Điều kiện nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp?

to-dat-trong-cay-lau-nam-ky-hieu-la-gi

 

Điều kiện nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp được quy định như thế nào? Hiện nay theo quy định của pháp luật, đất đai chia làm 3 loại và đất nông nghiệp là một trong những loại đất khá phổ biến và sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm bắt và hiểu rõ về các quy định của pháp luật liên quan đến đất nông nghiệp. Trong số những thắc mắc hay được người dân gửi đến thì điều kiện nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp nổi lên như một chủ đề được đề cập. 

Tổng Đài Tư Vấn xin mời quý bạn theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật những thông tin về pháp luật mới mẻ và hữu ích nhất! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến những vấn đề kể trên, vui lòng liên hệ đến hotline 1900.6174 để được Luật sư và các chuyên gia tư vấn hoặc giải đáp kịp thời !

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí điều kiện nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Đất nông nghiệp là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013, Đất nông nghiệp bao gồm những loại như:

  • Đất trồng cây lâu năm(đất trồng lúa và đất trồng cây khác)
  • Đất rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng.
  • Đất nuôi trồng thủy sản.
  • Đất dùng để làm muối.
  • Các loại đất nông nghiệp khác dùng để xây nhà kính, trồng trọt trực tiếp, xây dựng chuồng trại chăn nuôi,…

lam-dieu-kien-nhan-chuyen-nhuong-dat-nong-nghiep

Như vậy, có thể thấy đất nông nghiệp là đất được Nhà nước giao nhằm phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp như: chăn nuôi, trồng trọt,…. Đất nông nghiệp là loại đất không thể thiếu của ngành nông – lâm nghiệp, loại đất này là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là đối tượng để lao động vừa là tài liệu lao động.

>>> Xem thêm: Ai phải nộp thuế đất phi nông nghiệp? Giải đáp chi tiết nhất

Điều kiện nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp

Đầu tiên là điều kiện của bên chuyển nhượng, dựa theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất được chuyển nhượng khi:

  • Có giấy chứng nhận(trừ các trường hợp tại Khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013).
  • Trong thời hạn sử dụng đất và đất không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên – đảm bảo việc thi hành án.

Thứ hai là điều kiện của bên nhận chuyển nhượng, sẽ không được thuộc vào trường hợp cấm tại Điều 191 Luật đất đai 2013, với đất nông nghiệp gồm 2 trường hợp như sau:

Đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì sẽ không được nhận chuyển nhượng và nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa:

  • Các thành viên của gia đình thuộc đối tượng hưởng lương thường xuyên, đối tượng nghỉ hưu, thôi việc hưởng trợ cấp xã hội thì hộ đó không được nhận quyền chuyển nhượng với đất trồng lúa.
  • Cá nhân thuộc đối tượng hưởng lương thường xuyên, đối tượng nghỉ hưu, mất sức lao động, thôi việc hưởng trợ cấp xã hội thì không được nhận quyền chuyển nhượng với đất trồng lúa.
  • Hộ gia đình và cá nhân không được nhận quyền chuyển nhượng đất ở, đất nông nghiệp khu vực rừng phòng hộ, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, khu phục hồi sinh thái rừng đặc dụng nếu không sinh sống trong khu đó.

Như vậy, để chuyển nhượng đất nông nghiệp thì cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đều phải đáp ứng điều kiện theo quy định của luật đất đai hiện hành.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Phí nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp

Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 đã nêu rõ hoạt động mua bán đất nông nghiệp hay chuyển nhượng đất ruộng thì phải chịu thuế. Thời điểm chịu thuế là thời điểm mà cá nhân nhận chuyển nhượng.

Cách tính thuế mua bán đất quy định như sau:

  • Trường hợp chuyển nhượng đất nông nghiệp bình thường:Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng x 25% thuế suất.
  • Trường hợp chuyển nhượng nhưng không có hồ sơ xác định giá vốn:Giá chuyển nhượng x 2% thuế suất.
  • Một số trường hợp miễn giảm thuế theo Khoản 2 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Nhìn chung, khi chuyển nhượng đất nông nghiệp sẽ mất một khoản phí nhất định theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 và vẫn sẽ có vài trường hợp được miễn giảm.

>>> Phí nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp? Gọi ngay: 1900.6174

Quy trình, thủ tục nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp

Đối với việc nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, thủ tục sẽ gồm các bước cơ bản sau:

1. Công chứng và chứng thực 

  • Công chứng, chứng thực hợp đồng:Quy định điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 đã nêu rõ – khi chuyển nhượng hoặc tặng  cho quyền sử dụng đất thì phải công chứng và chứng thực theo quy định.
  • Hồ sơ, thủ tục và phí công chứng đi kèm.

