Tranh chấp đất đai có sổ đỏ là một vấn đề phức tạp trong lĩnh vực bất động sản, nơi mà việc sở hữu đất đai luôn là một chủ đề nhạy cảm và được quan tâm rất nhiều. Với việc sở hữu sổ đỏ, chủ sở hữu đất đai được xác định rõ ràng và có quyền sử dụng đất trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai có sổ đỏ, khiến cho việc giải quyết tranh chấp trở nên phức tạp và đòi hỏi sự can thiệp của pháp luật. Trong bài viết này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp chi tiết mọi vướng mắc liên quan đến tranh chấp đất đai có sổ đỏ, bìa đỏ. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
Anh Huy (Bạc Liêu) có câu hỏi gửi về Tổng Đài Pháp Luật:
Thưa Luật sư, tôi và Huyền kết hôn được 25 năm, có 2 đứa con. Do trong cuộc sống xuất hiện nhiều mâu thuẫn nên vợ chồng tôi đã quyết định ly hôn. Vợ chồng tôi cùng đứng tên căn nhà với diện tích 121m2 (xã An Trạch, Huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu), nhưng đất xây là của bố tôi tặng cho vợ chồng tôi và khi xây nhà cũng là tiền của gia đình tôi hỗ trợ. Bây giờ, khi ly hôn vợ tôi đòi chia tài sản đối với căn nhà này, tôi không đồng ý.
Tôi đã thỏa thuận với vợ rằng căn nhà hiện tại giá sẽ khoảng 1.500.000.000, tôi đưa vợ 400.000.000 nhưng vợ tôi không đồng ý, muốn chia đều. Vậy luật sư cho tôi hỏi: tôi cần phải gửi đơn giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ cho cơ quan nào giải quyết? Nếu vẫn không thể hòa giải thành công thì tôi cần chuẩn bị những hồ sơ nào, trình tự, thủ tục như thế nào? Về vấn đề giải quyết vấn đề con chung bởi vì con cái đã lớn nên không yêu cầu giải quyết.
Rất mong Luật sư giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Hướng dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai từ A-Z MIỄN PHÍ, liên hệ ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Huy, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến với đội ngũ của Tổng đài pháp luật. Liên quan đến tranh chấp đất đai có sổ đỏ, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cụ thể như sau:
Đất có sổ đỏ có tranh chấp được không?
> Hướng dẫn khởi kiện tranh chấp đất đai có sổ đỏ nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.6174
Mặc dù đất đã có sổ đỏ, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra tranh chấp. Có thể do những sai sót, hiểu nhầm khi chuyển nhượng, thừa kế hay tặng đất, dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp về việc ai là người có quyền sở hữu bất động sản này. Pháp luật đã thừa nhận sự tồn tại của các tranh chấp đất đai có sổ đỏ và đã quy định các quy trình giải quyết tranh chấp đất đai trong Điều 203 của Luật đất đai 2013, mà thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 100 của Luật này (bao gồm sổ đỏ và các giấy chứng nhận khác).
Tranh chấp đất đai có sổ đỏ bao gồm các trường hợp nào? Các vụ tranh chấp đất đai mới nhất hiện nay?
Tranh chấp ranh giới đất liền kề
> Giải đáp chi tiết các nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề, liên hệ ngay 1900.6174
Tranh chấp ranh giới đất liền kề là trường hợp tranh chấp đất đai phát sinh giữa các chủ thể sử dụng đất liền kề nhau và xảy ra khi các bên không thể xác định được với nhau về ranh giới phân chia quyền sử dụng đất. Việc tranh chấp này cũng có thể là trường hợp một bên cho rằng bên kia đã có hành vi lấn chiếm, thay đổi, vượt quá ranh giới sử dụng đất của bên mình.
Để giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề, có thể áp dụng phương pháp hòa giải. Các bên tranh chấp có thể tự hòa giải hoặc hòa giải cơ sở tại UBND cấp xã. Nếu hòa giải thành công, tranh chấp sẽ kết thúc. Tuy nhiên, nếu có thay đổi về ranh giới hoặc người sử dụng đất, UBND cấp xã phải gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường (đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau); đến Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với các trường hợp khác), để cập nhật các thông tin mới nhất.
Nếu hòa giải không thành công, các bên tranh chấp phải khởi kiện hoặc đề nghị UBND cấp có thẩm quyền giải quyết.
