Hiện nay, nhiều trường hợp các cặp nam nữ chỉ sống chung như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật. Vậy khi sinh con trong trường hợp này thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ như thế nào? Quyền nuôi con ngoài giá thú thuộc về ai? Với những vấn đề vừa nêu, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc lời giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
Con ngoài giá thú được hiểu như thế nào?
Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể về khái niệm con ngoài giá thú. Tuy nhiên, có thể đơn giản con ngoài giá thú chính là con được sinh ra nhưng cha mẹ không phải là vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì pháp luật Việt Nam chỉ công nhận một cuộc hôn nhân hợp pháp khi các bên trong cuộc hôn nhân này có đầy đủ điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Theo đó, các trường hợp có thể phát sinh con ngoài giá thú trong thực tế bao gồm các trường hợp cụ thể như sau:
– Trường hợp thứ nhất, cha của con, mẹ của con đều còn độc thân và có quan hệ tình cảm với nhau và sinh con ra nhưng không đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp thứ hai, một trong hai bên hoặc cả hai bên là cha của con, mẹ của con đã kết hôn với người khác nhưng có quan hệ tình cảm với nhau và sinh con.
– Trường hợp thứ ba là cha của con, mẹ của con được sinh ra trong thời gian nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, trong đó bao gồm cả trường hợp vợ chồng đã ly hôn, sau đó sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn lại theo quy định của pháp luật.
Con ngoài giá thú có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Theo quy định khoản 2, Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do đó, pháp luật nước ta không phân biệt con sinh ra phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Dù con được sinh ra lúc cha mẹ của con đang trong mối quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật hay con sinh ra lúc cha mẹ của con đã ly hôn hay không phải vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Như vậy, con dù là con trong hôn nhân hay con ngoài giá thú thì con cũng có các quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của con, theo đó pháp luật nước ta quy định con có quyền được cha mẹ yêu thương tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp, về nhân thân và tài sản theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, con cũng có quyền được học tập, được giáo dục, và được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đảm bảo phát triển đời sống đạo đức, tinh thần lành mạnh.
Đối với nghĩa vụ của con, theo quy định của pháp luật, con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ. Đồng thời, con cũng có nghĩa vụ trong việc giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình mình. Ngoài ra, pháp luật nước ta cũng quy định con cũng có thể sống chung với cha mẹ, hoặc con được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, yêu thương trong trường hợp con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
Con ngoài giá thú có được ghi tên cha trong giấy khai sinh không?
Anh Lê Văn Việt tại Hà Nội thắc mắc:
“Tôi có một đứa con ngoài giá thú, vậy con tôi có được ghi tên cha mình trong giấy khai sinh không? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư!”
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
Luật sư trả lời:
Cảm ơn anh Việt đã gửi thắc mắc đến chúng tôi. Luật sư đã xem xét và xin đưa ra lời giải đáp cụ thể như sau:
Theo khoản 2, Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do đó, dù con được sinh ra lúc cha mẹ đang trong mối quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật hay con sinh ra lúc cha mẹ đã ly hôn hoặc không phải vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật thì con cũng có các quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình theo quy định của pháp luật. Như vậy, con ngoài giá thú dù không được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng vẫn có quyền được làm giấy khai sinh và nhận cha con như đối với con sinh ra trong thời kì hôn nhân để được hưởng những quyền lợi cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong phần đăng ký giấy khai sinh của con ngoài giá thú sẽ để trống phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh theo khoản 2, Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Theo đó, tại quy định này, con ngoài giá thú chỉ được ghi tên cha trong Giấy khai sinh trong trường hợp người cha yêu cầu làm thủ tục nhận cha con vào thời điểm đăng ký khai sinh. Đối với trường hợp này, Ủy ban nhân dân sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật.
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
Quyền nuôi con ngoài giá thú được xác định như thế nào?
Chị Lê Đặng Minh Anh (Khánh Hòa) có câu hỏi như sau:
“Tôi là Lê Đặng Minh Anh, hiện tại tôi đang sinh sống tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay, tôi đã 30 tuổi. Tôi có một đứa em trai, năm nay em trai tôi cũng được 26 tuổi rồi. Vào khoảng 5 tháng trước, có một cô gái đến gia đình tôi và nói rằng cô ấy đang mang thai đứa con của em trai tôi. Lúc đó gia đình chúng tôi rất bất ngờ. Sau khi nói chuyện với em trai tôi thì em trai tôi mới cho gia đình biết sự việc này. Em trai tôi xin cưới cô gái ấy và hai gia đình đồng ý. Hai vợ chồng đợi sinh bé xong mới tổ chức đám cưới và đăng ký kết hôn. Đầu tháng này, cô gái đó đã sinh ra một bé trai rất đáng yêu. Tuy nhiên, dạo gần đây giữa em trai tôi và cô gái ấy đã xảy ra nhiều mâu thuẫn, cả hai không tìm được tiếng nói chung. Do đó, khi mới sinh bé xong thì cả hai không ở chung với nhau nữa. Cả hai đến bây giờ vẫn chưa đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, em trai tôi và cô gái ấy đều muốn được chăm sóc cho em bé. Tôi không biết quyền nuôi con ngoài giá thú được quy định như thế nào trong trường hợp này?”
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
Luật sư trả lời:
Cảm ơn chị Anh đã gửi thắc mắc đến chúng tôi. Luật sư đã xem xét và xin đưa ra lời giải đáp cụ thể như sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì đối với trường hợp nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này mà chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật. Nhưng vẫn làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên và vẫn được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định đối với trường hợp sau khi ly hôn thì cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Đối với trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Pháp luật nước ta tôn trọng thỏa thuận của hai vợ, chồng có thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Đối với trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con như điều kiện được học tập, được chăm sóc nuôi dưỡng, điều kiện được phát triển về thể chất về tinh thần. Trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì cần phải xem xét nguyện vọng của con. Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì con sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi.
Như vậy, trường hợp cha mẹ chưa kết hôn nhưng thì người nuôi con ngoài giá thú sẽ do hai bên thỏa thuận. Trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được về người nuôi con ngoài giá thú thì Tòa án sẽ quyết định giao con ngoài giá thú cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Đối với trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì cần phải xem xét nguyện vọng của con ngoài giá thú.
Bên cạnh đó, theo quy định về thụ lý đơn yêu cầu ly hôn thì đối với trường hợp hai bên không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật tại khoản 1, Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong trường hợp nếu có yêu cầu về con cái và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15, Điều 16 của Luật này
Như vậy, đối với trường hợp của em chị Minh Anh, nếu em chị và cô gái ấy không đăng ký kết hôn mà cả hai có con chung thì cả hai vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên. Em chị và cô gái ấy có thể thỏa thuận về việc nuôi con để có thể bảo đảm tốt nhất việc chăm sóc và nuôi dưỡng con của mình. Trong trường hợp em chị và cô gái ấy không thể thỏa thuận được việc chăm sóc và nuôi dưỡng con của mình thì Tòa án sẽ xem xét các căn cứ khác như về điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần,… để quyết định và xem xét xem trong hai người ai sẽ là người trực tiếp nuôi con ngoài giá thú. Theo như chị Minh Anh cho biết thì cháu bé mới được sinh ra và cháu dưới 36 tháng tuổi thì cháu sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi con nếu như hai bên không có thỏa thuận khác. Trường hợp cháu dưới 36 tháng tuổi mà mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì con sẽ do người cha nuôi hoặc theo thỏa thuận của em chị và cô gái ấy.
>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn thuận tình 2023
Có thể thay đổi quyền nuôi con ngoài giá thú không?
Anh Lê Văn Minh Việt (Cà Mau) có câu hỏi như sau:
“Tôi là Lê Văn Minh Việt, hiện tại tôi 42 tuổi và đang sinh sống tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Trước đây, tôi có quen với một cô gái và chúng tôi có dự định sẽ kết hôn với nhau. Tuy nhiên, trước khi kết hôn, vì một số lý do nên chúng tôi thường hay mâu thuẫn nên chúng tôi quyết định chia tay. Khi chia tay, tôi không hề biết cô ấy đang mang thai con của tôi. Đến sau này tôi mới nghe bạn bè của cô ấy cho tôi biết thì tôi mới hay sự việc này. Tôi có liên hệ với cô ấy và đúng thật đứa bé là con trai của tôi. Nhưng hiện tại tôi đã có gia đình riêng của mình và có với vợ hiện tại của tôi được hai bé là một bé trai và một bé gái. Tôi có bàn bạc với vợ hiện tại của tôi về việc nuôi con của tôi với người yêu cũ của tôi và vợ hiện tại của tôi cũng đã đồng ý quyết định này. Do đó, tôi có nói vấn đề này đến người yêu cũ của tôi về việc để vợ chồng tôi nuôi dưỡng bé. Tuy nhiên, tôi và người yêu cũ của tôi không thể đạt được thỏa thuận chung. Vì thật sự tôi cũng rất muốn bù đắp tình cảm và được nuôi dưỡng, chăm sóc bé trong khoảng thời gian vừa qua.
Bên cạnh đó, hiện tại người yêu cũ của tôi cũng không có đầy đủ điều kiện để chăm sóc con. Cô ấy đang qua lại với một người đàn ông khác, nên giao con cho bà ngoại chăm sóc. Gia đình bên ngoại của cháu cũng không ổn định kinh tế, tôi sợ con mình sẽ không có điều kiện được giáo dục và chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ. Tôi không biết có rằng pháp luật nước ta có quy định về việc thay đổi quyền nuôi con ngoài giá thú không?”
