Thách cưới có vi phạm pháp luật không? Có bị xử phạt không?

thach-cuoi-co-vi-pham-phap-luat-khong

Thách cưới có vi phạm pháp luật không? Thách cưới là một truyền thống văn hóa lâu đời trong đám cưới của người Việt. Nhiều người cho rằng việc đặt ra các thử thách về vật chất cho cô dâu chú rể có thể là vi phạm pháp luật, trong khi đó, những người khác lại cho rằng đây chỉ là một phần trong nghi thức đám cưới và không có gì sai trái. Vậy thực sự thách cưới có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng đài tư vấn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng từ luật sư.

thach-cuoi-co-vi-pham-phap-luat-khong
Thách cưới có vi phạm pháp luật không?

Có được thách cưới không?

 

Chị Phương Hoa (Hà Nội) có một câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư, tôi và người yêu đã quen nhau được 5 năm. Chúng tôi quyết định kết hôn và anh đã đưa tôi về ra mắt gia đình. Tuy nhiên, bố mẹ tôi thách cưới bên nhà chồng tôi bao gồm: tiền thách cưới là 300 triệu đồng, 3 lễ trầu cau, bánh trái, hoa quả, 2 con lợn, mỗi lễ trị giá 10 triệu đồng. Tôi thấy anh có vẻ căng thẳng vì điều kiện của gia đình anh cũng chẳng khá giả gì.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: có được thách cưới không? Thách cưới có vi phạm pháp luật không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

> Luật sư giải đáp về phong tục thách cưới và các quy định của pháp luật, liên hệ ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Hoa, Tổng đài tư vấn của chúng tôi đã nhận được câu hỏi của chị. Về vấn đề thách cưới có vi phạm pháp luật không, luật sư xin được giải đáp như sau:

Trước tiên để trả lời câu hỏi của chị, chúng ta cần phải làm rõ một số khái niệm có liên quan sau đây: tập quán về hôn nhân và gia đình, kết hôn, kết hôn trái pháp luật, yêu sách của cải trong kết hôn. Các khái niệm này được làm rõ trong Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.

Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.”

Tập quán về hôn nhân và gia đình được pháp luật điều chỉnh dựa trên các quy tắc xử sự chung được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài hình thành thói quen trong đời sống và được các chủ thể thừa nhận rộng rãi tại một vùng, miền hoặc một cộng đồng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, nếu đòi hỏi vật chất một cách qua đáng và đặt nặng vấn đề vật chất, xem nó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở sự kết hôn tự nguyện của nam và nữ thì đó là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, cụ thể tại điểm đ khoản 2 Điều 5.

Thứ hai, chúng ta cần tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.”

Tóm lại, với các nguyên tắc trên thì pháp luật tôn trọng hôn nhân tự nguyện, tiến bộ giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, những người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, và giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, tất cả đều sẽ được pháp luật bảo vệ.

Bên cạnh đó, pháp luật còn khuyến khích sự kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa, những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nhưng nếu có hành vi gây cản trở sự kết hôn tự nguyện của nam và nữ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình, bởi hành vi này thuộc sự nghiêm cấm thực hiện được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Căn cứ vào Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng.”

Trên thực tế hiện nay, các phong tục tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình như: nam nữ tự do tìm hiểu, lựa chọn bạn đời; sau khi kết hôn tùy theo sự sắp xếp, thỏa thuận giữa vợ chồng, gia đình hai bên thì vợ chồng có thể cư trú tại nhà vợ hoặc nhà chồng; cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con nên người…vẫn tiếp tục thực hiện và phù hợp với quy định của pháp luật nước ta, không bị nghiêm cấm mà còn khuyến khích thực hiện và phát huy.

Dù cho pháp luật có khuyến khích phát huy những phong tục tập quán trong hôn nhân và gia đình nhưng những phong tục ấy phải là những phong tục tập quán có văn hóa, đạo đức tốt đẹp; những phong tục tập quán lạc hậu cần nên xóa bỏ, vẫn còn một số lạc hậu mà pháp luật đã nghiêm cấm. Căn cứ tại Điều 2,3,4,5,6 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về nguyên tắc, thỏa thuận, giải quyết vụ việc và tuyên truyền, vận động về áp dụng tập quán, trách nhiệm về xây dựng danh mục tập quán được áp dụng trong hôn nhân và gia đình.

