Thừa kế thế vị vốn không còn là cụm từ xa lạ gì đối với mọi người. Thế nhưng để hiểu chính xác về khái niệm, điều kiện, các trường hợp thừa kế thế vị thì ít ai có thể biết được. Vậy cụ thể thừa kế thế vị là gì? Điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị? Hồ sơ khai nhận thừa kế thế vị, bao gồm những gì? v.v…
Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu và cập nhật kiến thức pháp luật mới nhất. Để được Tổng Đài Tư Vấn hỗ trợ một cách nhanh chóng và chuyên sâu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline sau đây 1900.6174
>>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Thừa kế thế vị là gì?
>>> Hướng dẫn miễn phí thừa kế thế vị nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo như quy định tại Điều 652 của Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế thế vị được quy định cụ thể như sau:
Trường hợp con của người để lại di sản mà chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu như còn sống;
Trường hợp nếu cháu cũng chết trước hoặc là chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt là người được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu như còn sống.
Như vậy, có thể hiểu rằng thừa kế thế vị chính là việc người để lại di sản và con hoặc cháu (người được nhận di sản sau khi người để lại di sản chết) của người đó chết trước hoặc là chết cùng lúc với người để lại di sản thì quyền thừa kế phần di sản đó sẽ được chuyển cho cháu hoặc chắt của người để lại di sản thừa kế.
>>> Xem thêm: Thừa kế chuyển tiếp theo quy định Bộ luật Dân sự 2015?
Các trường hợp thừa kế kế vị
Các trường hợp thừa kế thế vị theo như quy định của pháp luật sẽ bao gồm;
Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của ông bà để lại;
Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của cụ để lại.
Thừa kế thế vị chỉ phát sinh đối với các trường hợp thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ thừa kế theo di chúc.
Nếu như cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc các cụ thì phần di chúc định đoạt tài sản cho cha mẹ (nếu như có di chúc) thì sẽ vô hiệu. Phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật và lúc này cháu (chắt) mới được hưởng thừa kế thế vị này.
Quan hệ thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo trình tự hàng thừa kế nhưng hàng thừa kế sẽ là căn cứ quan trọng để xác định quan hệ thừa kế thế vị.
Thừa kế thế vị là một trong những chế định của pháp luật nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho những người thân thuộc nhất của người để lại di sản đã mất, tránh trường hợp di sản của ông mà mà cháu lại không được hưởng mà để cho người khác hưởng.
Cũng như những người thừa kế khác, người thừa kế thế vị sẽ không được hưởng di sản nếu như họ từ chối nhận di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế theo như quy định tại điều 620 và điều 621 của Bộ luật Dân sự 2015.
>>> Xem thêm: Hàng thừa kế thứ nhất chết theo quy định Bộ luật Dân sự 2015?
Điều kiện được thừa kế kế vị?
Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành thì thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi thỏa mãn những điều kiện sau đây:
Những người thừa kế phải có quan hệ thừa kế thứ hai trong hàng thừa kế thứ nhất trong đó những người thế vị phải là người ở đời sau. Nghĩa là chỉ có con được thế vị cha mẹ mà không bao giờ có trường hợp cha, mẹ thế vị cho con.
Thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi những người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản: Xét theo nguyên tắc trên thì không thể có trường hợp hai người chết cùng một thời điểm được.
Nhưng trên thực tế vẫn xảy ra những trường hợp nhiều người chết trong một tai nạn mà không thể nào xác định được ai là người chết trước, ai là người chết sau.
Vì vậy, buộc phải suy đoán rằng họ đã chết cùng một thời điểm.
Nếu như hai người thừa kế tài sản của nhau mà được coi là chết vào cùng một thời điểm, thì họ sẽ không được thừa kế của nhau, di sản của mỗi người sẽ được chia cho những người thừa kế của họ.
Pháp luật quy định như vậy là để cho việc chia di sản thừa kế được tiến hành như bình thường, không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của những người thừa kế còn lại.
Cháu, chắt của người để lại di sản phải còn sống hoặc chưa ra đời nhưng đã thành thai vào thời điểm mà ông, bà, cụ chết mới được áp dụng chế định về thừa kế thế vị
Như vậy, khi đảm bảo được các điều kiện vừa được phân tích như trên thì hoàn toàn được hưởng thừa kế thế vị theo đúng quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Hàng thừa kế thứ ba theo quy định Bộ luật Dân sự 2015?
Hồ sơ khai nhận hưởng thừa kế kế vị
Hồ sơ khai nhận hưởng di sản thừa kế thế vị sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
Hồ sơ khai nhận di sản của người thừa kế, gồm có:
Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của từng người hoặc là căn cước công dân;
Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân;
Hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền (nếu như xác lập giao dịch thông qua người đại diện);
Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, hồ sơ sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác để chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản thừa kế.
Giấy chứng tử của bố hoặc mẹ
Hồ sơ pháp lý của người để lại di sản thừa kế, gồm có:
Giấy chứng tử của người để lại di sản (hoặc) giấy báo tử (hoặc) bản án tuyên bố đã chết
Giấy tờ đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân
Di chúc
– Các loại giấy tờ dùng để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế, bao gồm:
Sổ đỏ do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở; Giấy phép mua bán, chuyển dịch nhà cửa – hợp thức hóa do UBND của các quận/huyện cấp có xác nhận từ Phòng thuế trước bạ và thổ trạch; v.v…
Giấy phép xây dựng (nếu như có)
Biên bản kiểm tra công trình đã hoàn thành (nếu có)
Bản vẽ do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện, đã được Uỷ ban nhân dân hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường xác nhận kiểm tra nội nghiệp, quy hoạch (nếu như có)
– Các loại giấy tờ về tài sản khác như là: (Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy xác nhận từ ngân hàng về việc mở tài khoản, giấy đăng ký xe ô tô, cổ phiếu…).
>>> Tư vấn chi tiết thừa kế thế vị miễn phí, liên hệ 1900.6174
Con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị không?
Căn cứ dựa theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật dân sự 2015 thì:
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi sẽ được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo đúng như quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.
Vấn đề về quyền và nghĩa vụ của người đang là con nuôi của người khác trong mối quan hệ với gia đình cha mẹ đẻ của mình được quy định rất khác nhau qua từng thời kỳ cụ thể.
Tuy nhiên, về mối quan hệ giữa con nuôi với gia đình cha mẹ nuôi thì hiện nay vẫn còn đang gây ra khá nhiều tranh cãi, ý kiến trái chiều.
Ý kiến hợp lý nhất có lẽ là đối với trường hợp này thì chỉ có cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi mới có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi.
Cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng sẽ không được thừa kế của người con nuôi đó.
Như vậy, có thể hiểu rằng con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế đối với cha mẹ nuôi của mình chứ không có mối quan hệ thừa kế đối với cha, mẹ đẻ của cha mẹ nuôi của mình và ngược lại.
Trường hợp mà cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với những người khác thì người con nuôi đó cũng không đương nhiên trở thành con nuôi của người đó, cho nên họ không phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật.
>>> Tư vấn miễn phí thừa kế thế vị chính xác, gọi ngay hotline 1900.6174
Mục đích và ý nghĩa của thừa kế thế vị
Pháp luật quy định về thừa kế thế vị là nhằm để bảo vệ quyền lợi của các cháu, các chắt của người để lại di sản một cách trực tiếp trong các trường hợp mà cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt lại chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc các cụ nội, cụ ngoại của cháu/chắt.
Như vậy, căn cứ theo như quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sư 2015 thì hoàn toàn phù hợp với đạo lý và thực tiễn ở nước ta hiện nay.
Mặt khác, quy định này còn đảm bảo sự thống nhất với các nguyên tắc chung của quan hệ pháp luật dân sự trong trường hợp thừa kế thế vị.
Nguyên tắc chung đó được thể hiện ở chỗ là vào thời điểm mở thừa kế của ông, bà nội, ông, bà ngoại hoặc các cụ nội, ngoại mà cha hoặc mẹ của cháu nội, cháu ngoại hoặc chắt nội, chắt ngoại đã chết thì cháu hoặc chắt được hưởng thừa kế thế vị nhận di sản thừa kế, phần thừa kế mà bố hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt nếu như còn sống sẽ được hưởng, bất luận cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt đã chết trước hay là chết cùng vào một thời điểm với người để lại di sản.
Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, chứ không phát sinh từ căn cứ theo di chúc.
Người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với người để lại di sản theo di chúc thì phần di chúc đó sẽ bị tuyên bố là vô hiệu.
Thừa kế thế vị theo như quy định của pháp luật hiện hành thì còn nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của những người thân nhất của người để lại di sản, nhằm bảo vệ các quyền được hưởng di sản của các cháu, chắt của người để lại di sản một cách trực tiếp nhất, tránh được tình trạng di sản của ông bà, các cụ mà các cháu, chắt không được hưởng mà lại để cho người khác.
Đây là vấn đề mang tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam nhằm bảo vệ quyền dân sự hợp pháp của những người có cùng quan hệ huyết thống gần nhất với người để lại di sản.
Xác định quyền của những người được thừa kế thế vị theo như quy định tại Điều 652 của Bộ luật dân sự 2015 đã bảo đảm được các quyền hưởng di sản thừa kế chính đáng của các cháu, các chắt góp phần tìm hiểu triệt để cũng như đúng với các nguyên tắc về thừa kế thế vị.
Quyền được thừa kế thế vị của các cháu, các chắt đã giúp cho những người thừa kế có thể hiểu được quyền của mình và cũng tạo ra sự hiểu biết pháp luật về thừa kế cho những người khác, giúp họ có những hành xử đúng mực trong quan hệ thừa kế để tránh những xảy ra những mâu thuẫn không đáng có giữa những người được hưởng thừa kế và những người không có quyền hưởng di sản thừa kế.
Như vậy, một lần nữa có thể khẳng định rằng, thừa kế thế vị đã góp phần bảo tồn được truyền thống và đạo lý trong quan hệ giữa những người thân thuộc nhất của người để lại di sản, đã và đang được thừa nhận ở Việt Nam ta.
>>> Liên hệ Luật sư tư vấn về vấn đề liên quan đến thừa kế thế vị nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174
Trên đây là toàn bộ thông tin về “Thừa kế thế vị” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định pháp luật về các điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị hay mục đích, ý nghĩa của việc thừa kế này,… Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline 1900.6174 của Tổng Đài Tư Vấn để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |