Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa được quy định như thế nào? Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa đã và đang trở thành một vấn đề nóng trong thời gian gần đây. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, một số dự án xây dựng được đặt ra nhằm phát triển hạ tầng, xây dựng các khu đô thị mới. Tuy nhiên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa lại đòi hỏi tuân thủ các quy định pháp luật nghiêm ngặt, bao gồm cả điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. Bài viết này Luật sư Tổng Đài Tư Vấn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin và giải đáp những thắc mắc về các điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ với Luật sư qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!
Đất trồng lúa là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định về quản lý và sử dụng đất đai thì đất trồng lúa được quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định 35/2015 này có những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Đất trông là đất có những điều kiện phù hợp để trông lúa, bao gồm chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.”
Như vậy, ta có hiểu đơn giản rằng đất trồng lúa là loại đất có những điều kiện phù hợp cho việc trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trông lúa khác.
Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo quy định của pháp luật, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa
Anh Toàn (Thái Bình) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong muốn được hỗ trợ như sau:
Bố mẹ tôi đều là nông dân. Bố mẹ tôi được nhà nước cấp cho một mảnh đất nông nghiệp rộng 1560m2 từ trước năm 1980. Hiện tại, bố mẹ tôi đã già, sức khỏe không còn được như xưa nên không canh tác được. Tôi dự định sẽ chuyển mục đích sử dụng đất trông lúa này sang mục đích khác. Vậy thưa Luật sư, theo quy định pháp luật hiện hành điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa là gì? Tôi mong muốn Luật sư tư vấn hỗ trợ, tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn chính xác điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Cảm ơn chị Mến đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Tư Vấn! Đối với câu hỏi của chị, các Luật sư chúng tôi xin giải đáp như sau:
Thực tiễn hiện nay cho thấy, do nhu cầu sử dụng đất ở và giá trị đất ở đang lớn hơn rất nhiều so với đất trồng lúa, nên có rất nhiều cá nhân đã tự ý chuyển đất trồng lúa thành đất ở. Hay không ít các cá nhân, hộ gia đình muốn xin chuyển đất trồng lúa sang thành đất ở.
Cụ thể, căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất Đai năm 2013, thì việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và còn phải căn cứ theo kế hoạch sử dụng đất hằng năm cơ cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:
Căn cứ theo Điều 52 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”.
Theo đó, cá nhân có mong muốn chuyển mục đích sử dụng đất thì đề nghị liên hệ đến địa phương nơi có thửa đất đó để giải quyết theo đúng thẩm quyền và theo đúng với quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, trong trường hợp của anh Toàn, để được chuyển mục đích đất trồng lúa thì con tùy thuộc vào kế hoạch sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất của anh trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất. Trong quá trình thực hiện thủ tục, nếu anh có gặp bất cứ khó khăn nào về hồ sơ, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, hãy liên hệ ngay hotline 1900.6174 để được tư vấn pháp luật!
Thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa theo quy định
>> Luật sư tư vấn chính xác thẩm quyền cho phép chuyển đổi đất trồng lúa, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo Điều 59 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền được cho phép chuyển mục tiêu sử dụng đất, cụ thể như sau:
– UBND cấp tỉnh (tỉnh, thành phố thường trực TW) ban hành quyết định hành động được cho phép chuyển mục tiêu sử dụng so với những tổ chức triển khai;
– UBND cấp huyện có thẩm quyền được cho phép chuyển mục tiêu sử dụng đất so với các hộ mái ấm gia đình, cá thể ;Trường hợp được cho phép chuyển mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào các mục tiêu thương mại, dịch vụ với diện tích quy hoạnh từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận đồng ý của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định hành động
Theo đó, khi cá nhân sử dụng đất đai có nhu cầu chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại đất khác thì cơ quan UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện có thẩm quyền chuyển đổi. Cơ quan trên sẽ xem xét dựa vào kế hoạch và quy hoạch đất của năm để quyết định được chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không.
Tuy nhiên, mới đây căn cứ theo Quyết định số 10/2022/QĐ-TTg quy định về trình tự và thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đầu nguồn dưới 50 ha thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho HĐND4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Cần Thơ tại các Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua.
Trên đây là phần giải đáp của Tổng Đài Tư Vấn về câu hỏi thắc mắc thẩm quyền, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo quy định mới nhất. Mọi băn khoăn về vấn đề thủ tục chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản lên đất thổ cư, chị hãy gọi ngay hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa
Chị Nga (Thanh Hóa) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong muốn Luật sư tư vấn giải đáp như sau:
Vợ chồng tôi lấy nhau từ năm 2015, sau đó chúng tôi làm lụng tích được một số tiền. Vào cuối năm 2016, chúng tôi có mua một mảnh đất ruộng rộng 420m2. Hiện tại, vợ chồng tôi dự định sẽ chuyển phần đất nông nghiệp này sang đất thổ cư. Tôi mong Luật sư tư vấn cho vợ chồng tôi thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa. Tôi xin cảm ơn và mong được giúp đỡ!”
>> Luật sư tư vấn trình tự chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa NHANH NHẤT, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Chào chị Nga, đối với câu hỏi trên của chị, các Luật sư chúng tôi sẽ đưa ra phần giải đáp sau đây:
Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa như thế nào?
