Vợ đi ngoại tình với người khác xử lý thế nào? Có nên ly hôn không?

vo-di-ngoai-tinh-voi-nguoi-khac

Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là một trong những nguyên tắc hàng đầu để bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình hiện nay. Hành vi ngoại tình chính là biểu hiện của việc vi phạm nguyên tắc này. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hành vi vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng? Trong trường hợp vợ đi ngoại tình với người khác giải quyết như thế nào? Có nên ly hôn không? Trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến vấn đề vợ đi ngoại tình với người khác một cách chi tiết nhất! Trong trường hợp cần Luật sư hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình, hãy liên hệ trực với Luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn miễn phí!

vo-di-ngoai-tinh-voi-nguoi-khac
Vợ đi ngoại tình xử lý thế nào? Có nên ly hôn không?

Vợ đi ngoại tình với người khác xử lý như thế nào?

Trường hợp vợ ngoại tình với người khác có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ nhân một vợ một chồng

>> Luật sư tư vấn chính xác mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp vợ đi ngoại tình với người khác, gọi ngay 1900.6174

Nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng là một trong những nguyên tắc đầu tiên, cơ bản nhất của chế độ hôn nhân và gia đình. Theo đó, có thể hiểu nguyên tắc này quy định rằng: vào thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân: cá nhân đang không có vợ hoặc có chồng và trong thời kì hôn nhân thì không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là việc một người đang trong thời kỳ hôn nhân kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người thứ ba khác ngoài vợ chồng hiện tại của mình. Việc chung sống như vợ chồng với người khác có thể được chứng minh bằng những biểu hiện như: có con chung với người khác, được hàng xóm và mọi người xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung hay đã được gia đình và cơ quan đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ đó,…

Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, theo đó, người nào phạm tội ngoại tình sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, nếu nghiêm trọng hơn thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

– Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát

– Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ hôn nhân một vợ, một chồng mà vẫn duy trì mối quan hệ đó

Như vậy, trong trường hợp vợ ngoại tình với người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến xử lý hình sự đối với trường hợp ngoại tình, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn pháp luật chính xác nhất!

Trường hợp vợ đi ngoại tình với người khác chỉ bị xử lý vi phạm hành chính

>> Luật sư tư vấn chính xác mức phạt hành chính đối với trường hợp vợ đi ngoại tình với người khác, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định về mức xử lý vi phạm hành chính khi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ,

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; […]”

Trong đó, bị coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” nếu trước đó người nào đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi được nêu trong một điều luật nói trên, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà lại:

a) Thực hiện chính hành vi đó;

b) Thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong điều luật tương ứng đó.

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính là 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm tùy vào hình thức xử lý vi phạm hành chính được áp dụng.

Như vậy, đối với trường hợp vợ ngoại tình nếu hành vi ngoại tình ở mức độ chưa nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề vướng mắc về xử lý vi phạm hành chính khi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được tư vấn miễn phí!

>> Xem thêm: Chồng ngoại tình có nên ly hôn? Cách giải quyết khi chồng ngoại tình

Chồng có được khởi kiện vì vợ đã ngoại tình không?

>> Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện vợ đi ngoại tình với người khác nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định của pháp luật, người nào đã có vợ hoặc người đã có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác thì có thể bị phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn thì bị xử lý vi phạm hình sự.

Do đó, nếu như vợ đã có hành vi ngoại tình nghiêm trọng đến mức xác định được nằm trong những trường hợp đã được phân tích ở những quy định trên thì hoàn toàn có quyền khởi kiện.

Tuy nhiên, nếu khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về hôn nhân và gia đình cụ thể là vấn đề ly hôn khi việc ngoại tình khiến có quan hệ vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng chứ Tòa án sẽ không thụ lý giải quyết vụ kiện về ly hôn

Nếu có đủ căn cứ để chứng minh cả hai có quan hệ sống chung như vợ chồng nhưng chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi ngoại tình này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến việc khởi kiện vợ đi ngoại tình với khác, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình!

