Nghề trồng lúa ở nước ta đã gắn bó với người nông dân bao đời nay và trở thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Xuất phát từ vai trò của đất trồng lúa, Nhà nước ta đã ban hành những chính sách cũng như những văn bản pháp luật nhằm bảo vệ và phát triển đất trồng lúa. Do đó, khi người dân muốn chuyển đổi đất trồng lúa, tức chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác thì cần phải tuân theo quy định của pháp luật. Vậy thẩm quyền chuyển đổi đất trồng lúa sẽ do cơ quan nào thực hiện? Điều kiện và thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa được thực hiện như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ giải đáp toàn bộ những câu hỏi trên cùng những vấn đề pháp lý có liên quan đến việc chuyển đổi đất trồng lúa. Trường hợp quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn về những vướng mắc mà mình gặp phải, vui lòng liên hệ ngay với Luật sư qua số máy 1900.6174 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời!
Thế nào là đất trồng lúa?
>> Luật sư tư vấn chính xác chuyển đổi đất trồng lúa có cần xin phép cơ quan có thẩm quyền không, gọi ngay 1900.6174
Đất trồng lúa được xem là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng đối với nông nghiệp nói chung và nghề trồng lúa của người dân nói riêng. Về phương diện pháp lý, khái niệm đất trồng lúa được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, sửa đổi, bổ sung năm 2019. Theo đó, đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.
Về phân loại, đất trồng lúa sẽ bao gồm:
– Đất chuyên trồng lúa nước: Là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm;
– Đất trồng lúa khác: Bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương, trong đó đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.
Đất trồng lúa nước có những đặc điểm sau:
– Là đất có những điều kiện phù hợp để thực hiện việc trồng lúa trên đó;
– Thuộc loại đất trồng cây hằng năm (điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018).
Như vậy, Luật sư đã trình bày những thông tin cơ bản về đất trồng lúa như khái niệm, phân loại và đặc điểm của loại đất này. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn đọc còn gặp vướng mắc liên quan đến thủ tục hoặc thẩm quyền chuyển đổi đất trồng lúa, hãy liên hệ với Luật sư qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn luật đất đai chính xác, cụ thể!
Điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa
>> Luật sư tư vấn điều kiện chuyển đổi đất trồng lúa theo quy định của pháp luật, gọi ngay 1900.6174
Trong quá trình sử dụng đất trồng lúa, khi người dân muốn chuyển đổi sang mục đích khác thì cần phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật đặt ra để việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa là hợp pháp. Cụ thể, những điều kiện đó được thể hiện như sau:
Thứ nhất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối:
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, thì việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, Điều 52 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã nêu rõ các căn cứ sau:
– Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Thứ hai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án đầu tư:
Đối với điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án đầu tư được đề cập tại Điều 58 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018. Cụ thể, đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, thì chỉ phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa khi có một trong các văn bản dưới đây:
– Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ: Trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên;
– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: Trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa.
Đối với dự án sử dụng đất trồng lúa tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển: Cơ quan có thẩm quyền chỉ được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa khi được sự chấp thuận bằng văn bản của các bộ, ngành có liên quan.
Ngoài các điều kiện vừa nêu, thì người được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án đầu tư phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư;
– Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư;
– Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.
Như vậy, Luật sư đã trình bày một cách cụ thể, chi tiết những điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nhằm giúp cho người dân đang sử dụng đất trồng lúa có ý định chuyển đổi sang mục đích khác có thể nắm chắc những điều kiện trên. Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến những điều kiện và thẩm quyền chuyển đổi đất trồng lúa theo quy định hiện hành, hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất!
Thẩm quyền chuyển đổi đất trồng lúa theo quy định pháp luật
Anh Nghĩa (Tiền Giang) có câu hỏi như sau:
“Chào Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn!
Gia đình đang sinh sống tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, và hiện tại gia đình tôi đang canh tác trồng lúa trên mảnh đất với diện tích 2000 mét vuông. Sắp tới, tôi dự định đi làm ở công ty để cải thiện thu nhập và do cha mẹ tôi cũng đã lớn tuổi nên gia đình tôi muốn chuyển sang trồng cây ăn trái lâu năm, cụ thể là trồng xoài để thuận tiện hơn trong việc trồng và chăm sóc cây.