Ban hành kèm theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP có phụ lục danh mục các tập quán lạc hậu trong quan hệ hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng, các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng được quy định tại Mục II của phụ lục, quy định về hành vi thách cưới bị cấm như sau:

“4. Thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn cưới).”

Tóm lại, theo quy định của pháp luật thì pháp luật khuyến khích phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức, những phong tục tập quán tốt đẹp trong hôn nhân và gia đình, nghiêm cấm và vận đồng bày trừ, xóa bỏ những tập quán lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp. Trong đó quy định rõ hành vi thách cưới cao mang tính chất gả bán như: đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu bò….để dẫn cưới là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó tập quán thách cưới cao mang tính chất gả bán là hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, thách cưới là một phong tục tập quán đã hình thành lâu đời trong đời sống nhân dân và được coi như một nghi thức tốt đẹp. Và việc thách cưới cũng được xem như một nét văn hóa của người dân từng vùng miền. Tuy nhiên, việc thách cưới quá cao hay dùng hình thức thách cưới mang tính chất gả bán chính là hành vi bị nghiêm cấm. Nếu bạn chưa hiểu rõ hay có thắc mắc khác liên quan đến phong tục này cũng như quy định của pháp luật, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự giải đáp nhanh chóng từ luật sư.

Thách cưới có vi phạm pháp luật không?

 

Chị Hải My (Hải Dương) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi và bạn trai yêu nhau được 4 năm, chúng tôi dự định sẽ tiến tới kết hôn. Tuy nhiên, sau khi tôi thưa chuyện với bố mẹ về chuyện kết hôn thì bố mẹ tôi bảo là nếu muốn kết hôn thì gia đình nhà trai phải chuẩn bị một số tiền lớn là 600 triệu đồng để dẫn cưới. Mặc dù ba mẹ tôi cũng biết gia đình bên nhà trai cũng không dư giả gì mấy nhưng đây là tục lệ, nếu không thực hiện hàng xóm sẽ cho rằng bố mẹ cho không con gái.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: thách cưới có vi phạm pháp luật không? Bố mẹ tôi thách cưới như thế có sao không? Tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư.

 

> Khi nào thì thách cưới bị coi là hành vi vi phạm pháp luật? Gọi ngay 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí

Trả lời:

Xin chào chị Hải My, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến cho Tổng đài tư vấn. Về thắc mắc thách cưới có vi phạm pháp luật không, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Đầu tiên, ta hiểu thách cưới là một tục lệ cổ xưa trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Thời xưa muốn lấy được vợ, nhà trai phải đáp ứng các đòi hỏi về lễ vật mà nhà gái đưa ra. Nếu không đáp ứng được yêu cầu đó thì nhà gái sẽ không đồng ý cho con gái kết hôn. Tùy thuộc vào phong tục của mỗi địa phương mà phong tục thách cưới sẽ khác nhau có thể là tiền mặt, kim khí quý (vàng, bạc) hoặc là đồ vật khác với số lượng khác nhau.

Theo như quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc yêu sách của cải trong hôn nhân là hành vi bị nghiêm cấm. Tại khoản 12 Điều 3 luật này có quy định “yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.”

Vậy nên, hành vi thách cưới được coi là có vi phạm pháp luật hay không còn phải căn cứ vào hai điều kiện sau:

+ Yêu cầu vật chất cao đến mức quá đáng

+ Được đưa ra nhằm mục đích gây cản trở việc kết hôn tự nguyện, dù đây không phải là điều kiện kết hôn theo đúng với quy định của pháp luật

Mặt khác, theo khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam nữ muốn kết hôn thì phải thỏa mãn 4 điều kiện tại Điều này:

“1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”

Như vậy, nếu thách cưới với yêu cầu về vật chất quá cao, cản trở việc kết hôn tự nguyện của đôi bên nam nữ thì sẽ bị coi là hành vi yêu sách của cải trong hôn nhân và bị pháp luật nghiêm cấm. Mọi vướng mắc của bạn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí.

thach-cuoi-co-vi-pham-phap-luat-khong-co-bi-cam-khong

Thách cưới quá cao bị xử lý như thế nào?

 

Chị Thanh Tuyết (Tiền Giang) có một câu hỏi như sau:

Xin chào luật sư, tôi và bạn trai tôi quen nhau được 2 năm và chuẩn bị tiến đến đám cưới. Trong lúc yêu nhau, ba mẹ tôi thường ngăn cản và không thích gia đình anh. Khi nghe tin chúng tôi chuẩn bị kết hôn, ba mẹ tôi thách cưới bên nhà trai với số tiền lên tới 1 tỷ. Khi nghe xong số tiền thách cưới, bên nhà trai nói số tiền quá lớn, nói ba mẹ tôi gả con hay đi bán con, việc thách cưới cao như thế sẽ vi phạm pháp luật. Tôi thực sự rất buồn về chuyện này.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: thách cưới có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì thách cưới quá cao bị xử lý như thế nào? Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

> Giải đáp chi tiết về mức xử phạt đối với hành vi thách cưới quá cao, liên hệ ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Thanh Tuyết, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới Tổng đài tư vấn. Liên quan đến mức xử phạt đối với hành vi thách cưới quá cao, chúng tôi xin giải đáp như sau:

 

thach-cuoi-co-vi-pham-phap-luat-khong-muc-xu-phat

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi thách cưới quá cao

 

 

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng”.

Mặt khác, tại điều 2 Nghị định 126/2014/NĐ-CP về việc quy định nguyên tắc áp dụng tập quán như sau:

“1. Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình.

3. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng.”

Tại khoản 5 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng đã cấm hành vi yêu sách trong kết hôn. Mức xử phạt cũng được đưa ra cụ thể để xử phạt cho hành vi vi phạm này. Phụ lục Nghị định 126/2014/NĐ-CP việc thách cưới cũng là tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình cấm áp dụng hoặc các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ.

Theo như quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP đối với hành vi yêu sách của cải trong kết hôn có thể bị xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.”

Nếu trường hợp lợi dụng việc kết hôn để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình thì bị xử phạt hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng, hành vi này được quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều 59 của Nghị định 82/2020.

“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.”

 

Thách cưới quá cao có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

 

Căn cứ tại theo quy định tại Điều 181 Bộ luật hình sự thì hành vi yêu sách của cải trong kết hôn đã bị xử phạt hành chính rồi mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

Áp dụng với trường hợp của chị Tuyết, như chị đã trình bày ở trên, chị và bạn trai là hoàn toàn tự nguyện đến với nhau, tuy nhiên, gia đình chị lại đưa ra số tiền thách cưới quá lớn là 2 tỷ đồng, biết số tiền này đối với gia đình nhà trai là rất khó thực hiện, hành vi này là nhằm cản trở chị và bạn trai tiến đến hôn nhân trong khi hai người yêu nhau là hoàn toàn tự nguyện.

Do đó hành vi này của gia đình chị có dấu hiệu của một hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.

Nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà bố mẹ chị vẫn cố tình vi phạm, vẫn thách cưới với số tiền quá lớn nhằm cản trở anh chị đến với nhau thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo quy định tại Điều 181 Bộ Luật Hình sự 2015.

Nếu chị còn gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến các quy định của pháp luật về vấn đề thách cưới trong hôn nhân, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 được luật sư giải đáp chi tiết nhất.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Tổng đài tư vấn về vấn đề thách cưới có vi phạm pháp luật hay không và những thắc mắc xoay quanh. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đem lại đã giúp bạn hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này. Nếu trong quá trình tham khảo bài viết, bạn còn bất kỳ vướng mắc nào, vui lòng liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí.

  1900252505