay không? v.v…Hiện nay việc thu hồi đất để phục vụ cho mục đích xây dựng theo kế hoạch, quy hoạch của nhà nước ta đang diễn ra ngày càng nhiều. Có thể hiểu một cách nôm na thì khi nhà nước tiến hành thu hồi đất thì những người dân có đất bị thu hồi đó sẽ được bồi thường một khoản tiền nhất định căn cứ theo quy định của pháp luật về bồi thường cũng như có các chính sách tái định cư hỗ trợ ổn định cuộc sống, công ăn việc làm…

Đây hầu như đều là thắc mắc chung của nhiều người dân. Bài viết sau đây Tổng Đài Tư Vấn sẽ phân tích và giải thích cặn kẽ về các câu hỏi đặt ra vừa rồi. Nếu như có bất kỳ ý kiến đóng góp nào khác vui lòng gọi về cho chúng tôi qua số hotline: 1900.6174

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí bồ thường đất tái định cư là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Bồi thường tái định cư là gì?

Bồi thường hỗ trợ tái định cư hay còn được hiểu là các chính sách riêng biệt về việc thu hồi đất.

Khi tiến hành thu hồi đất, Nhà nước cũng đã dự liệu trước các chính sách nhằm hỗ trợ người dân có thể ổn định hơn sau khi diễn ra việc thu hồi đất. Trong đó, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là những chính sách Nhà nước đã dự liệu trước và xây dựng quy định rõ ràng thực hiện áp dụng.

chuyen-boi-thuong-tai-dinh-cu

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là các chính sách hoàn toàn riêng biệt. Có thể hiểu nôm na khái niệm này như sau:

  • Bồi thường về đất đai là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất thu hồi cho người dân sử dụng đất. (căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013)
  • Tái định cư là một chính sách được thực hiện với mục đích giúp ổn định cuộc sống, bồi thường thiệt hại cho các chủ sở hữu nhà, đất, tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi theo quy định.

Tóm lại, có thể hiểu bồi thường tái định cư là chính sách mà nhà nước đặt ra để  hỗ trợ cho người dân sau khi tiến hành thu hồi đất, đền bù lại đúng với phần giá trị của đất đã bị thu hồi đó.

>>> Xem thêm: Xây nhà có được đua ban công không? Mức xử lý như thế nào?

Bồi thường và tái định cư có giống nhau không?

Có rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn rằng bồi thường và tái định cư là giống nhau. Tuy nhiên, đây là hai chính sách hoàn toàn khác nhau. Cụ thể là:

* Về bồi thường thu hồi đất

Bồi thường sẽ bao gồm:

  • Bồi thường về đất:

Trong trường hợp khi mà Nhà nước thu hồi đất vì các mục đích quốc phòng, an ninh hay phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích của quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất sẽ được bồi thường nếu như có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai 2013.

– Bồi thường chi phí đầu tư vào phần đất còn lại (nếu có).

– Bồi thường thiệt hại về tài sản, về sản xuất và kinh doanh:

Đối với các trường hợp bồi thường thiệt hại về tài sản, sản xuất, kinh doanh thì Nhà nước chỉ bồi thường phần thiệt hại về tài sản (như nhà ở, công trình, cây trồng,…) nếu đó là các tài sản hợp pháp.

* Về tái định cư

Tái định cư thường bao gồm các phương án bố trí chỗ ở (tái định cư tại chỗ hoặc tái định cư tại địa điểm khác – nơi được bồi thường bằng đất) và hỗ trợ tái định cư đối với các trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, các cá nhân, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.

Như vậy, có thể thấy rằng bồi thường và tái định cư là hai chính sách khác nhau. Tuy nhiên điểm chung của cả hai đều là phương án dự liệu của nhà nước khi tiến hành thu hồi đất và đều cùng chung mục đích hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi, giúp họ sớm ổn định lại cuộc sống. 

>>> Bồi thường và tái định cư có giống nhau không? Gọi ngay: 1900.6174

Chi trả bồi thường tái định cư

 

Như đã đề cập bên trên thì việc bồi thường tái định cư là chính sách riêng biệt của Nhà nước liên quan đến đất đai nhằm ổn định cuộc sống của người dân có đất sau khi nhà nước thực hiện việc thu hồi.

Căn cứ theo quy định tại Điều 93 của Luật Đất Đai năm 2013 thì việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định cụ thể như sau:

  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đã có quyết định thu hồi đất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường cần phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho những người dân có đất thu hồi.
  • Trường hợp các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường nhưng lại chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho những người dân có đất bị thu hồi, ngoài việc nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được các cấp có thẩm quyền phê duyệt qua thì những người dân này còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng với mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính dựa trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
  • Đối với trường hợp người dân có đất bị thu hồi không nhận tiền bồi thường, không nhận hỗ trợ theo các phương án bồi thường được các cấp  phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ sẽ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.
  • Nếu như người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi mà vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo như  quy định của pháp luật thì cần phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ vào số tiền được bồi thường để tiến hành hoàn trả lại ngân sách của nhà nước.

>>>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa đất nông nghiệp và đất thổ cư là gì?

Quy định về phương án bồi thường tái định như thế nào?

Theo như quy định của nhà nước thì các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thông thường được áp dụng đó là: bồi thường về đất, về tiền, về nhà ở, hỗ trợ ổn định về mặt đời sống và kinh doanh sản xuất, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, bố trí tái định cư cho người dân v.v…

Các phương án về việc hỗ trợ, tái định cư cần phải được lập cụ thể và trải qua các bước phê duyệt, lấy ý kiến của những cơ quan có thẩm quyền liên quan trước khi tiến hành. 

Tùy vào từng thửa đất, loại đất,  đối với mỗi trường hợp đất bị thu hồi cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền sẽ lập phương án khác nhau sao cho phù hợp.

chuyen-boi-thuong-tai-dinh-cu

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ có trách nhiệm lập các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với các Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi tiến hành lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo như các hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi đó, đồng thời cần niêm yết công khai các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của các khu dân cư nơi có đất thu hồi đó.

Như vậy, có thể thấy rằng không hề có một phương án nào giống với phương án nào đối với các trường hợp bị thu hồi đất khác nhau. Nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đất đai là phối hợp với những người có liên quan đến kế hoạch thu hồi đất mang lại các phương án hỗ trợ, tái định cư phù hợp nhất và tốt nhất cho người dân.

>>> Quy định về phương án bồi thường tái định như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Nguyên tắc bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là gì?

Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được quy định cụ thể tại Điều 74 và Điều 88 của Luật Đất Đai 2013, hướng dẫn thực hiện tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

Nhằm đảm bảo tốt các quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân có đất  bị thu hồi, khắc phục những bất cập và điều tiết hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, những người sử dụng đất và các nhà đầu tư, đồng thời giảm thiểu và hạn chế các khiếu nại của công dân trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khi bị thu hồi đất. Luật Đất đai năm 2013 đã sửa đổi và bổ sung thêm một số quy định mới nhằm tháo gỡ được những hạn chế, bất cập của Luật Đất đai năm 2003.

Về nguyên tắc khi thực hiện thu hồi đất: Luật nước ta khẳng định một cách rõ ràng nguyên tắc công khai, minh bạch và dân chủ trong việc thực hiện thu hồi đất; quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất;

Để đảm bảo được các nguyên tắc dân chủ, công khai, Luật này cũng đã quy định theo hướng tăng cường hơn sự tham gia trực tiếp của nhân dân trong việc đo đạc, kiểm tra đất đai, tài sản gắn liền với đất và tiến hành xây dựng các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nâng cao trách nhiệm đối thoại và giải trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người dân chưa đồng thuận về việc bồi thường thu hồi đất.

>>> Nguyên tắc bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Nguyên tắc bồi thường khi thu hồi đất

Các chế định về việc bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất trong Luật Đất đai năm 2013 được quy định tại các Điều 41, 42 và 43. Nhìn trên thực tế thì không thể thể chế, truyền tải được hết các quy định mang tính nguyên tắc để thực hiện cách thống nhất khi xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn thu hồi đất được.

Để khắc phục những hạn chế này, Luật Đất đai năm 2013 đã tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt nhau (cụ thể tại Điều 74 và Điều 88 của Luật trên). 

Nguyên tắc trên được thể hiện khi nhà nước lấy đi phần lợi ích của người dân mà những người dân này có đầy đủ các điều kiện để được hưởng bồi thường thì Nhà nước sẽ có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại. Quy định trên rất phù hợp với các nguyên tắc dân sự đã được quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Khi Nhà nước thu hồi đất thì sẽ bồi thường bằng đất cùng loại, nếu như không có đất cùng loại thì sẽ bồi thường bằng tiền với các giá trị tương đương khác. 

Việc bồi thường phải thể hiện được tính dân chủ khách quan, tức là phải đảm bảo khi người dân bị thu hồi đất mà có các đủ điều kiện nhận bồi thường thì họ chắc chắn phải được bồi thường. Đây là quyền liên quan trực tiếp tới lợi ích chính đáng của họ mà không một ai hay tổ chức cá nhân nào được phép xâm hại đến.

Đây được cho là một điểm mới của pháp luật về đất đai khi đã bắt đầu xem xét bồi thường đất không chỉ với tư cách là tài sản mà còn là tài nguyên và các tư liệu sản xuất. Trên thực tế, ngoài ý nghĩa là tài sản thì  đất đai còn là tài nguyên thiên nhiên, các tư liệu sản xuất và là nguồn sống của con người. Vì đất chính là tư liệu sản xuất của người bị thu hồi đất cho nên nhà đầu tư ngoài việc bồi thường giá trị như một tài sản còn phải bồi thường về mức thu nhập, sinh kế cho người bị mất đất. 

>>> Nguyên tắc bồi thường khi thu hồi đất là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Nguyên tắc hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Đây cũng được coi là một điểm mới của Luật Đất đai năm 2013 (Được quy định cụ thể tại Khoản 1 của Điều 83, Luật này).

Thứ nhất, quy định về việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho các hộ gia đình, các cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Thứ hai, quy định về việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho các hộ gia đình, các cá nhân sử dụng đất ở kết hợp với kinh doanh dịch vụ mà nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ khi Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở.

Thứ ba, một trong các hình thức hỗ trợ thiết thực nhất đó là hỗ trợ về chỗ ở, tái định cư. Nhằm khắc phục tình trạng một số khu vực tái định cư chất lượng thấp, không đồng bộ về mặt cơ sở hạ tầng, chưa đảm bảo được các tiêu chí có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. 

Theo đó thì ở cả trong nguyên tắc về bồi thường cũng như hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất của người dân đều đề cập đến việc bảo đảm tính khách quan, công bằng, kịp thời, công khai minh bạch, dân chủ, đúng với pháp luật. Việc thực hiện công khai minh bạch, dân chủ được thể hiện, cụ thể như sau:

– Quy định cụ thể về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất do lỗi của người dân sử dụng đất gây ra hoặc những trường hợp thu hồi đất vì các lý do đương nhiên; Trên cơ sở đó, Nhà nước sẽ tiến hành thực thi các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không giống nhau đối với các trường hợp thu hồi đất khác nhau như: 

  • Trường hợp thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng và mục đích phát triển kinh tế thì những người bị thu hồi đất sẽ được Nhà nước bồi thường về đất và bồi thường thiệt hại cả về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi đó. Đối với các trường hợp thu hồi đất ở, người bị thu hồi đất ngoài việc được Nhà nước bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất đó thì còn được hưởng các chính sách tái định cư. Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của những người đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà không có đất để giao cho họ để họ tiếp tục sản xuất, người bị thu hồi đất nông nghiệp ngoài việc được bồi thường về đất và tài sản trên đất còn được Nhà nước hỗ trợ mọi mặt để sớm ổn định cuộc sống, đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp; 
  • trường hợp thu hồi đất do lỗi của những người sử dụng đất gây ra thì người dân bị thu hồi đất không được bồi thường về đất mà chỉ được bồi thường về các thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi đó

chuyen-boi-thuong-tai-dinh-cu

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí bồ thường đất tái định cư là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là tất cả những nội dung có liên quan đến vấn đề “Bồi thường tái định cư” cụ thể về việc chi trả bồi thường tái định cư, các nguyên tắc đảm bảo thực hiện việc bồi thường tái định cư diễn ra một cách rõ ràng, công khai và có hiệu quả…

Tất cả đã được chúng tôi tổng hợp và thông tin đến các bạn. Tổng Đài Tư Vấn sẽ không ngừng cố gắng để kịp thời hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc mà mọi người đang gặp phải. Nếu như có thêm bất kì câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline của Tổng đài 1900.6174

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  1900252505