Chế định pháp luật là gì? Phân biệt chế định và chế tài

hang-xom-lan-chiem-dat-9

 

Chế định pháp luật là gì? Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển phát luật đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi người. Các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quan hệ xã hội, các chế định ra đời vì mục đích này. Bài viết dưới đây, Tổng Đài Tư Vấn sẽ cung cấp cho bạn đọc về chế định; đặc điểm của chế định…Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về chế định pháp luật là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Chế định pháp luật là gì

 

Chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm chế định, nhưng qua quá trình nghiên cứu và phát triển có thể hiểu: Chế định pháp luật là tổng hợp gồm hai hay nhiều các quy phạm pháp luật có chung một vấn đề điều chỉnh, giống nhau và liên quan với nhau về một ngành luật nhất định. Chế định bao gồm cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, nghĩa rộng là những yếu tố cấu hệ thống pháp lý, nghĩa hẹp là các quy tắc, nguyên tắc của một vấn đề. 

nop-che-dinh-phap-luat-la-gi

Chế định trong tiếng Anh được quy định là: institution 

Ví dụ: Ngành luật dân sự có các chế định pháp luật điều chỉnh chế định quyền sở hữu; quan hệ tài sản; quan hệ nhân thân; chế định hôn nhân;… Còn luật hình sự điều chỉnh các chế định như các tội liên quan đến an ninh Quốc gia; tính mạng, sức khoẻ con người; buôn lậu; quyền tự do dân chủ,… 

>>> Xem thêm: Bồi thường đất nông nghiệp như thế nào? Bạn cần nên biết chi tiết

Đặc điểm chế định pháp luật 

Các chế định pháp luật thường mang tính chất nhóm, các nhóm có quan hệ xã hội giống nhau sẽ được điều chỉnh cùng một ngành luật. Bên cạnh đó, có trường hợp có chế định chỉ điều chỉnh một ngành luật độc lập, không điều chỉnh các quan hệ khác.

Cơ sở pháp lý của các chế định là Hiến pháp, khi xây dựng hệ thống các quy phạm, điều quan trọng là các định đúng tính chất của các đối tượng, có cùng đặc điểm cùng một nhóm. Nếu nhiều chế định hợp lại sẽ hình thành nên một ngành luật, điều chỉnh phạm vi hoạt động của các chủ thể. 

Các chế định phải có mối liên hệ với nhau, thống nhất, mặc dù mỗi chế định sẽ điều chỉnh một nhóm có đặc điểm khác với những nhóm còn lại, nhưng vẫn phải đặt trong sự thống nhất, tuân theo các quy luật khách quan, chịu sự ảnh hưởng của pháp luật. 

>>> Đặc điểm chế định pháp luật là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các quy tắc xử sự chung, do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, nhằm mục đích điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh của chủ thể luật. Các văn bản này có giá trị chung, có hiệu lực pháp lý cao và ràng buộc tất cả thành viên trong một Quốc gia phải thực hiện. 

Bên cạnh đó, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 còn định nghĩa văn bản pháp luật là những văn bản chứa quy phạm pháp luật. Các văn bản này phải được ban hành theo đúng trình tự; hình thức; quy định trong Bộ luật. Những văn bản không đúng thẩm quyền; hình thức; nội dung, dù có chứa các quy phạm cũng không được gọi là các văn bản quy phạm pháp luật. 

Các văn bản quy phạm pháp luật thường bao gồm các đặc điểm sau: 

+) Do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện

+) Hiến pháp quy định tên gọi của các văn bản pháp luật, có nhiều tên gọi khác nhau: Nghị định; pháp lệnh;…

+) Các văn bản pháp luật có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia; có hiệu lực kể từ khi ban hành; điều chỉnh hành hành vi của một số nhóm người 

dich-che-dinh-phap-luat-la-gi

>>> Xem thêm: Tách sổ đỏ mất bao nhiêu tiền? Giải đáp chi tiết nhất

Một số văn bản pháp luật của Việt Nam: 

  • Hiến pháp của Quốc Hội: Được ban hành năm 2013, quy định Hiến pháp là văn bản có hiệu lực tối cao nhất trong các văn bản pháp luật. Khẳng định mục tiêu của Nhà nước, vai trò lãnh đạo của Đảng và quy định về một số vấn đề liên quan đến quyền con người. Nghiêm cấm mọi hành vi trái với Hiến pháp. 
  • Bộ luật: Được ban hành bởi Quốc hội, là hệ thống văn bản pháp luật có mức độ hệ thống hoá cao, rộng và điều chỉnh mọi hành vi của con người, lĩnh vực kinh tế. Quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, hình phạt và định tội danh. 
  • Nghị quyết; Nghị định của Quốc hội: Được ban hành bởi Chính phủ, quy định các vấn đề cấp thiết; các điều khoản bổ sung trong luật 
  • Thông tư: Được ban hành bởi các bộ trưởng; thủ tướng để thực hiện chức năng quản lý, đảm bảo thực thi 
  • Công văn: Là những chỉ thị, hướng dẫn thực hiện các quy định của cơ quan Nhà nước. 

Ngoài ra, còn các văn bản quy phạm khác: Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp xã; cấp huyện; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. 

Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam được xây dựng từ nhiều văn bản khác nhau, có tính chất phức tạp, được ban hành và quyết định bởi nhiều cơ quan thẩm quyền khác nhau. Văn bản quy phạm pháp luật là tiền đề của mọi hành vi công dân, là cơ sở của mỗi hành vi.

Nếu một người thực hiện hành vi mà trái với quy định trong các văn bản quy phạm, thì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Văn bản pháp luật có tính mệnh lệnh chung và bắt buộc; điều chỉnh chặt chẽ mọi hành vi của mỗi công dân. 

>>> Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm những gì? Gọi ngay: 1900.6174

Phân biệt chế định và chế tài

 

Cũng giống như chế định, chế tài là khái niệm thường xuyên được nhắc tới, nằm trong ba bộ phận cấu thành quy phạm là quy định; giả định và chế tài. Chế tài là bộ phận cấu thành một quy phạm pháp luật. 

Điểm giống nhau giữa chế định và chế tài đều là những bộ phận cấu thành nên quy phạm 

Nếu chế định là tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật có cùng điểm chung với nhau để cùng điều chỉnh một mối quan hệ phát sinh. Còn chế tài là một bộ phận xác định hình thức, hình phạt đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm những quy định được chế định điều chỉnh.

Cũng như các loại chế định, tuy vào đặc điểm, tính chất của mỗi nhóm quan hệ để phân chia các chế tài khác hình phạt khác nhau, như: chế tài hình sự; chế tài dân sự; hành chính; chế tài kỷ luật…Các hình thức hình phạt cụ thể khác như: phạt tiền, khôi phục; khắc phục; sửa chữa hậu quả; chế tài bảo vệ; chế tài đảm bảo hậu quả; chế tài vô hiệu hoá;….

Đặc điểm của mỗi loại chế tài sẽ áp dụng cho các trường hợp khác nhau, chế tài hành chính là hậu quả của hành vi vi phạm các quy định hành chính: quy định khi tham gia giao thông; hôn nhân;…Được áp dụng đối với tất cả mọi người, bất kỳ ai công dân hay cán bộ, viên chức.

Những hành vi chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự; chưa cấu thành tội phạm. Chế tài hành chính nhằm đảm bảo Nhà nước thực hiện việc đảm bảo sự an toàn; trật tự xã hội và răn đe, ngăn chặn những hành vi khác, để tránh những hành vi có sự nguy hiểm hơn xảy ra. 

Chế tài hình sự là bộ phận cấu thành nên các quy định hình sự, có tính chất và hình thức xử phạt cao hơn so với các loại chế tài khác. Dùng để trừng trị, có tính chất nghiêm khắc, răn đe đối với mỗi cá nhân. Việc xác định áp dụng chế tài hình sự được thông qua quá trình điều tra, tố tụng, bắt buộc người phạm tội phải đứng ra chịu trách nhiệm, bởi chế tài hình sự có giá trị chung và có hiệu lực pháp lý cao nhất. 

Có thế kết luận rằng, điểm khác nhau của chế tài hình sự là để lại án tích, còn chế tài hành chính thì không để lại án tích cho chủ thể vi phạm. Nhưng cả hai đều là những chế tài có tính răn đe nghiêm khắc, quy định các mức phạt đối với hậu quả xảy ra (khác nhau về mức phạt đối với tính chất vi phạm của hành vi). 

don-che-dinh-phap-luat-la-gi

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về chế định pháp luật là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là toàn bộ thông tin mà đội ngũ luật sư của Tổng Đài Tư Vấn cung cấp đến bạn đọc về chế định pháp luật là gì?. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn giải quyết được những vấn đề đang gặp phải. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy lên và gọi đến số hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

 

 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  1900252505