– Trường hợp đương sự có Giấy chứng nhận hoặc các loại giấy tờ liên quan, vụ việc sẽ được Tòa án nhân dân xử lý.
– Trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc các loại giấy tờ liên quan, đương sự được quyền chọn lựa giải quyết bằng một trong hai hình thức sau:
+ UBND cấp huyện (nếu là tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau) hoặc cấp tỉnh (nếu là tranh chấp có một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc trong trường hợp khiếu nại quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện);
+ Tòa án nhân dân, theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự hoặc pháp luật về tố tụng hành chính (trường hợp khiếu nại quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh). Các quy định này được quy định tại Điều 203 và Điều 202 của Luật đất đai năm 2013.
Tranh chấp lối đi chung
> Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lối đi chung nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.6174
Tranh chấp lối đi chung là trường hợp tranh chấp đất đai mà khi các bên không thống nhất được việc mở lối đi chung. Đây có thể là việc các bên không đạt được thỏa thuận đền bù cho việc mở lối đi chung hoặc là một bên tự ý mở lối đi chung trên đất thuộc quyền sử dụng đất của bên kia. Đối với tranh chấp này, giá trị bằng tiền đối với quyền sử dụng đất tuy không lớn thế nhưng quyền lợi thực tế mà các bên có thể được hưởng lại rất lớn và điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống lâu dài của các bên.
Hiện nay pháp luật đất đai không có quy định giải thích cụ thể về lối đi chung. Nguồn gốc hình thành lối đi chung cũng có sự khác nhau nhất định như:
– Lối đi chung được hình thành từ lối mòn, sử dụng lâu năm.
– Lối đi chung được người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hay chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng.
– Lối đi chung do những người sử dụng đất cắt một phần đất của mình để hình thành nên lối đi chung tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề.
Cách giải quyết tranh chấp lối đi chung như sau:
– Hòa giải tranh chấp đất đai:
+ Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở
Tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”
Đây là cách thức giải quyết được Nhà nước khuyến khích nhưng kết quả giải quyết không bắt buộc các bên phải thực hiện mà phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên.
+ Bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã: Trong tường hợp nếu các bên tranh chấp không hòa giải được nhưng muốn giải quyết tranh chấp lối đi chung thì phải gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để hòa giải; nếu không hòa giải sẽ không được khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.
– Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết
Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn 1 trong 2 hình thức sau:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lối đi chung tại UBND cấp có thẩm quyền (nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì nộp tại UBND cấp huyện). Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
+ Khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân
Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, các tranh chấp sau đây thì đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:
+ Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật này
+ Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai. Theo đó, để được khởi kiện tranh chấp đất đai phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: người khởi kiện có quyền khởi kiện, tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo loại việc, tranh chấp chưa được giải quyết, tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã.
Tranh chấp khi đất được cấp sổ đỏ bị trùng diện tích
> Hướng dẫn giải quyết tranh chấp khi đất được cấp sổ đỏ bị trùng diện tích, liên hệ ngay 1900.6174
Thực tế, nhiều trường hợp vì lý do sai sót hoặc do không để ý trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà đất đã được cấp cho người này lại cấp cho người khác. Thông thường đối với tranh chấp này rất khó để cả hai bên có thể thỏa thuận, thương lượng với nhau đặc biệt là trường hợp một bên được cấp sổ đỏ do mua đất từ bên thứ ba. Chính vì vậy, các bên thường xảy ra tranh tranh chấp rất gay gắt nhằm đảm bảo quyền lợi của mình.
>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay. Hướng dẫn giải quyết chi tiết nhất
Tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ
> Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ từ A-Z MIỄN PHÍ, liên hệ ngay 1900.6174
Trường hợp tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ thường xảy ra đối với những người đã có quan hệ quen biết từ trước nhưng cũng có thể là anh em trong cùng gia đình, họ hàng với nhau, hoặc thậm chí là giữa bạn bè với nhau. Việc cho ở nhờ thường được thực hiện thông qua lời nói miệng và thời gian ở đã kéo dài. Trường hợp này, sổ đỏ được cấp cho có thể là cấp cho bên cho ở nhờ hoặc là cấp cho bên được ở nhờ. Hậu quả là cả hai bên xảy ra tranh chấp về việc xác định ai là người có quyền sử dụng đối với đất đã có sổ đỏ.
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
> Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất NHANH CHÓNG, liên hệ ngay 1900.6174
Quyền sử dụng đất – đối tượng tranh chấp trong trường hợp này chính là di sản thừa kế. Di sản này khi chưa được chia thừa kế theo di chúc hoặc chia theo quy định của pháp luật nhưng đã được cấp cấp Giấy chứng nhận cho người khác. Người được cấp sổ đỏ có thể là người trong hàng thừa kế, hoặc là người không liên quan đến hàng thừa kế.
Tranh chấp đất đã có sổ đỏ là tài sản chung của vợ chồng
> Giải đáp cách xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, liên hệ ngay 1900.6174
Ngày nay, vợ chồng khi ly hôn thường xảy ra tranh chấp liên quan đến tài sản chung khá nhiều. Mục đích của việc ly hôn này là cả hai mong muốn chấm dứt cuộc hôn nhân và kéo theo đó là cần phải giải quyết rõ ràng trong mọi vấn đề liên quan như con cái, tài sản, công nợ. Trường hợp tranh chấp hay gặp phải nhất là tranh chấp đất đã có sổ, đứng tên của hai vợ chồng hoặc tranh chấp đã có sổ đứng tên một bên và không muốn chia. Trường hợp tranh chấp đất đã có sổ đỏ đứng tên của hộ gia đình hoặc đứng tên của bố mẹ chồng/ bố mẹ vợ và chồng/vợ cho rằng mình cũng có công sức đóng góp nên tài sản này phải được chia.
Trên đây là giải đáp của luật sư về các trường hợp tranh chấp đất đai có sổ đỏ thường gặp. Nếu bạn đang gặp phải một trong số các trường hợp trên, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn luật đất đai miễn phí.
Tranh chấp đất có sổ đỏ – Có sổ đỏ vẫn bị mất đất
Tranh chấp đất có sổ đỏ trong trường hợp sổ đỏ sai vị trí thửa đất
> Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất có sổ đỏ trong trường hợp sổ đỏ sai vị trí thửa đất, liên hệ ngay 1900.6174
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy định về việc khi có sự sai sót thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp cụ thể: Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
Theo đó, khi có sự sai sót, nhầm lẫn thông tin về vị trí của thửa đất (số ô, số thửa, số tờ bản đồ) so với hồ sơ kê khai (hồ sơ cấp sổ đỏ lần đầu, hồ sơ xin tách thửa đất…) đã được cơ quan đăng ký đất đai (chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất) kiểm tra, xác nhận thì có thể tiến hành thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận. Ngoài ra, nếu việc sai sót này là sai sót vị trí của các điểm giới hạn cạnh thửa của thửa đất dẫn đến kích thước các cạnh thửa có sự sai khác so với sổ đỏ gốc thì giải quyết theo khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai 2013
Đối với trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có sự thay đổi khác biệt so với ranh giới thửa đất ngay tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích phần đất đo đạc thực tế nhiều hơn so với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn này (nếu có) sẽ được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật Đất đai 2013
Nếu thửa đất có sự sai khác về vị trí các điểm giới hạn cạnh thửa mà điều này dẫn đến ranh giới thửa đất bị sai khác so với thửa đất gốc đã được cấp sổ, diện tích thửa đất cũng vì thế mà có sự biến động thì sẽ được Nhà nước công nhận phần diện tích theo ranh giới đã được cấp theo sổ đỏ cũ (sổ đỏ cấp cho thửa đất gốc), phần diện tích tăng thêm sẽ được Nhà nước xem xét, công nhận.
Tranh chấp đất đai nằm trên sổ đỏ hộ liền kề
> Hướng dẫn chi tiết cách giải quyết tranh chấp đất nằm trên sổ đỏ hộ liền kề, liên hệ ngay 1900.6174
Nguyên nhân việc thửa đất được cấp bị chồng lấn có thể do sai sót của cơ quan chức năng khi không tiến hành kiểm tra, đo đạc kỹ trong quá trình cấp sổ đỏ cho hộ liền kề.
Để giải quyết tranh chấp đất đai nằm liền kề, trước hết cần phải kiểm tra tình trạng hồ sơ đất, qua đó xác định hành vi lấn chiếm của hộ gia đình liền kề. Trong trường hợp này, phải thu thập các giấy tờ về đất đai để xác định được quyền sử dụng đất trên mảnh đất mà ông bà xưa truyền lại. Nếu trường hợp đất sử dụng ổn định, lâu dài do ông bà để lại và được thể hiện rõ trong sổ mục kê hoặc hồ sơ địa chính thì thu thập chứng cứ chứng minh quyền sử dụng bằng cách xin trích lục hồ sơ địa chính qua từng thời kỳ và các loại giấy tờ hợp pháp như giấy tờ về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất…để xác định được việc sử dụng đất trên thực tế của các bên đang được ghi nhận như thế nào.
>> Xem thêm: Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có đòi lại được không? Thủ tục đòi lại đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm
Tranh chấp đất đai có sổ đỏ giải quyết dựa trên căn cứ nào?
> Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ? Liên hệ ngay 1900.6174
Tòa án căn cứ vào việc xem xét lại quá trình cấp sổ đỏ của cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường…) để xác định quá trình làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng hay không (đã đúng thẩm quyền, đúng quy định chưa, đo đạc diện tích đúng không…).
Nếu quá trình này có xảy ra vi phạm thì Tòa án sẽ xem xét hủy giấy chứng nhận được cấp sai và thực hiện cấp lại cho đúng quy định pháp luật. Đây cũng là cách xác định xem người đứng tên trên sổ đỏ có đúng là người có quyền lợi hay không để giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ đúng đắn.
Tranh chấp đất đai có sổ đỏ giải quyết như thế nào?
Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ giải quyết bằng cách tự hòa giải
> Hòa giải tranh chấp đất đai có sổ đỏ mấy lần? Liên hệ ngay 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí
Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 khi xảy ra tranh chấp thì Nhà nước luôn khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải với nhau. Phương thức này được sử dụng khá phổ biến khi có tranh chấp đất đai giữa những người trong gia đình. Việc tự hòa giải sẽ giúp giữ được hòa khí trong gia đình, giữ được tình cảm của những người trong nhà, trong họ hàng với nhau.
Tranh chấp đất đai có sổ đỏ/bìa đỏ giải quyết bằng cách hòa giải cơ sở
> Anh em kiện đất đã có sổ đỏ giải quyết như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174 để nhận hướng dẫn miễn phí
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 khi xảy ra tranh chấp đất đai, Nhà nước luôn khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải với nhau. Phương thức hòa giải tranh chấp đất đai được sử dụng khá phổ biến khi có tranh chấp đất đai cha mẹ để lại, tranh chấp đất đai giữa những người trong gia đình (như anh em kiện đòi đất thì đã tự hòa giải, tranh chấp về thừa kế đất…). Tuy nhiên, nếu cả hai bên không thể tự thỏa thuận được thì có thể nhờ đến sự can thiệp của chính quyền.
Tranh chấp đất đai có sổ đỏ bằng cách khởi kiện
> Hướng dẫn khởi kiện tranh chấp đất đai có sổ đỏ NHANH CHÓNG, gọi ngay 1900.6174
Trường hợp khi đã đàm phán, hòa giải tranh chấp đất đai nhưng không thành thì một trong các bên tranh chấp có thể tiế hành giải quyết bằng việc nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.
Theo đó, trong trường hợp của anh Huy và chị Huyền nếu không thể tự thỏa thuận được với nhau thì nộp đơn để hòa giải tại UBND xã An Trạch, không hòa giải thành thì gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
Tranh chấp đất đai có sổ đỏ/đã có sổ đỏ, bìa đỏ, thời hạn khởi kiện là bao lâu?
Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ/bìa đỏ, ai người có quyền sử dụng đất?
> Giải đáp chi tiết mọi vướng mắc liên quan đến tranh chấp đất đai, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và tại Điểm c Khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP, tranh chấp về quyền sử dụng đất chính là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì không được áp dụng thời hiệu khởi kiện. Chính vì vậy, đối với tranh chấp có liên quan đến đất đai như tranh chấp về diện tích đất, tranh chấp chủ sở hữu, quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Ngoài ra, đối với các vụ án mà tranh chấp liên quan đến Hợp đồng có đối tượng là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì được áp dụng thời hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.
Như vậy, đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, người có quyền khởi kiện trong trường hợp này có thể khởi kiện bất kỳ thời điểm nào tại Tòa án có thẩm quyền, kể từ ngày phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất.
Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng liên quan đến đất đai
> Tư vấn chi tiết giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến đất đai, gọi ngay 1900.6174
Tranh chấp hợp đồng liên quan đến đất đai bao gồm những hợp đồng:
+ Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất
+ Hợp đồng về chuyển đổi quyền sử dụng đất
+ Hợp đồng về tặng cho quyền sử dụng đất
+ Hợp đồng về cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất
+ Hợp đồng về thế chấp bằng quyền sử dụng đất
+ Hợp đồng về góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Căn cứ theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến đất đai là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình đang bị xâm phạm. Theo đó, chỉ khi có yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu áp dụng thời hiệu phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự thì Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu.
Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về thừa kế đất đai
> Giải quyết tranh chấp về thừa kế đất đai như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Thời hiệu thừa kế được quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản: đối với bất động sản là 30 năm đối với động sản là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
– Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ/đã có bìa đỏ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, chính xác từ luật sư.
Tranh chấp đất đai có sổ đỏ, hồ sơ khởi kiện gồm những giấy tờ gì?
> Hướng dẫn chi tiết về hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ, gọi ngay 1900.6174
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ được quy định tại Điều 189 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 gồm:
+ Đơn khởi kiện dân sự theo mẫu số 23-DS
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013
+ Biên bản hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn
+ Bản sao của giấy tờ tùy thân: Giấy chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân của người khởi kiện
+ Các loại giấy tờ khác có liên quan.
Như vậy, trường hợp anh Huy không hòa giải thành thì nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai có sổ đỏ và cần phải chuẩn bị những giấy tờ được nêu trên. Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, nếu anh có bất kỳ khó khăn nào, đừng ngần ngại nhấc máy và liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hướng dẫn chi tiết từ luật sư.
Tranh chấp đất đai có sổ đỏ, thẩm quyền giải quyết thuộc về cơ quan nào?
> Tư vấn chi tiết về lệ phí giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ, gọi ngay 1900.6174
Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ được hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành thì tiến hành giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013, theo đó, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật này thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Tranh chấp đất đai có sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục giải quyết như thế nào?
Đối với yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết?
Khi giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ trong trường hợp yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết thì tiến hành các bước theo quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Khoản 27, 28 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP và Khoản 57 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP:
+ Bước 1: Gửi đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải
+ Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân xảy tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất để tiến hành tổ chức hòa giải
+ Bước 3: Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ để thực hiện hòa giải
+ Bước 4: Tổ chức phiên họp hòa giải có sự tham gia giữa các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi có đầy đủ hai bên tham gia, nếu một trong hai bên vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là hòa giải không thành. Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản
+ Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã hòa giải thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải nhằm xem xét giải quyết đối với những ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành
Đối với yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết?
Khi giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ trong trường hợp yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết thì tiến hành các bước sau:
+ Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ tại UBND cấp xã
+ Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện với các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
+ Bước 3: Nộp đơn khởi kiện tại tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền
+ Bước 4: Nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý đơn
+ Bước 5: Tham gia thủ tục tố tụng tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ tại Tòa án
Trên đây là quy định về thủ tục tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp đất đã có bìa đỏ tại cơ quan có thẩm quyền, đừng ngần ngại nhấc máy và liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất.
Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai đã có bìa đỏ tại Tổng Đài Tư Vấn?
> Liên hệ luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ NHANH CHÓNG, TRỌN GÓI, gọi ngay 1900.6174
Khi giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ, Luật sư hỗ trợ những vấn đề sau:
+ Tư vấn quy định pháp luật về tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
+ Nghiên cứu, đánh giá hồ sơ, đưa ra phương án giải quyết tranh chấp đất đai
+ Tiến hành thu thập các tài liệu, chứng cứ cần thiết phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp đất đai
+ Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ khởi kiện và các văn kiện pháp lý khác về việc tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
+ Hỗ trợ quý khách hàng trình tự thủ tục, điều kiện, thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ.
+ Thay mặt quý khách hàng khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ.
+ Đại diện tham gia tranh tụng giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của quý khách hàng
+ Thực hiện việc kháng cáo bản án, đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Trên đây nội dung tư vấn của Tổng đài tư vấn để giải đáp thắc mắc về vấn đề tranh chấp đất đai có sổ đỏ. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi sẽ phần nào cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ/bìa đó một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.