>> Xem thêm: Chồng vũ phu có nên ly hôn không hay tiếp tục chung sống?

Vợ đi ngoại tình với người khác có nên ly hôn không?

Anh Tấn Lộc ở Khánh Hòa có gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn như sau:

Tôi và vợ đã kết hôn được 8 năm. Trong thời gian gần đây, vợ tôi liên tục đi sớm về khuya và không chăm sóc con cái. Tôi đã nhiều lần góp ý nhưng vợ tôi không thay đổi. Tui có theo dõi thì phát hiện vợ tôi đang ngoại tình với đồng nghiệp ở công ty. Tôi có chụp được ảnh và tin nhắn của vợ với người kia. Hiện tại, tôi vẫn chưa muốn ly hôn vì sợ con gái sẽ sống thiếu tình thương của mẹ. Mong luật sư tư vấn, cho tôi lời khuyên, tôi có nên ly hôn khi vợ tôi ngoại tình không? Xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác chồng có nên ly hôn khi vợ đi ngoại tình với người khác, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Tấn Lộc! Tổng đài chúng tôi đã nhận được câu hỏi của anh về vấn đề vợ ngoại tình thì có nên ly không. Luật sư xin được giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Nếu anh thực sự không muốn ly hôn để con gái sống đầy đủ tình yêu thương của cha mẹ, không bị tổn thương bởi việc ly hôn của cha mẹ thì anh và vợ mình nên ngồi lại nói chuyện với nhau, phân tích vấn đề để cho vợ hiểu. Anh có thể nhờ hai bên gia đình hòa giải nhằm duy trì tình cảm gia đình, tránh việc tan vỡ trong hôn nhân.

Nếu cuộc sống hôn nhân của anh chị vẫn có thể cứu vãn, cô ấy vẫn muốn được tha thứ và quay về vun vén hạnh phúc gia đình, thì anh hãy đặt cái tôi của mình xuống, bỏ qua đơn ly hôn và bắt đầu lại.

Trong trường hợp anh cảm thấy cuộc sống hôn nhân của mình không thể cứu vãn được nữa bởi thói trăng hoa của vợ mình thì ly hôn chính là cách giải thoát tốt nhất cho cả hai. Tình yêu cần được xây dựng từ cả 2 phía, từ sự tôn trọng lẫn nhau chứ không dựa vào những lời hứa suông. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khác mà anh nên cực kỳ tỉnh táo trước khi ra quyết định và xem xét có nên tha thứ hay không như:

Dù rằng vợ anh đã hứa sẽ dừng lại mối quan hệ sai trái này nhưng vẫn còn qua lại với người đàn ông kia anh nên cân nhắc việc có nên tha thứ hay không và liệu rằng lần sau cô ấy có tiếp tục lừa dối là khi nào và có thể mang lại sự đau khổ cho anh hay không?

Vì vậy, khi biết và tin chắc chắn rằng vợ đang giấu giếm sau lưng mình, anh hãy thật bình tĩnh và sử dụng lý trí để suy xét trước khi quyết định việc có nên ly hôn hay không. Trong trường hợp anh chị còn có con nhỏ, việc ly hôn vì vợ ngoại tình nên dựa trên sự đồng thuận và thỏa hiệp giữa vợ và chồng trong việc giành quyền nuôi con và hãy để cho đứa trẻ được sống với người nào có thể đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bé cả về kinh tế lẫn tình cảm.

Qua bài viết mà chúng tôi chia sẻ, chắc chắn anh đã biết cách định hướng câu trả lời cho bản thân mình khi vợ ngoại tình thì có nên ly hôn hay không? Hy vọng với những thông tin này, sẽ giúp cho cuộc sống của anh trở nên nhẹ nhàng hơn và bớt căng thẳng. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề vợ đi ngoại tình với người khác có nên ly hôn không, anh hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chính xác nhất!

vo-di-ngoai-tinh-voi-nguoi-khac-co-nen-ly-hon
Vợ đi ngoại tình với người khác có nên ly hôn không?

Thủ tục ly hôn khi vợ đi ngoại tình với người khác

Thủ tục ly hôn thuận tình

>> Luật sư tư vấn và hỗ trợ giải quyết đồng thuận ly hôn khi vợ đi ngoại tình với người khác, gọi ngay 1900.6174

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ ly hôn thuận tình

Hồ sơ ly hôn thuận tình cần những giấy tờ sau:

– Đơn yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn có xác nhận của địa phương

– Bản sao công chứng căn cước công dân, chứng minh nhân dân còn hiệu lực.

– Bản sao công chứng sổ hộ khẩu của vợ chồng.

– Giấy xác nhận mâu thuẫn giữa vợ chồng.

– Bản gốc của Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

– Đơn trình bày nguyện vọng của con trên 7 tuổi.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, anh chị có thể đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Tòa án có thẩm quyền để nộp hồ sơ. Anh chị có thể nộp qua những cách sau đây:

– Nộp trực tiếp hồ sơ tại Tòa án

– Nộp thông qua đường bưu điện

– Nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Bước 2: Nhận thông báo của Tòa án nhân dân

Trong khoảng thời gian 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn ly hôn của anh chị. Tòa án sẽ xem xét, giải quyết hồ sơ và đưa ra quyết định:

– Nếu hồ sơ của anh chị đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Tòa sẽ thông báo cho anh về tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp phí đầy đủ, anh chị phải nộp lại biên lai đó cho Tòa để Tòa thụ lý vụ án.

– Trong trường hợp hồ sơ của anh chị chưa đáp ứng đủ điều kiện, Tòa án sẽ ra thông báo cho anh chị sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Kể từ ngày nhận được thông báo đến hết 1 tháng, anh chị cần phải hoàn thành hồ sơ theo như yêu cầu của Tòa. Sau khi sửa đổi hồ sơ đầy đủ, Tòa sẽ thụ lý và xử lý vụ án.

Bước 3: Nhận thông báo thụ lý vụ án ly hôn

Tòa án sẽ gửi thông báo cho vợ chồng anh chị trong thời hạn 3 ngày làm việc để anh chị nắm rõ tình hình thụ lý xử lý đơn ly hôn của anh chị.

Bước 4: Tòa án xét đơn và mở phiên họp

Trong hạn 15 ngày, Tòa án phải có nhiệm vụ mở phiên họp để giải quyết và tiến hành hòa thủ tục hòa giải cho anh chị.

Bước 5: Tòa án ra quyết định ly hôn cho anh chị

Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hòa giải không thành với điều kiện cả 2 anh chị không có thay đổi ý kiến gì với Tòa. Tòa sẽ quyết định công nhận thuận tình ly hôn theo yêu cầu.

Trong quá trình thực hiện ly hôn đồng thuận khi vợ đi ngoại tình với người khác, nếu bạn đọc gặp bất kỳ vướng mắc nào cần Luật sư hỗ trợ, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời!

Thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên

>> Luật sư tư vấn và hỗ trợ giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên khi vợ đi ngoại tình với người khác, gọi ngay 1900.6174

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ ly hôn đơn phương

Hồ sơ ly hôn đơn phương cần những giấy tờ sau:

– Đơn xin ly hôn đơn phương theo mẫu

– Bản sao công chứng căn cước công dân hoắc chứng minh nhân dân còn hiệu lực

– Bản sao giấy khai sinh của con

– Bản gốc của Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

– Bản sao của tài chung theo yêu cầu phân chia ly hôn

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng ngoại tình

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin ly hôn đơn phương nêu trên, anh chị có thể đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Tòa án nhân dân có thẩm quyền để nộp. Anh chị có thể nộp hồ sơ qua 3 cách sau đây:

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền

– Nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện

– Nộp hồ sơ thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Trong khoảng thời gian 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn xin ly hôn đơn phương của anh chị. Tòa án sẽ giải quyết, xem xét hồ sơ và đưa ra quyết định:

– Nếu trường hợp, hồ sơ của anh chị chưa đáp ứng đủ điều kiện thì Tòa sẽ ra thông báo cho anh chị sửa đổi và bổ sung hồ sơ. Kể từ ngày nhận được thông báo đến hết thời hạn 1 tháng, anh chị cần phải hoàn thành hồ sơ theo yêu cầu của Tòa. Sau khi hồ sơ đầy đủ, Tòa sẽ thụ lý và xử lý vụ án.