Tôi có nghe bà con nông dân ở chỗ tôi nói rằng việc chuyển mục đích sử dụng đất cần phải đi đến cơ quan có thẩm quyền để xin phép. Tôi cũng chưa rõ về việc này nên mong Luật sư giải đáp giúp tôi về thẩm quyền chuyển đổi đất trồng lúa được pháp luật quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn chính xác thẩm quyền chuyển đổi đất trồng lúa theo quy định, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Xin cảm ơn anh Nghĩa đã gửi câu hỏi của mình đến Tổng Đài Tư Vấn! Luật sư xin giải đáp về vấn đề trên như sau:
Theo điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, thì việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như thông tin anh Nghĩa cung cấp, thì gia đình anh mong muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả, cụ thể là cây xoài. Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 3 Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu, thì cây xoài thuộc loại cây ăn quả lâu năm. Do đó, việc gia đình anh Nghĩa chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm (cây xoài) phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Về thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 59 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, cụ thể:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trong trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định.
Căn cứ vào quy định trên, khi hộ gia đình anh Nghĩa chuyển đất trồng lúa với diện tích 2000 mét vuông (tương ứng 0,2 héc ta) sang đất trồng cây lâu năm, thì thẩm quyền cho phép chuyển đổi đất trồng lúa trong trường hợp này là Ủy ban nhân dân cấp huyện, cụ thể là Ủy ban nhân dân huyện Cái Bè nơi hộ gia đình anh đang canh tác đất.
Như vậy, qua nội dung mà Luật sư tư vấn theo quy định hiện hành, anh Nghĩa đã nắm rõ được trường hợp chuyển đổi đất trồng lúa của gia đình anh sẽ thuộc trường hợp phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân huyện nơi gia đình anh đang cư trú và canh tác mảnh đất trên. Qua nội dung tư vấn trên, nếu anh Nghĩa còn thắc mắc nào liên quan đến thẩm quyền chuyển đổi đất trồng lúa theo quy định pháp luật, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn pháp luật chính xác nhất!
Các cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa có được ủy quyền cho các cơ quan khác thực hiện không?
>> Luật sư tư vấn chính xác thẩm quyền chuyển đổi đất trồng lúa theo quy định, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ vào Điều 59 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, thì thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sẽ bao gồm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cụ thể như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
Vậy trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền nêu trên ủy quyền cho các cơ quan khác thực hiện việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa cho người dân thì có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Ở khoản 4 Điều 59 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 sẽ xác định rõ cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện) không được phép ủy quyền. Quy định này được đặt ra nhằm hạn chế tình trạng không thống nhất trong thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nói chung và đất trồng lúa nói riêng.
Trong trường hợp bạn đọc còn có câu hỏi về thẩm quyền chuyển đổi đất trồng lúa cùng những vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ Tổng Đài Tư Vấn qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chính xác theo quy định của pháp luật!
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa
Chị Dung (Đồng Tháp) có thắc mắc như sau:
“Kính chào Luật sư tư vấn!
Hiện tại, vợ chồng tôi đang canh tác 4 công đất (4000 mét vuông) để trồng lúa tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Do tốn quá nhiều chi phí để mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng và chăm sóc lúa nên lợi nhuận vụ mùa vừa rồi của gia đình tôi không được nhiều. Do đó, vợ chồng tôi có ý định chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây sầu riêng vì tôi thấy giá sầu riêng đang ở mức cao nên lợi nhuận thu được có thể khá hơn.
Do không rõ về quy định của pháp luật, nên tôi chưa biết thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa được thực hiện như thế nào? Tôi rất mong được Luật sư giải đáp thắc mắc này để vợ chồng tôi thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa. Vợ chồng tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Chúng tôi xin cảm ơn vợ chồng chị Dung đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Luật sư! Sau khi nhận câu hỏi và tiến hành xem xét, thì Luật gửi đến chị Dung lời giải đáp như sau:
Như thông tin chị Dung cung cấp, thì gia đình chị mong muốn chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây sầu riêng, tức muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu, thì cây sầu riêng thuộc loại cây ăn quả lâu năm. Do đó, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, thì việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vì vậy, việc vợ chồng chị Dung thực hiện việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm (cây xoài) phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung sẽ có thẩm quyền xem xét việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa của gia đình chị (khoản 2 Điều 59 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018).
Về thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa được quy định tại Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019, 2020; Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo quy định, vợ chồng chị Dung cần nộp 01 bộ hồ sơ do thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể hồ sơ gồm:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT);
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).
Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa (cụ thể với trường hợp của chị Dung là Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung). Hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất);
– Biên bản xác minh thực địa;
– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;
– Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi vợ chồng chị Dung đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thì tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật, người sử dụng đất sẽ nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường. Như vậy, trong trường hợp này, vợ chồng chị Dung cần nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đến Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lai Vung để được xem xét giải quyết.
Bước 3: Xử lý, giải quyết yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất
Khi vợ chồng chị Dung đã nộp hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lai Vung, thì cơ quan này sẽ thực hiện những công việc sau:
– Có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
– Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
– Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (cụ thể là Ủy ban nhân dân huyện Lai Vung);
– Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Bước 4: Trả kết quả
Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm cho hộ gia đình chị Dung sau khi chị đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Như vậy, thông qua nội dung mà Luật sư chúng tôi phân tích, có lẽ chị đã phần nào nắm rõ về trình tự các bước để thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa. Trong quá trình thực hiện thủ tục trên, nếu gặp bất kỳ vướng mắc, trở ngại nào cần được hỗ trợ, chị hãy gọi ngay tới số điện thoại của Luật sư 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời
Nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa
>> Luật sư tư vấn chính xác lệ phí chuyển đổi đất trồng lúa theo quy định, gọi ngay 1900.6174
Theo khoản 2 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, khi thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, tức có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác.
Ngoài ra, người sử dụng đất còn có nghĩa vụ nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa được trong trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước. Quy định này được đặt ra đã phần nào thể hiện chính sách của Nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trong cả nước. Theo căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 18/2016/TT-BTC, mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa được xác định như sau:
Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = Tỷ lệ phần trăm (%) x diện tích x giá của loại đất trồng lúa.
Cụ thể:
– Tỷ lệ phần trăm (%): Số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa bàn của địa phương, nhưng không thấp hơn 50%;
– Diện tích: Là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền;
– Giá của loại đất trồng lúa: Tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Như vậy, khi thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, thì người sử dụng đất sẽ có nghĩa nộp tiền sử dụng đất và có thể nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi thuộc trường hợp luật định. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất hoặc thẩm quyền chuyển đổi đất trồng lúa, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số hotline 1900.6174 để được giải đáp thắc mắc của mình!
Mức phạt khi tự ý chuyển đổi đất trồng lúa
Anh Hùng (Long An) có câu hỏi gửi đến Luật sư như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề cần được giải đáp đó là:
Hơn 15 năm nay, hộ gia đình tôi đã gắn bó với nghề trồng lúa trồng lúa trên mảnh đất của gia đình (diện tích 4500 mét vuông) ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Dạo gần đây, tôi thấy những người hàng xóm gần nhà tôi mở rộng diện tích trồng cây ăn trái và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Mặc dù đã gắn bó với nghề trồng lúa đã khá lâu nhưng gia đình tôi cũng mong muốn phát triển kinh tế gia đình thông qua việc chuyển đổi đất trồng lúa sang mô hình trồng cây ăn trái lâu năm để đỡ vất vả hơn trong việc chăm sóc.
Có lần tôi nghe được thông tin trên đài phát thanh về việc chuyển đổi đất trồng lúa phải thực hiện thủ tục xin phép, nhưng do quá lâu nên tôi cũng không nhớ chính xác. Luật sư cho tôi hỏi khi gia đình tôi chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây ăn trái lâu năm nếu không thực hiện việc xin phép cơ quan có thẩm quyền thì có vi phạm pháp luật về đất đai hay không? Nếu có thì mức phạt khi tự ý chuyển đổi đất trồng lúa ra sao? Gia đình tôi rất mong được Luật sư giải đáp!”
>> Luật sư tư vấn chính xác mức phạt chuyển đổi đất trồng lúa theo quy định, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Chân thành cảm ơn anh Hùng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Với thắc mắc anh đặt ra, Luật sư tư vấn xin trình bày lời giải đáp như sau:
Với diện tích đất 4500 mét vuông (0,45 héc ta) đang canh tác trồng lúa khi chuyển đổi sang trồng cây ăn quả lâu năm sẽ thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018). Về thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp huyện (cụ thể là Ủy ban nhân dân huyện Bến Lức) sẽ xem xét việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa của gia đình anh (khoản 2 Điều 59 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018). Do đó, nếu gia đình anh chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây ăn trái lâu năm mà không thực hiện việc xin phép tại cơ quan có thẩm quyền thì có thể thuộc trường hợp vi phạm pháp luật đất đai.
Liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, cụ thể đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, thì mức xử phạt được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
Trong trường hợp gia đình anh Hùng chuyển đất trồng lúa với diện tích 0,45 héc ta (dưới 0,5 héc ta) sang đất trồng cây ăn quả lâu năm trái phép, thì có thể bị xử phạt hành chính với số tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Do đó, khi có ý định chuyển đổi đất trồng lúa thì gia đình anh cần thực hiện việc xin phép chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền để tránh trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai.
Nội dung trên đây là giải đáp chi tiết, cụ thể của Luật sư liên quan đến mức phạt khi tự ý chuyển đổi đất trồng lúa. Trường hợp gia đình anh Hùng còn gặp những vướng mắc về thủ tục, thẩm quyền chuyển đổi đất trồng lúa, hãy liên hệ ngay đến Tổng Đài Tư Vấn qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí!
Một số câu hỏi liên quan đến thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa
>> Luật sư tư vấn chính xác các đối tượng được miễn, giảm phí chuyển đổi đất trồng lúa theo quy định, gọi ngay 1900.6174
Với chủ đề thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn cũng đã cung cấp cho bạn đọc những lời giải đáp hữu ích về những vấn đề cơ bản xoay quanh chủ đề này như điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, thẩm quyền chuyển đổi đất trồng lúa theo quy định pháp luật hay mức phạt khi tự ý chuyển đổi đất trồng lúa. Sau đây, chúng tôi cũng xin làm rõ một số câu hỏi liên quan đến thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa mà nhiều bạn đọc cũng đang rất quan tâm.
Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất nào phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
Về cơ sở pháp lý, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, thì việc chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sẽ thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, người dân cần lưu ý các trường hợp nêu trên để việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa được thực hiện theo đúng pháp luật.
Có thể chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa khi chưa được xác định được ranh giới đất không?
Liên quan đến hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT, thì hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sẽ bao gồm cả biên bản xác minh thực địa. Nếu ranh giới đất giữa các thửa đất liền kề chưa thống nhất và giải quyết, thì có thể cơ quan nhà nước có thẩm quyền không làm được biên bản xác minh thực địa này, từ đó dẫn đến người dân không thể xin phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa do bị thiếu một trong các giấy tờ cần thiết. Về vấn đề xác định ranh giới đất để làm được biên bản xác minh thực địa, thì người dân cần liên hệ Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nơi có đất canh tác để được giải thích và hỗ trợ về vấn đề này.
Chúng tôi mong rằng nội dung bài viết trên đây đã phần nào đáp ứng đầy đủ những thông tin cơ bản về thẩm quyền chuyển đổi đất trồng lúa. Trong trường hợp bạn đọc có bất kỳ câu hỏi nào khác có liên quan, hãy liên hệ với Tổng Đài Tư Vấn qua số máy 1900.6174 để được tư vấn, giải đáp chi tiết và chính xác nhất bởi những Luật sư giỏi về chuyên môn, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật về đất đai!