Tranh chấp đất nông nghiệp giải quyết như thế nào?

mau-tranh-chap-dat-dai-co-giay-chung-nhan

Tranh chấp đất nông nghiệp là vấn đề gây nhức nhối và chưa được giải quyết triệt để bởi các cơ quan có thẩm quyền và có nhiều vụ việc rất phức tạp. Vậy theo quy định của pháp luật , tranh chấp đất đai là gì? Tranh chấp đât đai nông nghiệp sẽ được giải quyết như thế nào? Hòa giải trong vấn đề này diễn ra như nào? Tổng Đài Tư Vấn xin mời quý bạn theo dõi bài viết dưới đây và cùng cập nhật các thông tin về pháp luật bổ ích và hữu dụng nhất ! Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới những vấn đề được chúng tôi đề cập ở trên, xin vui lòng liên hệ tới hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn và giải đáp kịp thời !

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí tranh chấp đất đai nông nghiệp như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

 

Tình huống: Chị Mai ở Hà nội đặt câu hỏi:

Nhà tôi có một mảnh đất nông nghiệp dùng để trồng cây và rau đã được 10 năm như chưa được cấp sổ đỏ. Dạo gần đây, hộ gia đình gần nhà tôi thực hiện việc xây chuồng trại để chăn nuôi lợn nhưng lấn sang phần đất mà nhà tôi đang canh tác mà chưa có sự cho phép hay hỏi ý kiến gia đình tôi. Khi tôi sang để bàn chuyện về việc xâm phạm tới đất canh tác của nhà tôi thì gia đình họ có bảo đất nhà tôi chưa có sổ đỏ thì không có quyền để đòi quyền lợi.

Chính vì vậy tôi cần được các Luật sư và chuyên gia tư vấn hỗ trợ xem nên giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp như thế nào? Hòa giải bằng cách nào? Mong được Luật sư giải đáp sớm nhất, tôi xin cảm ơn và sẽ hậu tạ sau !

Trả lời:

Dựa theo các quy định tại Luật đất đai 2013 cũng như các văn bản hướng dẫn về đất đai, Nghị định pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho chị Mai như sau:

Tranh chấp đất đai là gì?

Quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 đã nêu rõ: Tranh chấp đất đai là tranh chấp, bất đồng về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Tranh chấp đất đai nhìn chung sẽ bao gồm các loại tranh chấp liên quan tới đất đai chẳng hạn như: tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp tài sản gắn liền với đất, …..có thể bao hàm cả những tranh chấp địa giới giữa các cơ quan hành chính.

dat-tranh-chap-dat-nong-nghiep

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến và phức tạp hiện nay, vì vậy khi giải quyết cần phải xác định loại tranh chấp đất đai cụ thể.

Như vậy, tranh chấp đất đai được hiểu là bất đồng và xung đột về lợi ích, quyền và nghĩa vụ của các bên khi cùng tham gia vào quan hệ đất đai.

>>> Xem thêm: Bỏ khung giá đất – Khám phá lợi ích và ý nghĩa của quy định này

Đất nông nghiệp là gì? Phân loại đất nông nghiệp?

Theo quy định của pháp luật, đất nông nghiệp được hiểu là những khu đất được sử dụng với những mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và canh tác trong nông nghiệp. Đất nông nghiệp là một trong những nguồn lực chính giúp hỗ trợ người nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013, đất nông nghiệp sẽ bao gồm những loại chính như sau:

  • Đất trồng cây hàng năm(bao gồm các loại đất trồng lúa và các loại đất trồng cây khác).
  • Đất trồng cây lâu năm.
  • Đất rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng.
  • Đất nuôi trồng thủy sản.
  • Đất làm muối.
  • Đất nông nghiệp khác để làm nhiệm vụ xây nhà kính, xây dựng chuồng trại chăn nuôi và các loại đất nông nghiệp khác nhằm phục vụ mục đích trồng trọt.

Như vậy, đất nông nghiệp là đất dùng để sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và canh tác và các loại đất nông nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013.

>>> Có bao nhiêu loại đất nông nghiệp hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174

Tranh chấp đất nông nghiệp giải quyết như thế nào?

Đầu tiên khi có tranh chấp đất đai, người sử dụng đất sẽ cần làm đơn trình lên UBND cấp xã để yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ – CP, sau khi UBND nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai sẽ cần thực hiện các công việc sau:

  • Thẩm tra và xác minh các nguyên nhân tranh chấp, thu thập các giấy tờ và tài liệu liên quan đến quá trình sử dụng đất, nguồn gốc và hiện trạng sử dụng đất.
  • Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp bao gồm những thành viên như:Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban mặt trận Tổ quốc, đại diện hộ dân sinh sống lâu đời tại đó, cán bộ địa chính,… và tùy từng trường hợp có thể mời đại diện Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh,…
  • Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên, Hội đồng hòa giải được lập ra và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

Khi hòa giải phải có sự có mặt của 2 bên nếu 1 bên vắng mặt 2 lần thì coi là hòa giải không thành.

Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành có 1 bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo – theo quy định khoản 4 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ – CP.

lan-dat-tranh-chap-dat-nong-nghiep

Bên cạnh đó, muốn đòi lại đất tranh chấp phải đưa ra các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và tính ổn định, lâu dài được người sử dụng đất duy trì, nếu là đất khai hoang chưa được cấp sổ đỏ thì các giấy tờ quy định theo Khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ – CP:

  • Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng nhà đất.
  • Biên bản hoặc quyết định xử lý vi phạm hành chính về đất hoặc công trình gắn liền với đất.
  • Quyết định hoặc Bản án của Tòa án nhân dân hoặc của cơ quan Thi hành án đã có hiệu lực về tài sản gắn liền với đất.
  • Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận, biên bản hòa giải của UBND cấp xã có sự xác nhận của các bên.
  • Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra,…
  • Các giấy tờ chứng minh khác quy định tại Nghị định này.

Như vậy, khi muốn giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp thì cần gửi đơn lên UBND cấp xã sau đó UBND tiến hành thực hiện 1 số công việc và tiến hành hòa giải nếu không thành thì hướng dẫn gửi đơn lên các cơ quan giải quyết tranh chấp tiếp theo và muốn giải quyết tranh chấp cần đưa ra các giấy tờ chứng minh việc sử dụng đất ổn định, lâu dài theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ – CP.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí tranh chấp đất đai nông nghiệp như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Hòa giải tranh chấp đất nông nghiệp

Trước khi khởi kiện tại tòa án thì hòa giải tại UBND cấp xã là bắt buộc. Luật đất đai 2013 và Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở nếu không thành thì trình đơn yêu cầu UBND cấp xã giải quyết. Khi đó, UBND cấp xã tiến hành thủ tục hòa giải trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu.

Việc hòa giải sẽ lập thành biên bản có chữ ký của các bên xác nhận là hòa giải thành hoặc không thành và do UBND cấp xã lập. Biên bản sẽ gửi đến các bên tranh chấp và 1 bản lưu tại UBND cấp xã.

Trường hợp hòa giải thành mà thay đổi hiện trạng về ranh giới thì UBND cấp xã cần gửi biên bản tới phòng Tài nguyên và môi trường để cập nhật và điều chỉnh hiện trạng đất đai.

Như vật, UBND cấp xã sẽ chịu trách nhiệm hòa giải khi có tranh chấp đất đai nếu không thành thì sẽ gửi đơn kiện tại Tòa án, khi tranh chấp sẽ lập thành biên bản và các bên cũng như UBND cấp xã sẽ lưu lại biên bản đó.

>>> Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai nông nghiệp như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp

Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NĐ – CP đã nêu: Đối với các tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất theo Điều 202 Luật đất đai 2013 thì được coi là chưa đủ điều kiện khởi kiện tại Điểm b Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Vì vậy, việc tranh chấp ai là người sử dụng đất sẽ được xử lý ở UBND cấp xã trước khi muốn khởi kiện.

Cũng theo quy định tại Khoản 9 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp đất đai là 1 trong những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Như vậy, Tòa án sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp khi không đạt được hòa giải tại UBND cấp xã.

>>> Có quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp? Gọi ngay: 1900.6174

Thời hạn giải quyết đơn khởi kiện

Trong thời hạn 8 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện tòa án sẽ phải quyết định: tiến hành thụ lý vụ án, chuyển đơn cho tòa án có thẩm quyền và báo người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền Tòa án khác hoặc trả lại đơn khởi kiện nếu nó không thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Khi giải quyết tranh chấp đất đai thì trình tự thủ tục sẽ tuân theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và tốc độ giải quyết nhanh hay chậm phụ thuộc 1 phần sự hợp tác từ các bên cũng như các bằng chứng, chứng cứ, giấy tờ liên quan tới vụ việc.

 Tranh chấp đất nông nghiệp hiện không còn là điều gì xa lạ bởi sự phát triển của xã hội là quá nhanh dẫn đến việc các tranh chấp liên tục nảy sinh. Chính vì vậy, người dân cần nắm bắt được các vấn đề liên quan tới tranh chấp đất nông nghiệp đặc biệt là thủ tục và nơi giải quyết tranh chấp để đến đó khi cần thiết.Ngoài ra, cập nhật thường xuyên các thông tin về đất nông nghiệp để không hiểu sai về các vấn đề liên quan tới nó.

xay-chuong-tranh-chap-dat-nong-nghiep

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí tranh chấp đất đai nông nghiệp như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là toàn bộ các chia sẻ của Tổng Đài Tư Vấn chúng tôi về vấn đề “Tranh chấp đất nông nghiệp” cụ thể về các quy định liên quan đến tranh chấp đất nông nghiệp như thủ tục, nơi giải quyết và thời hạn giải quyết ra sao,… Nếu như còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào về tranh chấp đất nông nghiệp thì hãy liên hệ đến chúng tôi qua số 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng.

  1900252505