2. Khai thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ

Bắt buộc phải khai thuế và lệ phí:Khi nhận chuyển nhượng hoặc được tặng cho nhà đất đều phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân với mọi trường hợp. 

Trường hợp không cần nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ – CP: cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định về thu nhập cá nhân và tại điểm b Khoản 2 Điều 79 Luật quản lý và sử dụng thuế trừ cá nhân được nhận thừa kế là bất động sản hoặc được chuyển nhượng đối với bất động sản.

Đối với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí:

  • Thời hạn khai thuế thu nhập cá nhân: Bao gồm 2 trường hợp đó là hợp đồng không có thỏa thuận người nhận chuyển nhượng nộp thuế thay thì trong 10 ngày kể từ lúc hợp đồng có hiệu lực thì phải nộp hồ sơ khai thuế hoặc trường hợp hợp đồng có thỏa thuận người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế thay thì trong 30 ngày kể từ lúc hợp đồng có hiệu lực thì phải nộp hồ sơ khai thuế(nộp cùng hồ sơ sang tên).
  • Thời hạn khai lệ phí trước bạ:Cùng thời điểm nộp hồ sơ đăng ký biến động(nộp cùng hồ sơ sang tên).
  1. Đăng ký biến động(đăng ký sang tên)

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ:

  • Đơn đăng ký biến động với mẫu 09/ĐK
  • Hợp đồng chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất có công chứng, chứng thực.
  • Giấy chứng nhận đã cấp – bản gốc
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân – mẫu 03/BĐS – TNCN
  • Tờ khai lệ phí trước bạ mẫu số 01
  • Giấy tờ chứng minh được miễn thuế thu nhập hoặc lệ phí trước bạ(nếu thuộc diện đó).

Đó là hồ sơ trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng nộp thuế thay, nếu không nộp thuế thay thì không cần tờ khai thuế thu nhập cá nhân.

gia-dieu-kien-nhan-chuyen-nhuong-dat-nong-nghiep

>>> Xem thêm: Bồi thường đất nông nghiệp như thế nào? Bạn cần nên biết chi tiết

Nộp hồ sơ:

  • Có thể nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nếu có nhu cầu
  • Hộ gia đình, cá nhân không nộp hồ sơ ở UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.

Trường hợp đã thành lập bộ phận mở cửa thì nộp tại đó.

Trường hợp địa phương chưa thành lập bộ phận mở cửa thì nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trung ương hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc huyện nếu không có chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Tiếp nhận và giải quyết:Người dân cần nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Trả kết quả:Được trả kết quả trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi giải quyết xong.

Thời gian giải quyết:

Không quá 10 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, không quá 20 ngày với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo,….(không tính các ngày nghỉ lễ, không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, trưng cầu giám định,…).

>>> Quy trình, thủ tục nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Hạn mức nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

Theo quy định tại Điều 130 Luật đất đai 2013, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp:

  • Hạn mức này không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân với mỗi loại đất được quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 129 Luật này.
  • Chính phủ quy định hạn mức phù hợp điều kiện cụ thể theo từng vùng và thời kỳ.

Bên cạnh đó, Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ – CP, hạn mức đối với 1 số loại đất cụ thể được quy định:

  1. Đất trồng cây lâu năm
  • Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thuộc Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long: < 30 ha
  • Các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương còn lại: < 20 ha
  1. Đất trồng cây lâu năm
  • Xã, phường, thị trấn ở đồng bằng:< 100 ha
  • Xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi:< 300 ha
  1. Đất rừng sản xuất là rừng trồng
  • Xã, phường, thị trấn ở đồng bằng:< 150 ha
  • Xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi:< 300 ha

Đất nông nghiệp hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống sản xuất của người dân. Chính vì vậy, người dân cần tìm hiểu và nắm thật chắc những kiến thức về nó để thực hiện những thủ tục pháp lý liên quan 1 cách dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn. Đặc biệt, cần lưu ý về điều kiện nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp để người dân có thể bảo vệ quyền và lợi ích cho bản thân khi tham gia chuyển nhượng đất nông nghiệp.

tranh-dieu-kien-nhan-chuyen-nhuong-dat-nong-nghiep

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp là gì? Gọi ngay: 1900.6174

 Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ của Tổng Đài Tư Vấn về “Điều kiện nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp” cụ thể về các quy định liên quan đến các quy định về điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp, việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng, hiểu rõ về những lệ phí khi chuyển nhượng đất….Nếu như các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay: 1900.6174 để được hỗ trợ và tư vấn một cách nhanh nhất!

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

 

  1900252505