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
Luật sư trả lời:
Cảm ơn anh Minh Việt đã gửi thắc mắc đến chúng tôi. Luật sư đã xem xét và xin đưa ra lời giải đáp cụ thể như sau:
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Bộ Luật Dân sự 2015, cha, mẹ của con có quyền thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con để có thể bảo đảm quyền và lợi ích cho con, tạo điều kiện cho con được chăm sóc và được nuôi dưỡng. Đối với trường hợp con ngoài giá thú cũng vậy, vì pháp luật không phân biệt con ngoài giá thú hay con trong giá thú, do đó, để có thể bảo đảm các quyền và lợi ích cho con, tạo điều kiện cho con được chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển thì cha, mẹ của con có quyền thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con ngoài giá thú. Sau khi cả cha và mẹ của con đã thỏa thuận được người có quyền nuôi con thì một bên vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng để người còn lại nuôi dưỡng con và chăm sóc cho con đến khi con trưởng thành. Theo đó, mức cấp dưỡng cho con sẽ tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận của cha mẹ để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành. Trong trường hợp cha và mẹ của con có tranh chấp về việc nuôi con, cả hai không thể thống nhất và thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con để có thể đảm bảo các quyền phù hợp với lợi ích của con, tạo điều kiện cho con được chăm sóc và được nuôi dưỡng và phát triển toàn diện thì cha và mẹ của con có thể yêu cầu Tòa án giải quyết quyền nuôi con theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ cân nhắc và xem xét trên nguyện vọng của con về việc con muốn sống chung với ai. Quyết định của Tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và đảm bảo cho con có đủ điều kiện phát triển và được chăm sóc, nuôi dưỡng. Đối với trường hợp con ngoài giá thú là con dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ giao con cho người mẹ nuôi dưỡng ngoại trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi con ngoài giá thú hoặc cha và mẹ của con có thỏa thuận khác.
Như vậy, trong trường hợp của anh Minh Việt, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận nuôi con của anh và người yêu cũ của anh. Anh và người yêu cũ có thể thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con, người trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con để có thể đảm bảo tốt nhất các quyền và lợi ích chính đáng của con. Đối với trường hợp anh Minh Việt và người yêu cũ không thống nhất được quyền nuôi con và chăm sóc con thì anh có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp quyền nuôi con. Theo đó, nếu cháu dưới 36 tháng tuổi mà cả hai không có thỏa thuận gì khác hay pháp luật có quy định khác hay người mẹ có đủ điều kiện để chăm sóc con thì con sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Trong trường hợp này, anh Minh Việt có nghĩa vụ cấp dưỡng để người yêu cũ của anh chăm sóc và nuôi dưỡng bé đến khi bé trưởng thành. Đối với trường hợp con trên 7 tuổi thì Tòa án sẽ căn cứ và xem xét đến nguyện vọng của con để xem xét con muốn sống chung với cha hay với mẹ của mình.
Ngoài ra, Tòa án cũng cân nhắc đến nhiều yếu tố khác như điều kiện chăm sóc, môi trường giáo dục,… để có thể đảm bảo con được chăm sóc và nuôi dưỡng, phát triển, đảm bảo tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của con. Việc người yêu cũ của anh không có đầy đủ điều kiện để chăm sóc con, cô ấy đang qua lại với một người đàn ông khác, cô ấy không đi làm mà cứ theo người đàn ông đó và giao con cho bà ngoại chăm sóc và hiện tại gia đình bên ngoại của cháu cũng không ổn định kinh tế, không có điều kiện được giáo dục và chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ cũng là yếu tố để Tòa án có thể xem xét và cân nhắc đến quyền nuôi con và giao con cho ai nuôi trong trường hợp này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con ngoài giá thú
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cấp dưỡng cho con là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con không sống chung với mình. Theo đó, con được cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với người cấp dưỡng. Con được cấp dưỡng là con chưa thành niên, con đã thành niên mà nhưng con không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; hoặc con đang gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Theo quy định tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha, mẹ của con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con. Bên cạnh đó, đối với trường hợp cha mẹ không sống chung với con; hoặc cha mẹ sống chung với con nhưng cha mẹ vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì cha mẹ trong trường hợp này có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con để con có thể có điều kiện được chăm sóc và nuôi dưỡng và phát triển toàn diện.
Theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ gắn liền nhân thân của mỗi người và không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác hay nghĩa vụ cấp dưỡng cũng không thể chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật. Do đó, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ vô cùng quan trọng và thiêng liêng thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự gắn kết giữa cha mẹ con.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, pháp luật nước ta không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú nên nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con cũng không có sự phân biệt. Do đó, khi cha hay mẹ của con ngoài giá thú không trực tiếp nuôi dưỡng con ngoài giá thú thì cha hoặc mẹ của con ngoài giá thú phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ngoài giá thú theo quy định của pháp luật hiện hành.
Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!
– Đảm bảo tư vấn chính xác và đầy đủ cho quý khách các thắc mắc, câu hỏi của quý khách hàng.
– Đảm bảo uy tín và chất lượng tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực tranh chấp hôn nhân và gia đình.
– Tư vấn hoàn toàn miễn phí cho quý khách hàng tất cả các lĩnh vực liên quan đến hôn nhân và gia đình.
>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!