Sống ly thân trong cùng nhà được không? Bao lâu thì ly hôn?

ly-hon-bao-lau-thi-duoc-ket-hon-lai

Chắc hẳn bất cứ ai cũng đều khao khát có được một mái ấm gia đình hạnh phúc, vợ chồng sống hòa thuận và thương yêu nhau sau khi kết hôn. Tuy nhiên, trong đời sống hôn nhân sẽ khó tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng trong quan điểm… và đôi khi dẫn đến tình cảm vợ chồng bị rạn nứt. Trong hoàn cảnh đó, thay vì ly hôn, một số cặp vợ chồng đã lựa chọn sống ly thân như một giải pháp tạm thời để giải quyết những bất hòa của đôi bên hoặc với mục đích đảm bảo quyền lợi cho con cái. Khi đã lựa chọn sống ly thân, vợ chồng có thể sống riêng hoặc tiếp tục sống chung với nhau dưới một mái nhà. Chính vì vậy, hiện nay, vấn đề sống ly thân trong cùng nhà đã và đang trở thành một hiện trạng khá phổ biến được các cặp vợ chồng lựa chọn khi quan hệ hôn nhân giữa họ chưa chấm dứt. Vậy sống ly thân trong cùng nhà có phải là ly hôn không và có được pháp luật công nhận hay không? Trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ giải đáp cho bạn đọc toàn bộ những câu hỏi trên cùng những vấn đề pháp lý có liên quan. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ kịp thời!

song-ly-than-trong-cung-nha
Sống ly thân trong cùng nhà pháp luật có công nhận không?

Sống ly thân trong cùng nhà là gì?

Theo cách hiểu thông thường, sống ly thân là tình trạng mối quan hệ giữa vợ và chồng bị rạn nứt, một trong các bên, hoặc cả hai bên không còn muốn sống chung với nhau nữa, mặc dù về mặt pháp lý họ vẫn đang trong thời kỳ hôn nhân. Có thể thấy, sống ly thân được biểu hiện qua việc vợ chồng mong muốn có những khoảng không gian riêng như ăn riêng, ngủ riêng, có cuộc sống riêng mà vẫn giữ mối quan hệ hôn nhân hợp pháp. Do đó, có thể hiểu sống ly thân trong cùng một nhà là trường hợp mặc dù vợ chồng sống trong cùng một mái nhà nhưng các hoạt động trên của vợ chồng vẫn diễn ra tách biệt.

Trong đời sống hôn nhân, khi vợ chồng có những mâu thuẫn, bất hòa chưa thể trực tiếp giải quyết thông qua những cuộc trao đổi với nhau, thì sống ly thân trong cùng nhà được xem là giải pháp tối ưu thường được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn khi hôn nhân đang gặp trục trặc. Bởi chỉ cần một bên vợ hoặc chồng không kiềm chế được cảm xúc, sự nóng nảy của bản thân thì việc trao đổi dễ biến thành một cuộc tranh cãi mà kết cục không giải quyết được mấu chốt vấn đề mà hai bên gặp phải. Do đó, việc sống ly thân ở trong cùng nhà sẽ giúp cả vợ và chồng có khoảng không gian riêng và thời gian nhìn lại một cách thấu đáo nhằm tìm cách giải quyết những rắc rối, mâu thuẫn đó, rồi từ đó cả hai mới đi đến quyết định sẽ hàn gắn để tiếp tục chung sống bên nhau hay quyết định ly hôn.

Trên phương diện pháp lý, theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì không có một quy định nào đề cập đến khái niệm “sống ly thân trong cùng nhà” cũng như những vấn đề có liên quan. Về bản chất, sống ly thân trong một nhà được ví như một thỏa thuận riêng của vợ chồng nên dẫn đến không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng. Bởi vì theo khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân có nêu rõ: “Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật”.

Do đó, khi đã lựa chọn sống ly thân trong một nhà, thì vợ chồng vẫn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quan hệ giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Như theo khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có đề cập đến “nghĩa vụ chung thủy” của vợ chồng, do đó khi vợ hoặc chồng lấy cớ sống ly thân tại chính ngôi nhà của hai vợ chồng để chung sống như vợ chồng với người khác thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình (điểm c khoản 1 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014), bởi quan hệ hôn nhân giữa họ chưa chấm dứt.

Nội dung được trình bày trên đây đã phần nào giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về khái niệm, đặc điểm của việc sống ly thân trong cùng nhà. Trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề sống ly thân trong cùng nhà, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình chính xác nhất!

>> Xem thêm: Thời gian ly thân bao lâu thì ly hôn? Thủ tục ly hôn sau ly thân

Sống ly thân trong cùng nhà CÓ PHẢI là ly hôn không?

Anh Phúc (Đồng Nai) có thắc mắc như sau:

“Dạ chào Luật sư, tôi có vấn đề xin được Luật sư tư vấn đó là: Tôi năm nay 39 tuổi, hiện đã kết hôn được gần 10 năm và vợ chồng tôi có một con gái (8 tuổi). Dạo gần đây, công việc của tôi không được ổn định nên kinh tế gia đình không được như lúc trước. Tuy nhiên, vợ tôi lại không từ bỏ thói quen tiêu xài phung phí làm cho việc chi tiêu trong gia đình cũng như khoản chi phí học hành cho con gặp nhiều khó khăn. Tôi đã có trao đổi với vợ tôi về việc này, nhưng có lẽ do bất đồng về quan điểm nên chúng tôi đã cự cãi to tiếng và tình cảm vợ chồng phần nào bị rạn nứt.

Hiện nay, mặc dù chúng tôi ở chung nhà nhưng cả hai đã ăn riêng, ngủ riêng và không nói chuyện với nhau. Tôi nghe nói việc vợ chồng không còn sinh hoạt chung trong gia đình thì gọi là sống ly thân. Tôi không rõ giữa sống ly thân có phải là đã ly hôn hay không? Kính mong Luật sư giải đáp để tôi được hiểu rõ hơn về vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác sống ly hôn trong cùng một nhà có phải là ly hôn không, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn anh Phúc đã gửi lời tâm sự của mình cũng như thắc mắc đến Tổng Đài Tư Vấn! Đối với câu hỏi anh đặt ra, Luật sư xin được giải đáp như sau:

Như anh có chia sẻ, xuất phát từ nguyên nhân bất đồng quan điểm trong việc trao đổi các vấn đề về thói quen tiêu xài phung phí của vợ, chi tiêu trong gia đình, chi phí học hành của con dẫn đến vợ chồng tranh cãi với nhau, và điều không muốn xảy ra là vợ chồng anh đã ăn riêng, ngủ riêng dù còn chung sống với nhau.

Do đó, vợ chồng anh mặc dù sống chung nhà, nhưng sinh hoạt của vợ chồng trong gia đình đã tách biệt thông qua việc cả hai đã ăn riêng, ngủ riêng… nên trường hợp này được xem là sống ly thân trong cùng một nhà. Khi vợ chồng anh sống ly thân dưới một mái nhà thì quan hệ hôn nhân giữa hai người vẫn chưa chấm dứt, tức không phải ly hôn. Bởi căn cứ theo quy định của pháp luật, quan hệ hôn nhân vợ chồng chỉ chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật (khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Do đó, vợ chồng anh vẫn phải thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng và quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái theo luật định.

Sau đây, Luật sư xin phân tích rõ những điểm giống và khác nhau giữa sống ly thân trong cùng nhàly hôn để giúp anh Phúc nắm rõ hơn về hai vấn đề này:

Điểm giống nhau

Về nguyên nhân, các cặp vợ chồng quyết định sống ly thân trong cùng nhà hoặc ly hôn với nhau chủ yếu xuất phát từ những xung đột, mâu thuẫn đến mức khiến cho tình cảm giữa hai người không còn mặn nồng và có nguy cơ bị rạn nứt. Chính lý do này, vợ chồng dần cảm thấy không muốn sống chung với nhau nữa hoặc sống chung dưới một mái nhà nhưng hai người ai nấy thực hiện sinh hoạt riêng trong gia đình như không ngủ cùng giường, không ăn cơm cùng mâm…

Điểm khác nhau

Về mặt bản chất cũng như trên phương diện pháp luật, thì sống ly thân trong cùng một nhà và ly hôn lại có những điểm khác biệt lớn. Chúng ta hãy cùng so sánh những điểm khác này thông qua một số tiêu chí sau đây để hiểu rõ.

Tiêu chí so sánh Sống ly thân trong cùng nhà Ly hôn
Khái niệm “Sống ly thân trong cùng nhà” là trường hợp mặc dù vợ chồng sống trong cùng một mái nhà nhưng các sinh hoạt của vợ chồng trong gia đình vẫn diễn ra tách biệt. “Ly hôn” là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
Cơ sở pháp lý Pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề “sống ly thân trong cùng nhà”. Khoản 14 Điều 3; Mục 1 Chương IV Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Quan hệ vợ chồng Khi sống ly thân trong cùng một nhà, thì quan hệ vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không chấm dứt. Lúc này, vợ chồng cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Hôn nhân và gia đình. Theo khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật”. Do đó, khi bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân chấm dứt, tức hai bên không còn là vợ chồng.
Quyền tài sản Do quan hệ hôn nhân chưa chấm dứt nên trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014), thì vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ được giải quyết theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Còn tài sản phát sinh sau khi ly hôn được xem là tài sản riêng của vợ, chồng.
Quyền nuôi con Do khi sống ly thân trong cùng nhà thì vợ chồng không cùng thực hiện những sinh hoạt chung trong gia đình nên vợ chồng cần thỏa thuận bên nào sẽ nuôi con. Tuy nhiên, do vẫn còn tồn tại quan hệ hôn nhân nên vợ chồng vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con (Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) như trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, chăm lo việc học tập của con… Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được nêu rõ tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Các trường hợp còn lại do vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ can thiệp và quyết định căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

 

Như vậy, có thể thấy điểm khác nhau quan trọng đó là sống ly thân cùng một nhà chưa có khung hành lang pháp lý cụ thể, còn ly hôn đã được pháp luật quy định nhằm chấm dứt hoàn toàn quan hệ vợ chồng sau khi ly hôn. Do đó, khi sống ly thân trong cùng một nhà, vợ chồng vẫn có quyền, nghĩa vụ với nhau và có nghĩa vụ với con cái của mình vì quan hệ hôn nhân chưa chấm dứt.

Qua lời tư vấn chi tiết của Luật sư, có lẽ anh Phúc phần nào hiểu rõ sự khác biệt giữa sống ly thân trong cùng một nhà và ly hôn. Hy vọng rằng anh sẽ tìm được cách giải quyết thấu đáo nhất về việc sống ly thân trong cùng nhà của vợ chồng mình. Trong trường hợp anh Phúc còn bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn chính xác, miễn phí!

song-ly-than-trong-cung-nha-co-phai-ly-hon
Sống ly thân trong cùng nhà có phải là ly hôn không?

Sống ly thân trong cùng nhà được không?

Chị Trâm (Quảng Bình) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư! Vợ chồng tôi kết hôn được 08 năm và có một bé gái (06 tuổi). Do chồng tôi vốn nóng tính và có tính gia trưởng nên chúng tôi thường hay tranh cãi và bất hòa khi bàn bạc về những vấn đề trong gia đình. Chồng tôi chỉ biết lo cho công việc bên ngoài, còn công việc nhà và chăm sóc con thì anh ấy lại đẩy hết cho vợ. Tôi cảm thấy rất mệt mỏi vì ban ngày tôi làm việc 08 tiếng và về nhà lại phải gánh vác hết công việc nhà mà không có sự chia sẻ từ chồng. Tôi đã góp ý với chồng nên giúp vợ công việc nhà và chăm lo cho con cái, nhưng anh ấy vẫn không chịu tiếp thu và cho rằng “đàn ông lo việc ngoài, đàn bà lo việc nhà”, dẫn đến chúng tôi đã cãi nhau và tình cảm không còn mặn nồng như trước.

Tôi đã quyết định sống ly thân với chồng vì không thể chịu đựng được cách cư xử và suy nghĩ của anh ấy. Tôi cũng muốn thuê nhà riêng để ở nhưng vì sợ con bị ảnh hưởng tâm lý nên tôi vẫn ở chung nhà với chồng. Tôi không rõ pháp luật có cấm vợ chồng sống ly thân thì không được ở cùng nhà hay không?

Tôi rất mong được Luật sư tư vấn ạ!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác vợ chồng có thể sống ly thân trong cùng một nhà được không, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị Trâm đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi! Về vấn đề của chị, Luật sư tư vấn cho chị như sau:

Về mặt pháp lý, việc sống ly thân dưới một mái nhà cùng những vấn đề khác có liên quan hiện nay chưa được pháp luật hôn nhân và gia đình quy định cụ thể. Do đó, cũng không có quy định pháp luật nào cấm vợ chồng sống ly thân thì không được ở chung nhà. Cho nên chị hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

Tuy nhiên, khi vợ chồng đã có những mâu thuẫn, bất hòa do tranh cãi và tình cảm đã rạn nứt thì việc lựa chọn “sống ly thân trong cùng nhà” không phải là giải pháp tốt nhất. Nó có thể là giải pháp tối ưu trong thời điểm hiện tại nhằm đảm bảo quyền lợi cho con, nhưng về lâu dài thì việc sống ly thân dưới một mái nhà có thể là nguyên nhân khiến cho cả hai cảm thấy không thoải mái và có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự phát triển của con cái.

Khi tình cảm vợ chồng không còn mặn nồng và quyết định sống ly thân, nhưng vẫn chấp nhận sống chung nhà vì quyền lợi của con, thì chỉ khiến cả hai rơi vào trạng thái căng thẳng và không có hạnh phúc thực sự. Chỉ cần một trong hai bên không kiềm chế được cảm xúc của mình dẫn đến sự tranh cãi qua lại thường xuyên, thì càng làm cho quan hệ hôn nhân của vợ chồng trở nên trầm trọng hơn.

Còn đối với con cái khi đã đến một độ tuổi đủ nhận thức về mọi thứ xung quanh, thì không khó để nhận ra quan hệ hôn nhân không hạnh phúc của cha mẹ mình khi sống ly thân trong cùng nhà. Chính điều này cũng phần nào ảnh hưởng sự phát triển tâm lý của con, dẫn đến con cái học hành sa sút hay mất niềm tin về cuộc sống hôn nhân…

Trên đây là lời tư vấn của Luật sư xin gửi đến chị Trâm về câu hỏi pháp luật có cấm vợ chồng sống ly thân thì không được ở cùng nhà hay không. Hy vọng rằng những giải đáp cùng lời chia sẻ từ phía Luật sư, thì vợ chồng chị sẽ có được cách giải quyết thấu tình đạt lý nhất.

Trong trường hợp chị Trâm còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề sống ly thân trong cùng nhà được không, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số máy quen thuộc 1900.6174 để được tư vấn miễn phí!

song-ly-than-trong-cung-nha-co-duoc-khong
Sống ly thân trong cùng nhà có được không?

Sống ly thân trong cùng nhà bao lâu thì nên ly hôn?

Chị Vy (Trà Vinh) có vướng mắc như sau:

“Chào Luật sư, tôi kính mong Luật sư giúp tôi gỡ rối vấn đề sau: Tôi năm nay 28 tuổi, kết hôn được 03 năm và có bé gái (14 tháng tuổi). Sau khi sinh con, tôi bị rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh và vóc dáng của tôi cũng không còn được như trước. Dạo này công việc của chồng tôi rất bận rộn và hay đi công tác xa nên tình cảm vợ chồng ngày càng lạnh nhạt. Gần đây, tôi phát hiện chồng ngoại tình bên ngoài với một cô gái trẻ đẹp hơn tôi.

Tôi có hỏi chồng tôi về chuyện ngoại tình bên ngoài, thì anh ấy có xin lỗi và mong tha thứ nên tôi cũng chấp nhận bỏ qua. Một lần tôi với con về nhà mẹ ruột chơi vài ngày, và khi về đến nhà thì bắt gặp chồng tôi dẫn cô gái đó về nhà mình. Tôi cũng đã trao đổi thẳng thắn với chồng về việc cả hai sẽ sống ly thân nhưng vẫn ở chung nhà.

Dạo gần đây, tôi có đến chỗ làm của chồng tôi thì vẫn bắt gặp cảnh anh ấy ngoại tình với cô gái đó. Tôi không thể chấp nhận được việc này vì chồng tôi không hề sửa đổi sau khi sống ly thân. Hiện giờ, tôi mong muốn được ly hôn nhưng nghĩ đến việc con còn quá nhỏ nên tôi chưa quyết định. Mong Luật sư cho tôi lời khuyên sống ly thân trong cùng nhà bao lâu thì nên ly hôn? Khi ly hôn, tôi không biết có được ưu tiên nuôi con hay không do con tôi còn quá nhỏ nên cần sự chăm sóc của mẹ? Chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác vợ chồng có thể sống ly thân trong cùng một nhà bao lâu thì ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Vy! Cảm ơn chị đã gửi câu chuyện cùng vướng mắc của mình đến Tổng Đài Tư Vấn! Sau khi xem xét, đánh giá, Luật sư xin gửi đến chị lời giải đáp cùng lời khuyên như sau:

Như lời chị tâm sự, vợ chồng chị đã sống ly thân trong cùng một nhà do xuất phát từ nguyên nhân tình cảm vợ chồng bị lạnh nhạt và chồng chị ngoại tình bên ngoài dẫn đến mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được. Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề sống ly thân dưới cùng nhà nên cũng không có quy định nào đề cập đến việc sống ly thân dưới cùng nhà bao lâu thì ly hôn.

Về ý nghĩa, sống ly thân trong cùng nhà như một “phép thử” để vợ chồng có thời gian xem xét, nhìn nhận nghiêm túc và thấu đáo về những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống hôn nhân để từ đó đưa ra quyết định tiếp tục chung sống cùng nhau hay ly hôn. Có thể thấy, khi chồng vẫn tiếp tục ngoại tình dù đang trong thời gian sống ly thân, nhưng chị Vy vẫn bình tĩnh không vội vàng quyết định ly hôn, thì phần nào cho thấy chị cũng quan tâm nhiều đến quyền lợi của con sau này cũng như muốn tìm cách cải thiện tình trạng hôn nhân của vợ chồng chị.

Trong trường hợp này, thiết nghĩ vợ chồng chị nên ngồi lại để cùng nói chuyện với nhau một cách rõ ràng, trình bày nguyện vọng của mình đối với quan hệ hôn nhân của đôi bên. Nếu cả hai đều có nguyện vọng hàn gắn để tiếp tục chung sống với nhau thì có thể cảm thông và cho nhau cơ hội để cùng xây dựng lại mái ấm gia đình. Trường hợp những mâu thuẫn đã hết cách giải quyết, những lỗi lầm quá lớn không thể tha thứ cho nhau thì hai bên có thể cân nhắc đến việc ly hôn. Về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn (khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Trong trường hợp vợ chồng đã quyết định lựa chọn giải pháp ly hôn, ngoài việc phân chia tài sản khi ly hôn thì quyền nuôi con cũng là mối quan tâm lớn của cả hai bên. Do con chung của vợ chồng chị được 14 tháng tuổi nên quyền nuôi con sẽ được quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Do đó, nếu chị Vy đáp ứng đầy đủ các điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và vợ chồng chị không có thỏa thuận khác, thì chị sẽ có quyền nuôi con khi ly hôn. Còn việc phân chia tài sản khi ly hôn sẽ được Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trên đây là toàn bộ những giải đáp chi tiết cùng những lời khuyên mà Luật sư xin gửi đến chị Vy. Trong trường hợp chị Vy còn bất kỳ vướng mắc hoặc câu hỏi nào khác liên quan đến sống ly thân trong cùng nhà bao lâu thì nên ly hôn, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

Một số câu hỏi thường gặp về sống ly thân trong cùng nhà

Sống ly thân trong cùng nhà có được pháp luật công nhận không?

>> Luật sư tư vấn chính xác vợ chồng sống ly thân trong cùng một nhà có được pháp luật công nhận không, gọi ngay 1900.6174

Theo như nội dung Luật sư đã trình bày trong các phần trên, thì pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành không có quy định nào điều chỉnh vấn đề sống ly thân hay sống ly thân trong cùng nhà. Chính vì vậy, khi sống ly thân dưới cùng một ngôi nhà thì mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng vẫn chưa chấm dứt, tức quan hệ hôn nhân được pháp luật công nhận. Chỉ khi vợ chồng đã thực hiện thủ tục ly hôn, thì quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật (khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác về sống ly thân dưới cùng một ngôi nhà có được pháp luật công nhận không, đừng ngần ngại liên hệ với Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn chi tiết, chính xác nhất!

Khoảng tối của vợ chồng khi sống ly thân trong cùng nhà

Trong xã hội hiện nay, một số cặp vợ chồng đã chọn giải pháp tạm thời sống ly thân trong cùng nhà thay vì ly hôn hoặc nhằm trì hoãn việc ly hôn do xuất phát từ một số nguyên nhân dưới đây:

– Vợ chồng mong muốn đảm bảo lợi ích của con, không muốn làm con bị tổn thương và ảnh hưởng đến tâm lý, đặc biệt là trẻ nhỏ;

– Vợ, chồng hoặc cả hai muốn bảo toàn tài sản chung của vợ chồng mà không muốn phân chia tài sản khi ly hôn;

– Vợ, chồng mong muốn có được không gian riêng và thời gian để suy xét kỹ lưỡng về tình trạng hôn nhân của đôi bên để đưa ra quyết định ly hôn hay tiếp tục chung sống với nhau;

– Vợ, chồng hoặc cả hai chú trọng đến uy tín, danh dự nên lựa chọn sống ly thân dưới cùng nhà mà không phải là ly hôn để gìn giữ hình ảnh của bản thân trong mắt mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, trên thực tế, do chưa hiểu rõ về bản chất của việc sống ly thân nhưng ở chung trong một ngôi nhà và sự khác biệt giữa sống ly thân trong cùng một nhà và ly hôn nên một bên vợ, chồng hoặc cả hai đã mượn lý do sống ly thân để ngoại tình bên ngoài, chung sống như vợ chồng với người khác. Đây chính là những hành vi vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng và có thể bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Hơn nữa, con cái cũng là đối tượng phải gánh chịu những điều tiêu cực từ việc sống ly thân trong cùng một ngôi nhà của cha mẹ. Khi vợ chồng mặc dù ở chung nhà nhưng đã sống ly thân, thì những sinh hoạt chung trong gia đình không còn cùng nhau thực hiện nên có thể một trong hai bên sẽ trở nên bỏ bê việc quan tâm, chăm sóc cho con cái. Chính điều này sẽ làm cho con cái bị thiếu sự quan tâm, tình yêu thương từ cả cha và mẹ. Khi dần lớn lên, con cái sẽ nhận ra được cha mẹ đang sống không hạnh phúc và yếu tố này sẽ tác động lớn đến tâm lý và làm cho con cái có suy nghĩ không đúng về cuộc sống hôn nhân. Vì vậy, vợ chồng cần cân nhắc kỹ về việc sống ly thân trong cùng nhà để bản thân và con cái không chịu những hệ lụy đáng tiếc về sau.

Thủ tục ly thân sống trong cùng nhà như thế nào?

>> Luật sư tư vấn thủ tục ly thân nhưng sống chung trong một nhà nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Việc sống ly thân trong cùng nhà do chưa được cụ thể hóa trong các quy định của pháp luật nên không phải là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (những tranh chấp này được đề cập tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020, 2022). Chính vì vậy, vợ, chồng hoặc cả hai bên không thể yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề sống ly thân trong một ngôi nhà của mình.

Do việc sống ly thân được thực hiện bởi sự tự do, tự nguyện thỏa thuận giữa vợ và chồng nên trong trường hợp này vợ chồng có thể thỏa thuận việc sống ly thân trong cùng nhà bằng văn bản thông qua một mẫu đơn ly thân.

Để thuận tiện tham khảo trong việc lập văn bản ly thân giữa vợ chồng, Tổng Đài Tư Vấn xin cung cấp đến quý bạn đọc mẫu đơn ly thân dưới đây:

>> Tải ngay mẫu đơn xin sống ly thân trong cùng nhà mới nhất 2023

Đơn xin ly thân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN LY THÂN

Chúng tôi là:………………………………………………………………………………………….

Sinh năm:………………………………. Hiện cư ngụ tại: …………………………………….

Và vợ/chồng là:……………………………………………………………………………………..

Sinh năm:………………………………. Hiện cư ngụ tại: …………………………………….

Vào ngày:…./…./…., Chúng tôi đăng ký kết hôn tại: …………………………………….

Trong thời gian sống chung với nhau, chúng tôi có….cháu trai (gái) tên là …………………….. sinh năm …………

Trong cuộc hôn nhân này, vợ chồng chúng tôi thường hay xảy ra mâu thuẫn nhiều lần, nhưng cả hai bên không giải quyết được.

Vì vậy, chúng tôi đã thống nhất muốn ly thân để bản thân mỗi người có quyền được tự do và chúng tôi sẽ có thêm thời gian suy nghĩ trước khi quyết định làm đơn ly hôn sau vì tôi còn con nhỏ (…… tuổi).

Nay chúng tôi làm văn bản này để xác nhận thời gian ly thân của chúng tôi bắt đầu.

Kính mong cấp có thẩm quyền xem xét và giúp đỡ cho chúng tôi được ly thân.

Thời gian ly thân kể từ ngày …./…./….

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

….ngày….tháng….năm….

Chữ ký của chồng hoặc vợ                                                            Người viết đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)                                                                   (Ký và ghi rõ họ tên)

 

Bài viết trên đây của Tổng Đài Tư Vấn, Luật sư đã cung cấp thông tin cơ bản liên quan đến việc sống ly thân trong cùng nhà cùng những vấn đề pháp lý có liên quan. Hy vọng nội dung bài viết đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thông tin của quý bạn đọc. Trong trường hợp bạn đọc gặp bất kỳ khó khăn nào khác trong cuộc sống hôn nhân cần Luật sư hỗ trợ, hãy liên hệ với Luật sư qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn miễn phí!

  1900252505