Ủy quyền tranh chấp đất đai cho người khác có được không?

van-phong-luat-su-tay-ninh

Ủy quyền tranh chấp đất đai cho người khác được không? Việc uỷ quyền khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai có phải lập thành văn bản không? Thủ tục ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như thế nào? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được các Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn giải đáp chính xác, chi tiết ngay trong bài viết này. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn đọc có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

>>> Luật sư tư vấn về điều kiện ủy quyền tranh chấp đất đai. Liên hệ ngay: 1900.6174

Bác Đoàn (Long An) có câu hỏi như sau:

“Kính chào Luật sư tư vấn!

Hiện tại, gia đình tôi đang canh tác trồng lúa trên một mảnh đất ruộng với diện tích khoảng 2500 mét vuông. Mảnh đất này là do ba mẹ của tôi để lại cho con cháu và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ để công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.

Cách đây khoảng một tháng, hộ gia đình người hàng xóm có đất giáp ranh với gia đình tôi có cho san lấp mặt bằng để xây dãy nhà trọ, và khi tiến hành thi công xây dựng thì có lấn sang phần đất trồng lúa của gia đình tôi. Giữa gia đình tôi và gia đình người hàng xóm đã tranh cãi rất nhiều và cả hai bên đã quyết định sẽ ra Tòa án để được giải quyết tranh chấp một cách thấu đáo nhất.

Do sức khỏe của tôi dạo này không được tốt lắm và cũng không am hiểu nhiều về luật pháp, nên tôi muốn nhờ người quen đại diện cho tôi tham gia vào việc giải quyết tranh chấp này. Vậy trong trường hợp này, Luật sư xin cho tôi hỏi tôi có thể ủy quyền cho người khác giải quyết tranh chấp đất đai không?

Có cần phải lập thành văn bản cho việc ủy quyền này không? Và thủ tục ủy quyền tranh chấp đất đai được thực hiện ra sao? Xin chân thành cảm ơn Luật sư!”.

>>> Luật sư tư vấn về điều kiện ủy quyền tranh chấp đất đai. Liên hệ ngay: 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Chào bác Đoàn! Cảm ơn bác đã tin tưởng, quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật đất đai của Tổng Đài Tư Vấn! Với vướng mắc mà bác đặt ra, Luật sư xin gửi đến bác lời tư vấn chi tiết về những vướng mắc trên cũng như những vấn đề pháp lý có liên quan ngay trong phần dưới đây:

Có thể ủy quyền cho người khác giải quyết tranh chấp đất đai không?

Ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một quy định cụ thể nào đề cập đến việc ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế. Theo đó, các văn bản pháp luật ở nước ta chỉ ghi nhận một cách khái quát vấn đề ủy quyền trong Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 138).

Theo đó, cá nhân, pháp nhân có thể thực hiện việc ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Về hệ quả pháp lý phát sinh, thì giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba và phù hợp với phạm vi đại diện, thì về nguyên tắc sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.

uy-quyen-tranh-chap-dat-dai

Ngoài ra, pháp luật tố tụng dân sự cũng có đề cập về phạm vi đại diện của người được ủy quyền được xác lập căn cứ theo nội dung trong văn bản ủy quyền. Cụ thể, căn cứ theo Khoản 1 Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019, 2020 đã quy định rõ người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự được thực hiện các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình được đại diện.

Như vậy, căn cứ vào những quy định trên, thì bác Đoàn đang là người sử dụng đất đang gặp phải tranh chấp về đất đai, thì bác hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác để đại diện tham gia giải quyết tranh chấp giúp mình. Và việc ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp đất đai sẽ cần phải tuân thủ về trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.

Nếu bác Đoàn và quý bạn đọc còn gặp phải những vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ với Luật sư qua số máy 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng và cụ thể nhất! 

>>> Có được ủy quyền tranh chấp đất đai cho người khác được không? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Uỷ quyền khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai có phải lập thành văn bản không?

Trên thực tế, với bất kỳ một hình thức giải quyết tranh chấp đất đai nào, cho dù là việc hoà giải, khiếu nại, hay khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền, thì thông thường phía cơ quan nhà nước đều có yêu cầu người nhận uỷ quyền phải xuất trình các văn bản có nội dung uỷ quyền để tham gia giải quyết tranh chấp.

Bởi xuất phát từ lý do các loại tranh chấp về đất đai thường là tranh chấp khá phức tạp, quá trình giải quyết cần phải đảm bảo tính chính xác và đúng về mặt pháp lý.

Theo đó, các bên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp đất đai cần phải là chủ thể có đủ tư cách theo quy định của pháp luật. Cụ thể, nếu một cá nhân đã được nhận uỷ quyền tham gia giải quyết tranh chấp thì cần phải chứng minh bản thân được uỷ quyền thông qua hình thức là văn bản uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Như vậy, có thể thấy rằng việc uỷ quyền khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai cần phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Bởi văn bản này được xem là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng nhằm chứng minh người được ủy quyền có đủ tư cách về mặt pháp luật để có thể thay mặt người ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp theo nội dung được ghi nhận trong văn bản ủy quyền.

Trường hợp bác Đoàn và bạn đọc còn có bất kỳ câu hỏi nào khác có liên quan đến vấn đề lập văn bản để uỷ quyền khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, hãy nhấc điện thoại gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để có được lời tư vấn chi tiết và rõ ràng nhất!

>>> Có được ủy quyền tranh chấp đất đai cho người khác được không? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Vì sao phải ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Có thể thấy rằng, tranh chấp đất đai thường làm phát sinh những vấn đề pháp lý khá phức tạp, bởi đối tượng tranh chấp chính là quyền sử dụng đất – một loại tài sản “đặc biệt” có giá trị lớn.

Do đó, trường hợp tranh chấp đất đai không được giải quyết một cách thỏa đáng, đúng pháp luật thì sẽ phần nào gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người sử dụng đất. Và vấn đề ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai cũng đã phát sinh và diễn ra cũng khá phổ biến bởi những lý do cơ bản dưới đây:

>>> Xem thêm: Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?

Người có tranh chấp không am hiểu pháp luật đất đai

Để có thể giải quyết một vụ án về tranh chấp đất đai một cách thấu đáo, đúng về mặt pháp lý, thì trong quá trình xét xử các bên cần sử dụng một hệ thống rất nhiều những quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Có thể thấy, ngay cả những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cũng gặp phải tình trạng không thể suy xét được hết bởi có quá nhiều các văn bản và quy định của pháp luật điều chỉnh cho một vấn đề pháp lý.

Và việc người dân khi tham gia giải quyết tranh chấp đất đai mà không am hiểu nhiều về những quy định cơ bản của pháp luật thì lại càng khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, khi có phát sinh tranh chấp đất đai, thì thông thường người dân sẽ tìm đến những người am hiểu nhiều về pháp luật để nhận được sự hỗ trợ tham gia giải quyết tranh chấp.

Như vậy, ủy quyền cho những người am hiểu về pháp luật để thay mặt mình tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những cách thức rất hiệu quả mà nhiều người dân đã và đang sử dụng.

Bởi một khi quyền lợi của các bên được bảo đảm, và hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ ủy quyền đúng theo thỏa thuận, thì cho dù có phải trích ra một khoản phí cho việc này thì cũng không phải là điều quá khó khăn đối với bên đang gặp phải tranh chấp.

>>> Người tiến hành tranh chấp đất đai mà không hiểu rõ luật thì phải làm sao? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Người có tranh chấp đất đai không có thời gian đi lại

Việc giải quyết tranh chấp đất đai là cả một quá trình với nhiều giai đoạn trong việc thực hiện thủ tục, và thường kéo dài nhiều thời gian để cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét và giải quyết sao cho thấu lý thấm tình nhất cho các bên trong tranh chấp.

Bên cạnh việc không am hiểu nhiều về quy định pháp luật, thì có thể thấy trong cuộc sống hiện nay cũng không cho phép các bên có quá nhiều về thời gian để đi lại trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp. Và một biện pháp hiệu quả để bảo đảm cho việc giải quyết tranh chấp không bị gián đoạn đó là các bên có thể ủy quyền để người khác đại diện mình tham gia vào một số hoặc toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Hơn thế nữa, bên ủy quyền lại vẫn có thể theo dõi quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyền mà lại không làm ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống thường ngày của bản thân và gia đình.

Thông qua lời giải đáp trên của Luật sư, trường hợp bác Đoàn và quý bạn đọc cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn khẩn cấp liên quan đến việc ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai sao cho đúng pháp luật và đem lại hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp trên thực tế, thì đừng ngần ngại kết nối với Luật sư qua đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp kịp thời và chính xác nhất!

>>> Người tiến hành tranh chấp đất đai mà không có thời gian đi lại thì phải làm sao? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất năm 2023

 Tổng Đài Tư Vấn cũng xin Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất năm 2023, để quý bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng nhanh chóng nhất trong trường hợp cần thiết!

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN

BÊN ỦY QUYỀN

Họ và tên: ………………………………………………………………………

Sinh ngày: ………………………………………………………………………

Số CCCD/CMND: ……………Nơi cấp:……………Ngày cấp………………..

Thường trú:………………………………………………………………………

Địa chỉ liên hệ:…………………………………………………………………..

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

Họ và tên: ………………………………………………………………………

Sinh ngày: ………………………………………………………………………

Số CCCD/CMND: ……………Nơi cấp:………………Ngày cấp :……………

Thường trú:………………………………………………………………………

Địa chỉ liên hệ:………………………………………………………………….

CĂN CỨ ỦY QUYỀN

Tôi – …………………… hiện đang thực hiện các thủ tục để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng diện tích …………….. đất (Bằng chữ: …………….), tờ bản đồ số ……………….. tại địa chỉ: ………………………… Thửa đất này đã được UBND …………………. cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …………………………… mang tên ……………………………………………

Nay tôi ủy quyền cho …………………………. được toàn quyền thay mặt và nhân danh tôi liên hệ, làm việc với các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các công việc như sau:

PHẠM VI ỦY QUYỀN

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

THỜI HẠN ỦY QUYỀN

Kể từ ngày Giấy ủy quyền này được Công chứng/ Chứng thực cho đến khi người nhận ủy quyền thực hiện xong công việc được ủy quyền hoặc đến khi Giấy ủy quyền này hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.

CAM KẾT

Hai bên chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

Việc ủy quyền là hoàn toàn tự nguyện, không nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào.

Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký, ghi rõ họ tên)

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

(Ký, ghi rõ họ tên)

>>> Luật sư hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai chính xác nhất. Gọi ngay: 1900.6174

Hướng dẫn viết giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Theo Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất năm 2023, thì chúng ta có thể nhận thấy có nhiều phần thông tin cơ bản mà người ủy quyền cần phải hoàn thiện thông tin đầy đủ vào đơn. Để giúp cho bác Đoàn và các bạn có thể nắm rõ cách viết, thì có thể tham khảo phần nội dung hướng dẫn dưới đây: 

Thứ nhất, về phần thông tin cơ bản của người ủy quyền và người được ủy quyền

Theo đó, các bạn cần điền đầy đủ những thông tin cần thiết như họ tên; ngày, tháng, năm sinh; những thông tin trên giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân; địa chỉ nơi cư trú của các bên. Việc điền những thông tin trên cần phải bảo đảm yếu tố chính xác, trùng khớp với thông tin trong giấy tờ tùy thân.

Trường hợp điền thông tin không chính xác, thì bên ủy quyền có thể sẽ tốn nhiều thời gian để sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Và thậm chí, cơ quan có thẩm quyền có thể không chấp nhận tư cách đại diện tham gia giải quyết tranh chấp đất đai của người được ủy quyền.

Thứ hai, về phần căn cứ ủy quyền

Các bạn cần trình bày rõ ràng vụ việc tranh chấp đất đai đang được giải quyết tại cơ quan nào. Ngoài ra, người làm đơn cũng cần điền đầy đủ thông tin về hiện trạng thửa đất đang có tranh chấp trên thực tế. Đây là những thông tin cơ bản và cần thiết để cơ quan có thẩm quyền có thể xác định lại đối tượng tranh chấp của các bên.  

Thứ ba, về phần phạm vi ủy quyền

Người ủy quyền cần xác định một cách rõ ràng phạm vi công việc ủy quyền, cụ thể là chỉ thực hiện uỷ quyền tham gia giải quyết tranh chấp ở một giai đoạn nhất định hoặc ở tất cả các giai đoạn. Ngoài ra, người ủy quyền cần liệt kê đầy đủ những công việc cụ thể mà người được ủy quyền sẽ đại diện để làm thay cho người ủy quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Theo đó, người được ủy quyền chỉ được phép thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền mà hai bên đã thỏa thuận trong văn bản ủy quyền, nhằm hạn chế tối đa trường hợp người được ủy quyền thực hiện các công việc mà vượt quá phạm vi được ủy quyền theo quy định.

uy-quyen-tranh-chap-dat-dai

Thứ tư, về phần thời hạn ủy quyền

Theo đó, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên mà việc ủy quyền có thể chấm dứt khi công việc ủy quyền được hoàn thành xong trên thực tế, hoặc có thể kéo dài cho đến khi giấy ủy quyền hết hiệu lực theo quy định pháp luật hiện hành.

Như vậy, trên đây là Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất năm 2023 cùng những hướng dẫn chi tiết mà Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn xin chia sẻ đến bác Đoàn và các bạn đọc. Trong quá trình sử dụng mẫu đơn trên, nếu các bạn còn gặp phải những vướng mắc trong quá trình điền thông tin, vui lòng nhấc máy gọi đến số hotline 1900.6174 để được hướng dẫn tận tình và chính xác nhất!

>>> Luật sư hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền tranh chấp đất đai chính xác nhất. Gọi ngay: 1900.6174

Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai có bắt buộc công chứng, chứng thực không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật công chứng 2014, sửa đổi, bổ sung 2018 không có quy định bắt buộc trường hợp nào ủy quyền thì các bên phải công chứng. Tuy nhiên trên thực tế, nhằm đảm bảo tính xác thực của giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai, và tránh tối đa trường hợp giả mạo việc ủy quyền, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thường yêu cầu các bên khi thực hiện việc ủy quyền thì cần phải có xác nhận của phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng, hoặc có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Theo đó, thủ tục công chứng giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai không nhất thiết phải tiến hành ở nơi có đất đang tranh chấp, mà tùy vào từng trường hợp cụ thể thì việc công chứng có thể được thực hiện tại nơi thuận tiện nhất sao cho phù hợp với điều kiện của các bên (có thể là nơi ở của người được ủy quyền hoặc của người ủy quyền, hoặc nơi có đất đang xảy ra tranh chấp trên thực tế).

Như vậy, Luật sư đã vừa đưa ra lời giải đáp chi tiết căn cứ theo quy định pháp luật mới nhất về vấn đề giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai có bắt buộc công chứng, chứng thực hay không. Trong quá trình tiếp cận lời giải đáp trên, có bất kỳ thắc mắc nào thì vui lòng liên hệ đến Tổng Đài Tư Vấn 1900.6174 để nhận được lời giải đáp cụ thể nhất!

>>> Giấy ủy quyền tranh chấp đất đai có bắt buộc phải công chứng không?. Gọi ngay: 1900.6174

Thủ tục ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Có thể thấy rằng, mặc dù vấn đề ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng đang diễn ra rất phổ biến, nhưng không phải ai cũng có thể nắm rõ để có thể thực hiện thủ tục ủy quyền theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Do đó, Luật sư sẽ trình bày một cách cụ thể nhất về trình tự các bước trong thủ tục ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai ngay trong phần dưới đây để bác Đoàn và các bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng trên thực tế. 

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ.

Theo đó, bên ủy quyền và bên được ủy quyền để tham gia giải quyết tranh chấp đất đai cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ về nhân thân của các bên: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có công chứng/chứng thực);

cGiấy tờ nhằm chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền trong trường hợp đất đai đang tranh chấp thuộc tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; 

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc); 

– Giấy tờ thể hiện việc góp vốn là quyền sử dụng đất, giấy đăng ký kinh doanh theo quy định;

– Các loại giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác như giấy triệu tập làm việc, giấy mời cùng những giấy tờ có liên quan;

– Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai với đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định;

– Phiếu yêu cầu công chứng/chứng thực văn bản ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai kiện ở đâu? Cần những điều kiện gì?

Bước 2: Chứng thực giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Sau khi các bên đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, bên ủy quyền cần liên hệ với văn phòng công chứng, phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để công chứng, chứng thực giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Người thực hiện chứng thực cần tiến hành kiểm tra hồ sơ, các loại giấy tờ yêu cầu chứng thực. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ để thực hiện thủ tục chứng thực, thì yêu cầu người ủy quyền bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Nếu đã có đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định, thì cần hướng dẫn người ủy quyền thực hiện việc chứng thực. Đồng thời, người tiếp nhận hồ sơ cần tiến hành giải thích những quy định của pháp luật có liên quan đến giấy ủy quyền thực hiện chứng thực.

Chứng thực giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Theo đó, quá trình chứng thực giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo trình tự cụ thể như sau:

Trước tiên, người yêu cầu chứng thực sẽ ký vào giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai trước mặt người thực hiện chứng thực. 

Tiếp theo đó, người thực hiện chứng thực sẽ thực hiện những công việc sau đây:

Tiến hành ghi lại đầy đủ lời chứng và chứng thực chữ ký theo mẫu quy định phía dưới chữ ký được chứng thực, hoặc trang liền sau đó của giấy ủy quyền có chữ ký được chứng thực.

Người thực hiện chứng thực sẽ ký, ghi rõ họ tên, và sau đó đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực giấy ủy quyền trên và ghi vào sổ chứng thực theo quy định.

Đối với các loại giấy tờ, văn bản có từ hai tờ trở lên thì cần phải đóng dấu giáp lai nhằm đảm bảo tính xác thực về nội dung trong từng trang của giấy tờ. Nếu lời chứng được ghi tại tờ liền sau của trang có chữ ký, thì cần phải đóng dấu giáp lai giữa giấy tờ, văn bản chứng thực chữ ký và trang ghi lời chứng theo quy định.

Nhận giấy ủy quyền đã được chứng thực

Sau khi người thực hiện chứng thực đã hoàn tất các bước cần thiết để chứng thực giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định, thì người ủy quyền sẽ tiến hành nộp lệ phí và nhận lại giấy ủy quyền đã được chứng thực.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ từ phía Luật sư về trình tự các bước trong thủ tục ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất năm 2023. Trong trường hợp các bạn gặp phải trở ngại, hãy gọi ngay đến số máy 1900.6174 để được tư vấn tận tình nhất từ đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của Tổng Đài Tư Vấn!

>>> Trình tự, thủ tục ủy quyền tranh chấp đất đai chính xác nhất. Gọi ngay: 1900.6174

Thời hạn ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thời hạn ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai được hiểu là khoảng thời gian việc ủy quyền giải quyết tranh chấp phát sinh và tồn tại trên thực tế. Trong thời hạn này, thì việc ủy quyền giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ có giá trị pháp lý và được thực hiện theo các nội dung đã thỏa thuận trong văn bản ủy quyền.

Theo đó, một số tiêu chí để xác định thời hạn ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai đó là:

– Căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên trong giấy ủy quyền;

– Thời hạn ủy quyền đã hết theo sự thỏa thuận của các bên;

– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành. Cụ thể, trường hợp tranh chấp đất đai đã được giải quyết xong trên thực tế thì không còn lý do gì để kéo dài thêm thời hạn ủy quyền. Lúc này, các bên sẽ tự ngầm hiểu việc ủy quyền sẽ kết thúc cùng lúc với thời điểm tranh chấp đất đai đã được giải quyết xong;

– Người được ủy quyền hoặc người ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền. Theo đó, trong trường hợp vì một lý do nào đó mà một trong các bên không muốn tiếp tục thực hiện việc ủy quyền theo sự thỏa thuận trước đó, thì có thể đơn phương chấm dứt thực hiện ủy quyền. Tuy nhiên, khi thực hiện đơn phương chấm dứt việc ủy quyền thì cần phải báo cho bên kia và các bên có liên quan biết về thông tin này;

– Trường hợp người ủy quyền, người được ủy quyền là cá nhân đã chết;

– Người được ủy quyền không còn đáp ứng đủ điều kiện tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, đây là trường hợp chấm dứt ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật.

– Ngoài ra, còn có những căn cứ khác làm cho việc ủy quyền không thể thực hiện được trên thực tế.

uy-quyen-tranh-chap-dat-dai

Như vậy, việc xác định thời hạn ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ căn cứ vào một trong những căn cứ mà chúng tôi đã nêu ở trên. Nếu bác Đoàn và bạn đọc còn có vướng mắc thì hãy nhấc điện thoại gọi đến số máy 1900.6174! Đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn luôn sẵn sàng tiếp nhận và giải đáp câu hỏi vướng mắc của quý bạn đọc một cách chi tiết và chính xác nhất!

>>> Thời gian ủy quyền chấp đất đai là bao lâu. Gọi ngay: 1900.6174

Luật sư tư vấn, nhận ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp đất đai

Trong trường hợp quý bạn đọc hoặc gia đình đang gặp phải tranh chấp liên quan đến đất đai nhưng không am hiểu rõ về những quy định của pháp luật, trình tự thủ tục pháp lý, hoặc không có nhiều thời gian tham gia giải quyết tranh chấp, thì có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư tư vấn, nhận ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp đất đai của Tổng Đài Tư Vấn 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời nhất.

Với đội ngũ Luật sư với trình độ chuyên môn pháp luật cao và có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong hoạt động thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai, chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ quý khách hàng đưa ra những cách thức giải quyết tốt nhất nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho khách hàng.

Theo đó, Luật sư sẽ đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc có liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp về đất đai cho quý khách hàng với một số vấn đề cơ bản như sau:

– Tiến hành hoạt động tư vấn về các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai;

– Hỗ trợ quý khách hàng soạn thảo hồ sơ, văn bản có liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp về đất đai;

– Tiến hành nghiên cứu, phân tích và đưa ra những phương án giải quyết tranh chấp, phân tích ưu nhược điểm của từng phương án nhằm giúp quý khách hàng có thể lựa chọn được phương án tối ưu nhất để giải quyết tranh chấp;

– Tiến hành việc liên hệ để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Thực hiện việc đại diện cho quý khách hàng trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp đất đai; tham gia hòa giải, trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng nếu có khởi kiện tại Tòa án;

– Thực hiện nhận ủy quyền và thay mặt cho quý khách hàng thực hiện thủ tục thi hành án bản án đã có hiệu lực pháp luật trên thực tế;

– Thực hiện nhận ủy quyền, thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục kháng cáo theo quy định;

– Hỗ trợ tư vấn và giải quyết một số vấn đề có liên quan đến vấn đề ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai mà quý khách hàng có yêu cầu.

Quý khách hàng và bạn đọc có thể liên hệ với Luật sư tư vấn, nhận ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp đất đai thông qua những thông tin liên hệ dưới đây:

Đường dây nóng: 1900.6174

Email: tongdaituvan.ltm@gmail.com

>>> Luật sư tư vấn ủy quyền tranh chấp đất đai chính xác nhất. Gọi ngay: 1900.6174

Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin pháp lý cần thiết dành cho các bạn đọc gần xa có thể tiếp cận vấn đề ủy quyền tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành, cũng như những trình tự thủ tục thực hiện việc ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong thực tế cuộc sống.

Nếu gặp phải những trở ngại, vướng mắc cần được đội ngũ Luật sư hỗ trợ tư vấn, giải quyết, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174! Các Luật sư với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai sẽ hỗ trợ giải đáp và đưa ra những phương án giải quyết tốt nhất nhằm bảo vệ quyền lợi cho quý khách hàng khi không may gặp phải tranh chấp về đất đai trong cuộc sống!

  1900252505