– Nếu hồ sơ của anh chị đủ điều kiện, Tòa sẽ ra thông báo về tiền tạm ứng lệ phí. Sau khi nộp phí đầy đủ, anh chị phải nộp biên lai đó cho Tòa để Tòa thụ lý vụ án.

– Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và họ sẽ thông báo cho anh chị về vụ án nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác

– Tòa sẽ trả lại đơn khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của họ

Bước 2: Nhận thông báo thụ lý vụ án ly hôn đơn phương

Tòa sẽ gửi thông báo cho vợ chồng anh chị trong thời hạn 3 ngày làm việc để anh chị nắm rõ tình hình thụ lý xử lý đơn ly hôn của anh chị.

Bước 3: Tòa án triệu tập các đương sự

Theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì trường hợp ly hôn đơn phương sẽ có thời gian chuẩn bị xét xử là 4 tháng. Với những vụ án có tính chất phức tạp thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thêm thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 2 tháng.

Trong trường hợp, vợ chồng anh chị hòa giải không được và vụ án cũng không thuộc trường hợp đình chỉ thì thẩm phán sẽ chính thức quyết định xét xử vụ án

Bước 4: Xét xử vụ án ly hôn đơn phương

Các bên đương sự liên quan sẽ được Tòa cấp trích lục bản án trong thời gian 3 ngày kể từ khi kết thúc phiên Tòa. Sau đó, trong khoảng thời hạn 10 ngày, tòa án sẽ gửi bản án ly hôn chính thức cho các đương sự.

Trên đây là thủ tục ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương mà luật sư có cung cấp cho bạn. Tuy nhiên, trên thực tế, thủ tục ly hôn và hồ sơ ly hôn rất phức tạp khiến cho các đương sự mất nhiều thời gian, mất tiền bạc. Vì vậy, để việc ly hôn diễn ra một cách nhanh chóng bạn có thể liên hệ đến hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ cụ thể!

Một số câu hỏi khác liên quan đến vợ đi ngoại tình với người khác

Ngoại tình có ảnh hưởng đến quyền nuôi con khi ly hôn không?

>> Luật sư tư vấn và hỗ trợ giải quyết giành quyền nuôi con khi vợ đi ngoại tình với người khác, gọi ngay 1900.6174

Ngoại tình là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, là nguyên nhân khiến cho cuộc hôn nhân không thể tiếp tục. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng không có quy định cụ thể trường hợp vợ hoặc chồng ngoại tình thì không có quyền nuôi con. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một căn cứ để Tòa án xem xét về nhân cách của người đó có thể tạo mọi điều kiện tốt nhất để chăm sóc con không, hay thậm chí còn bỏ bê gia đình thường xuyên, không quan tâm đến con cái

Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, tuy nhiên không phải lúc nào con dưới 36 tháng tuổi cũng giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, nếu như người chồng có chứng cứ chứng minh được người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người chồng trực tiếp nuôi dưỡng

Do đó, để giành quyền nuôi con khi vợ hoặc chồng ngoại tình thì có thể nộp cho Tòa án những giấy tờ như sau:

– Đơn xin giành quyền nuôi con

– Bằng chứng hoặc chứng cứ về việc vợ hoặc chồng ngoại tình: Tài liệu đọc được, nghe được hay dữ liệu điện tử (quy định tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

– Tài liệu hay chứng cứ chứng minh bản thân có đầy đủ điều kiện về kinh tế, tinh thần

Như vậy, việc ngoại tình sẽ không ảnh hưởng đến quyền nuôi con khi ly hôn mà Tòa án sẽ căn cứ vào những bằng chứng, giấy tờ và điều kiện thực tế của hai bên để ra quyết định sẽ giao con cho người nào.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến việc vợ đi ngoại tình với người khác có ảnh hưởng đến quyền nuôi con không, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chính xác nhất!

Vợ đi ngoại tình với người khác thì chia tài sản khi ly hôn như thế nào?

>> Luật sư tư vấn và hỗ trợ giải quyết phân chia tài sản khi ly hôn khi vợ đi ngoại tình với người khác, gọi ngay 1900.6174

Khi ly hôn, vợ chồng có quyền tự thỏa thuận về toàn bộ các vấn đề, trong đó bao gồm việc phân chia tài sản. Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hoặc theo luật định. Căn cứ vào từng trường hợp mà Tòa án sẽ xử lý như sau:

– Trong trường hợp vợ chồng không có văn bản tự thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà bị Tòa án tuyên vô hiệu toàn bộ thì sẽ áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật tại Điều 59: “Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn”, cụ thể như sau:

“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

– Trong trường hợp có văn bản thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng và thỏa thuận này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung trong văn bản thỏa thuận để chia tài sản chung khi ly hôn

Hiện nay, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể trường hợp ngoại tình thì không được phân chia tài sản, mà tài sản chung của vợ chồng theo nguyên tắc sẽ được chia đôi, tuy nhiên sẽ tính đến các yếu tố như sau: hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp của hai vợ chồng, lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng

Theo đó, trường hợp vợ hoặc chồng có căn cứ chứng minh có lỗi trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng (nghĩa vụ thương yêu, chung thủy,…) thì có quyền yêu cầu được phân chia nhiều tài sản hơn.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề chia tài sản khi ly hôn khi vợ đi ngoại tình với khác, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình!

Viên chức ngoại tình có bị buộc thôi việc không?

>> Luật sư tư vấn chính xác mức xử lý đối với viên chức có hành vi ngoại tình, gọi ngay 1900.6174

Ta có thể hiểu viên chức là một trong những người quan trọng. Họ là những người luôn đi đầu trong quá trình phát triển của đất nước. Là những người có sức ảnh hưởng lớn đến đạo đức của cộng đồng. Việc chung sống như vợ chồng với người khác hay ngoại tình là điều không đúng. Đây là một trong những hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Do vậy việc viên chức ngoại tình sẽ có một số quy định như sau.

Khi vi phạm, tùy vào mức độ và tính chất vi phạm viên chức có thể sẽ bị xử lý kỷ luật. Căn cứ theo quy định của Nghị định 112/2020/NĐ-CP viên chức có thể bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức sau

– Khiển trách: Đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.

– Cảnh cáo: Đã bị khiển trách mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.

– Hạ bậc lương: Đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.

– Giáng chức: Đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.

– Cách chức: Viên chức đã bị giáng chức mà còn tái phạm, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc thì người vi phạm cũng tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết để giảm nhẹ.

– Buộc thôi việc: Viên chức đã bị cách chức hoặc hạ bậc lương mà còn tái phạm; vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, viên chức nếu ngoại tình có thể bị kỷ luật nặng nhất là buộc thôi việc. Tuy nhiên, ngoài trách nhiệm bị kỷ luật theo quy định nội quy của từng đơn vị, cơ quan thì còn có thể bị xử lý vi phạm hành chính, hình sự.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề viên chức ngoại tình, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình!

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn về vấn đề vợ đi ngoại tình với người khác thì xử lý như thế nào?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn đọc có thể hiểu rõ các quy định và đưa ra hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể của mình. Để được Luật sư hỗ trợ giải quyết trực tiếp các vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174, Luật sư của chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận cuộc gọi 24/7 và tư vấn pháp luật miễn phí!

  1900252505