>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT, thì các cá nhân, hộ gia đình cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất, bao gồm:
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Khi nộp hồ sơ, cá nhân có yêu cầu cần xuất trình thêm giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân nếu có yêu cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trình tự thực hiện
Khi thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì chị Nga phải tuân thủ theo quy định tại Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013, cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cá nhân có yêu cầu nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp nhận hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 3 ngày làm việc thì Cơ quan có thẩm quyền phải thông báo và hướng dẫn cho cá nhân nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 2: Xử lý, giải quyết yêu cầu
Cơ quan Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất đai. Cơ quan Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cá nhân sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ quan Phòng Tài nguyên và Môi trường trình cơ quan UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai. Cơ quan Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ chỉ đạo cập nhật và chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Cá nhân sử dụng đất thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật hiện hành.
Bước 3: Trả kết quả
Cơ quan Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình sau khi cá nhân này thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Thời gian giải quyết
Thời gian thực hiện giải quyết hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa:
Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ nêu trên hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của cá nhân sử dụng đất).
Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Như vậy, trên đây là phần tư vấn của Tổng Đài Tư Vấn về vấn đề thủ tục, điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa. Trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nếu chị Nga gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay hotline 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn luật đất đai!
Nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất và phí khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa
Chị Lan (Hải Phòng) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong muốn Luật sư tư vấn như sau:
Bố mẹ tôi trước kia có mua một mua một mảnh đất ruộng rộng 1000m2 để trồng cấy. Hiện tại, bố mẹ tôi tuổi tác đã cao, không còn canh tác được nữa. Bố mẹ tôi định tặng mảnh đất này cho tôi để tôi chuyển đổi mục đích trồng cấy sang kinh doanh. Vậy thưa Luật sư, trong trường hợp này, nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất và phí khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn và mong Luật sư giúp đỡ!”
>> Luật sư tư vấn chính xác các khoản phí phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Cảm ơn chị Lan đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Tổng Đài Tư Vấn! Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thì cá nhân sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành; chế độ sử dụng đất, các quyền và nghĩa vụ của cá nhân sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng theo khoản 2 Điều 57 Luật đất đai năm 2013.
Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Luật đất đai năm 2013, Khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thì cá nhân sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định, cụ thể sau đây:
– Nộp tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trả một lần cho cả thời gian thuê bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất và tiền thuê đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của loại đất đai trước khi chuyển mục đích sử dụng đất;
– Nộp tiền thuê đất hàng năm theo từng loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy, trong trường hợp này, khi muốn chuyển mục đích sử dụng đất ruộng thì chị Lan phải nộp các khoản phí nêu trên. Ngoài ra, trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất, nếu gặp khó khăn thắc mắc chị hãy liên hệ ngay hotline 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn hỗ trợ!
Mức phạt khi tự ý chuyển đổi đất trồng lúa không xin phép cơ quan có thẩm quyền
Chị Thắm (Thái Bình) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc mong muốn được tư vấn như sau:
Hàng xóm nhà tôi có ông A, nhà ông này có 210m2 đất ruộng. Ông A đã tự ý chuyển đổi 1500m2 đất ruộng này sang đất thổ cư để xây nhà cho con trai ở. Khi bắt đầu tự ý chuyển, bên UBND xã có xuống nhắc nhở, nhưng một thời gian sau ông A vẫn cố tình tiếp tục thưc hiện hành vi trên. Vậy thưa Luật sư, theo quy định pháp luật hiện hành, mức phạt khi tự ý chuyển đổi đất trồng lúa không xin phép cơ quan có thẩm quyền như thế nào? Tôi xin cảm ơn và mong Luật sư giúp đỡ!”
>> Luật sư tư vấn chính xác mức phạt khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Cảm ơn chị Thắm đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Tư Vấn! Đối với câu hỏi của chị, các Luật sư chúng tôi xin giải đáp như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, cá nhân, hộ gia đình tại khu vực nông thôn tự ý chuyển đổi phần đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm thì sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng nếu diện tích phần đất chuyển mục đích trái phép dưới 0.5 hecta.
– Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng nếu diện tích phần đất chuyển mục đích trái phép dưới 0.5 hecta đến dưới 1 hecta.
– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu diện tích phần đất chuyển mục đích trái phép dưới 1 hecta đến dưới 3 hecta.
– Phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng nếu diện tích phần đất chuyển mục đích trái phép dưới 3 hecta trở lên.
Ngoài việc nộp phạt trên, cá nhân vi phạm còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của phần đất trước khi vi phạm.
Như vậy, đối chiếu với tình huống trên thì ông A đã tự ý chuyển mục đích trái phép 150m2, do đó ông A sẽ phải nộp phạt từ 2 – 5 triệu đồng theo quy định pháp luật hiện hành. Ngoài ra, ông A còn phải khôi phục lại tình trạng phần đất vi phạm ban đầu.
Như vậy trên đây Tổng Đài Tư Vấn đã giải đáp thắc mắc của về vấn đề điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. Các Luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật đã đưa ra, trả lời những câu hỏi xoay quanh vấn đề trên. Trong quá trình thực hiện thủ tục chị gặp khó khăn hay cần hỗ trợ hãy gọi ngay số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn cụ thể.!
Liên hệ với chúng tôi:
✅ Dịch vụ Luật sư tư vấn luật hình sự | ⭐️ Chuyên nghiệp – Chính xác |
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |