Thông tin của Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú – Hotline tư vấn luật 1900.633.727

bao-hiem-xa-hoi-nghe-an

Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú là cơ quan chuyên hỗ trợ tư vấn cho người dân tất cả các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện Trà Cú. Trong bài viết dưới đây, Tổng đài tư vấn sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về số điện thoại, địa chỉ của Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú và những vấn đề hỗ trợ liên quan. Trong quá trình tham gia BHXH, BHTN, BHYT, nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào cần giải đáp nhanh chóng, hãy liên hệ ngay đến đường đường dây nóng 1900.633.727 để được chuyên gia tư vấn và hướng dẫn miễn phí. 

>> Tư vấn BHXH, BHYT, BHTN tại huyện Trà Cú miễn phí, gọi ngay 1900.633.727

bao-hiem-xa-hoi-huyen-tam-dao

Thông tin địa chỉ bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

 

>> Hướng dẫn tra cứu mã số BHXH nhanh chóng, chính xác, gọi ngay 1900.633.727 

Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh. Trụ sở của Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú được đặt tại: thị trấn Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.

– Số điện thoại liên hệ: 0294 3874 393

– Đơn vị cấp trên trực tiếp: Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh

– Email: tracu@travinh.vss.gov.vn

– Website: https:baohiemxahoi.gov.vn

Địa chỉ Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú trên Google Maps:

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội huyện Càng Long – Tổng đài tư vấn luật 1900.633.727

Thời gian làm việc của trung tâm bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú

 

>> Hướng dẫn điều chỉnh thông tin BHXH miễn phí, gọi ngay 1900.633.727 

Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú làm việc theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Đơn vị không làm việc vào thứ 7, chủ nhật và những ngày lễ, ngày Tết theo quy định của pháp luật.

Thời gian làm việc của Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú cụ thể như sau:

+ Buổi sáng: từ 8 giờ đến 12 giờ

+ Buổi chiều: từ 14 giờ đến 17 giờ

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội huyện Tiểu Cần – Tổng đài tư vấn luật 1900.633.727

Vị trí và chức năng bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú

 

>> Giải đáp chi tiết về điều kiện, mức hưởng bảo hiểm xã hội, liên hệ ngay 1900.633.727 

Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quản lý các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật.

Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn thành phố của Ủy ban nhân dân thành phố.

Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội huyện Duyên Hải – Tổng đài tư vấn luật 1900.633.727

 

trung-tam-bao-hiem-xa-hoi-huyen-tra-cu

Nhiệm vụ, quyền hạn của bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

 

>> Giải đáp chi tiết chế độ bảo hiểm xã hội được hưởng sau khi nghỉ việc. Gọi ngay 1900.633.727 

Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú là cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện trực thuộc tỉnh Trà Vinh. Vì vậy, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như một BHXH cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (Theo Điều 6 Quyết định 969/QĐ-BHXH năm 2019), cụ thể như sau:

– Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú có nhiệm vụ xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

– Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú có nhiệm vụ thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

– Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể là:

+ Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia BHXH, BHYT

+ Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN; Thu các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với các tổ chức và cá nhân tham gia; Từ chối việc đóng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng lao động, đóng nộp BHXH, BHYT, BHTN đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

+ Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định;

+ Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;

+ Chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; từ chối chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN không đúng quy định;

+ Tiếp nhận khoản kinh phí từ ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện;

+ Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;

+ Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.

– Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

– Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.

– Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

– Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.

– Hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT, BHTN cho các tổ chức, cá nhân tham gia.

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, BHTN để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

– Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

– Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

– Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu;

– Thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

– Quản lý viên chức, người lao động của Bảo hiểm xã hội huyện.

– Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua – khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

– Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội huyện Cầu Kè – Tổng đài tư vấn luật 1900.633.727

Nội dung tư vấn thông tin bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú

>> Liên hệ tư vẫn miễn phí mọi vướng mắc liên quan đến BHXH huyện Trà Cú, gọi ngay 1900.633.727 

Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú hỗ trợ tất cả các vấn đề liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội, cụ thể bào gồm:

Tư vấn bảo hiểm xã hội, giải đáp các quy định của pháp luật về các vấn đề có liên quan đến bảo hiểm xã hội;

– Tư vấn, hỗ trợ giải quyết vướng mắc trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội;

Tư vấn luật lao động, giải đáp trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động;

– Tư vấn các quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội một lần;

Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp và chế độ trợ cấp thất nghiệp;

– Tư vấn các quy định của pháp luật về chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội;

– Tư vấn chế độ thai sản cho lao động nam có vợ sinh con của bảo hiểm xã hội ;

– Tư vấn các quy định của pháp luật về quyền lợi hưởng chế độ ốm đau;

– Tư vấn quy trình, thủ tục hành chính về báo tăng, báo giảm lao động;

– Tư vấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm online (phần mềm kê khai bảo hiểm);

Tư vấn bảo hiểm y tế và giải đáp về quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế;

– Tư vấn các bước cũng như hồ sơ, giấy tờ để hưởng bảo hiểm xã hội.

Cách thức kết nối với chuyên viên tư vấn bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú

 

Để được tư vấn các vấn đề liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN trực tuyến và miễn phí, bạn chỉ cần thực hiện qua 03 bước đơn giản sau:

Bước 1:

Để quá trình tư vấn được diễn ra suôn sẻ nhất, bạn nên chuẩn bị trước các câu hỏi cũng như nội dung liên quan đến lĩnh vực BHXH cần được giải đáp và một không gian yên tĩnh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một chiếc điện thoại đã được sạc đầy pin và nạp cước phí điện thoại.

Bước 2:

Bạn hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay đến tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú qua hotline 0294 3874 393 để nhận được sự tư vấn

Bước 3: 

Sau khi đã kết nối, bạn hãy trình bày câu hỏi, vướng mắc của mình thật chi tiết và rõ ràng. Các chuyên gia sẽ lắng nghe, chia sẻ và trao đổi nhằm đưa ra hướng dẫn và tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất cho vấn đề bạn gặp phải.

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội Vĩnh Long – Tổng đài tư vấn luật 1900.633.727

 

bao-hiem-xa-hoi-huyen-tam-dao

Một số tình huống thực tế về bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú

 

Muốn chuyển nơi hưởng bảo hiểm xã hội thì làm như thế nào?

 

Anh Hiền (Trà Vinh) có câu hỏi như sau:

Xin chào Tổng đài tư vấn, tôi có vấn đề thắc mắc về bảo hiểm xã hội mong được chuyên gia hỗ trợ như sau:

Tôi đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại một doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Bình Định được 05 năm. Đến năm 2021, do tình hình dịch bệnh căng thẳng, tôi được công ty cho nghỉ việc. Hiện nay, tôi đã chuyển về nhà ở Trà Vinh sinh sống. Tôi muốn chuyển nơi hưởng bảo hiểm xã hội thì cần phải làm những thủ tục gì? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Hướng dẫn cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp nhanh chóng, gọi ngay 1900.633.727 

Trả lời:

Xin chào anh Hiền, Tổng đài tư vấn đã nhận được câu hỏi của anh. Về vấn đề mà anh đang gặp phải, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Người yêu cầu làm 01 bộ hồ sơ gồm Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB) để thực hiện chuyển nơi nhận lương hưu,… Căn cứ vào điều kiện cụ thể người lao động làm các mẫu hồ sơ tương ứng theo mẫu.

– Bước 1: Nộp đơn đề nghị

Người có yêu cầu tiến hành nộp đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm hàng tháng tới cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng.

+ Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp của một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội hàng tháng: nộp đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng tới cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng.

+ Người đang chờ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng: nộp đơn đề nghị chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh/huyện nơi đang quản lý hồ sơ chờ.

Trường hợp giao dịch online: người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử của bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan bảo hiểm xã hội qua dịch vụ bưu chính công ích.

– Bước 2: Sau khi tiến hành nộp đơn đề nghị, thực hiện thủ tục tại các đơn vị

Thứ nhất, tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh/huyện nơi chuyển đi:

+ Đối với người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp của bảo hiểm xã hội ở địa bàn khác khi giải quyết xong chế độ thì thực hiện ngay việc chuyển hưởng đến địa bàn khác.

+ Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng: Tiếp nhận hồ sơ từ người hưởng, lập Thông báo theo mẫu số 23-HSB trả người hưởng.

Thứ hai, tại cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh/huyện nơi chuyển đến:

+ Đối với chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng: Khi nhận được thông báo chuyển hưởng, cập nhật vào danh sách chi trả và tổ chức chi trả cho người hưởng tại địa điểm nơi người hưởng đăng ký; đồng thời cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo đến người hưởng về thời gian, địa điểm chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

+ Đối với di chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng: Khi nhận được hồ sơ di chuyển hưởng, thông báo cho người chờ hưởng chế độ biết về việc đã tiếp nhận hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

– Bước 3: Nhận lương hưu trợ cấp tại nơi mới sau khi thực hiện chuyển sổ bảo hiểm xã hội.

+ Đối với người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, người hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần, chế độ tử tuất một lần tại nơi cư trú do BHXH cấp tỉnh/huyện khác, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân giải quyết: Đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và thẻ bảo hiểm y tế (nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT) theo thời gian và địa điểm ghi trong Thông báo (Mẫu số 23-HSB);

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp của bảo hiểm xã hội hàng tháng đến nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, thẻ Bảo hiểm y tế (nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia Bảo hiểm y tế) theo thời gian và địa điểm ghi trong Thông báo (Mẫu số 23-HSB)

+ Người chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng: nhận thông báo về việc đã tiếp nhận hồ sơ chờ hưởng lương hưu/trợ cấp hàng tháng (Mẫu số 15B-HSB).

– Cách thức thực hiện như sau:

Người lao động lựa chọn nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:

+ Nộp qua giao dịch điện tử;

+ Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích;

+ Nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.

Người lao động nhận trợ cấp tại nơi đăng ký chuyển sổ bảo hiểm xã hội mới bằng một trong các hình thức sau:

+ Trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích;

+ Thông qua tài khoản ngân hàng của của người lao động.

Nội dung trên là tư vấn của chuyên viên về thủ tục chuyển nơi hưởng bảo hiểm xã hội. Trong quá trình thực hiện thủ tục này, nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy nhấc máy và liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.633.727 để được đội ngũ chuyên viên hướng dẫn chi tiết và kỹ càng hơn.

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội huyện Tam Bình – Tổng đài tư vấn luật 1900.633.727

Hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như nào? Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp không?

 

Chị Thanh Hà (Lạng Sơn) có câu hỏi như sau:

Xin chào Tổng đài tư vấn, tôi năm nay 30 tuổi và hiện đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Lạng Sơn. Trước đây, tôi chưa từng tham gia đóng bảo hiểm xã hội, và hiện tại tôi tôi muốn tham đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vậy hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào? Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp không? Tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được phản hồi sớm từ chuyên gia.

 

>> Hướng dẫn chi tiết thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ A-Z, gọi ngay 1900.633.727 

Trả lời:

Xin chào chị Thanh Hà. Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn Tổng đài tư vấn là nơi hỗ trợ các vấn đề về bảo hiểm xã hội cho chị. Về vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cần có tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc các đại lý thu cung cấp.

Về thủ tục tham gia BHXH tự nguyện:

– Bước 1: Lập và nộp hồ sơ đăng ký mua

Hiện nay nhiều người tham gia BHXH nhưng không biết phải đăng ký mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu? Theo đó, người tham gia có thể lựa chọn lập và nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đóng trực tiếp cho Đại lý thu (có thể nộp tại ủy ban nhân dân cấp phường/xã/thị trấn).

Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội:

+ Kê khai tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) sau đó nộp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp.

+ Người tham gia có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính công ích để thuận tiện cho công việc nhất.

Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho Đại lý thu:

+ Kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho Đại lý thu.

+ Đại lý thu lập Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS), Tờ khai (Mẫu TK1-TS) của người tham gia nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

– Bước 2: Nộp phí mua bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người tham gia có thể lựa một trong các cách đóng tiền sau:

+ Nộp tiền mặt cho cơ quan bảo hiểm xã hội (trong trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội);

+ Nộp tiền mặt cho Đại lý thu (trong trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho Đại lý thu);

+ Nộp tiền thông qua tài khoản ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh theo phương thức đăng ký (có thể áp dụng trong mọi trường hợp).

– Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định của pháp luật

Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 05 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định.

– Bước 4. Nhận kết quả giải quyết: Sổ bảo hiểm xã hội

Người tham gia có thể lựa chọn các phương thức nhận kết quả cụ thể như sau:

+ Người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội: nhận kết quả tại Bộ phận Một cửa của cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc tại Trung tâm phục vụ hành chính công các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

+ Người tham gia đóng trực tiếp cho Đại lý thu: nhận kết quả tại Đại lý thu.

Sau khi nhận nhận sổ bảo hiểm xã hội, người lao động cần giữ và bảo quản sổ bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ ghi lại thông tin tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động và là thành phần hồ sơ quan trọng để người lao động hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Về vấn đề sau khi chị tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Hiện nay, bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ là chế độ tử tuất và chế độ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Vì vậy, khi bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì bạn không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Nội dung trên là giải đáp về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong quá trình thực hiện hồ sơ, trình tự, thủ tục tham gia BHXH tự nguyện, nếu bạn có bất kỳ vướng mắc hay khó khăn nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.633.727 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng từ đội ngũ chuyên viên của chúng tôi.

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội Sóc Trăng – Tổng đài tư vấn luật 1900.633.727

Trên đây cũng là những chia sẻ của Tổng Đài Tư Vấn về Bảo hiểm xã hội huyện Trà Cú. Mọi thông tin chia sẻ trong bài viết đều trên cơ sở quy định của pháp luật và hy vọng chúng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Để quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN nhanh chóng, chính xác, tránh lãng phí thời gian, công sức, hãy nhấc máy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.633.727 để được đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực luật BHXH của chúng tôi hỗ trợ chi tiết và kỹ càng. 

Tổng Đài 1900.633.727 là tổng đài tư vấn pháp luật của công ty Luật Thiên Mã có trách nhiệm và quyền hạn tư vấn luật đa lĩnh vực như đất đai, hôn nhân & gia đình, hình sự, dân sự, bảo hiểm xã hội… Chúng tôi không phải là cơ quan bảo hiểm xã hội và chúng tôi không mạo danh bất cứ cơ quan đoàn thể nào. Quý khách hàng có nhu cầu có thể trực tiếp liên hệ đến hotline tổng đài của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1900.9068

  1900252505