Thừa kế sổ tiết kiệm là một trong những cách được nhiều người lựa chọn để tài sản cho con cháu khi có một số dư tiền nhất định. Tuy nhiên làm thế nào để có thể biết và thừa kế được sổ tiết kiệm? Thủ tục thừa kế được diễn ra như thế nào? thì không phải người dân nào cũng nắm rõ.
Do đó tại bài viết dưới đây Tổng đài tư vấn sẽ đi tìm hiểu cụ thể những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề thừa kế sổ tiết kiệm. Mọi thắc mắc khác của các bạn, vui lòng kết nối trực tiếp đến với chúng tôi qua số hotline 1900 6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí mọi vấn đề liên quan đến thừa kế sổ tiết kiệm. Gọi ngay: 1900.6174
Sổ tiết kiệm là gì?
Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN có quy định về sổ tiết kiệm như sau: “Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.”
Từ quy định trên có thể hiểu sổ tiết kiệm là những giấy tờ ghi nhận việc gửi tiền tiết kiệm của một cá nhân tại ngân hàng với những thỏa thuận như về lãi suất, tiền gửi, kỳ hạn gửi…
>>>Luật sư giải đáp miễn phí sổ tiết kiệm là gì? Gọi ngay: 1900.6174
Thừa kế sổ tiết kiệm người thừa kế phải làm gì?
Trên thực tế sẽ có hai trường hợp thừa kế từ sổ tiết kiệm xảy ra, cụ thể:
– Trường hợp người có sổ tiết kiệm để lại di chúc trước khi mất
Đây là trường hợp dễ dàng và thuận tiện nhất với người thừa kế trong việc thừa kế sổ tiết kiệm bởi khi người chết để lại di chúc lúc này người thừa kế sẽ biết chính xác những thông tin liên quan đến sổ tiết kiệm chẳng hạn như số tiền bao nhiêu, thời hạn gửi, lãi suất….
Pháp luật dân sự hiện hành luôn ưu tiên việc thừa kế theo di chúc bởi trên thực tế một cá nhân sẽ có quyền định đoạt số tài sản mà mình sở hữu trong đó có việc chỉ định người thừa kế, phân định di sản thừa kế.
Do đó nếu một người chết đi để lại di chúc và trong di chúc có phân chia di sản thừa kế là sổ tiết kiệm thì những người thừa kế lúc này sẽ thực hiện phân chia tài sản là sổ tiết kiệm theo di chúc và hưởng phần di sản thuộc về mình sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ (nếu có) của người để lại di chúc.
– Trường hợp người có sổ tiết kiệm không để lại di chúc trước khi mất:
Trong trường hợp người chết không để lại di chúc trước khi mất thì lúc này sẽ tiến hành phân chia thường kế theo pháp luật. Tuy nhiên trong trường hợp này người thừa kế sẽ gặp phải nhiều những khó khăn trong việc xác định di sản thừa kế là sổ tiết kiệm.
Tại Điều 11 Nghị định 117/2018/NĐ-CP có quy định ngân hàng chỉ cung cấp thông tin khách hàng trong trường hợp sau:
- Cá nhân có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng chẳng hạn như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,…
- Có chấp thuận bằng văn bản hoặc các hình thức khác theo thoả thuận của khách hàng.
- Cung cấp cho chính khách hàng đó hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó.
Do đó căn cứ theo quy định trên khi không có sự đồng ý của chủ sổ tiết kiệm hoặc không có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì lúc này ngân hàng sẽ không cung cấp thông tin về cuốn sổ tiết kiệm đó cho những cá nhân khác.
Đồng nghĩa với việc nếu một người có sổ tiết kiệm nhưng không một ai biết về thông tin cũng như sự tồn tại của cuốn sổ tiết kiệm đó thì khả năng cao những người thừa kế sẽ khó có thể nhận được số tiền tiết kiệm mà người chết để lại
Tuy nhiên nếu trường hợp những người thừa kế biết được về thông tin cũng như sự tồn tại của sổ tiết kiệm thì lúc này có thể liên hệ đến ngân hàng nơi người chết gửi tiền để được hướng dẫn các thủ tục chi trả tiền trong sổ tiết kiệm theo thừa kế.
>>>Luật sư giải đáp miễn phí thừa kế từ sổ tiết kiệm phải làm gì? Gọi ngay: 1900.6174
Thừa kế sổ tiết kiệm cần những thủ tục gì?
Để có thể thừa kế từ sổ tiết kiệm, người thừa kế cần thực hiện tuần tự theo thứ tự các bước mà chúng tôi trình bày sau đây sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ công chứng bao gồm:
– Phiếu yêu cầu công chứng.
– Bản chính của di chúc trong trường hợp có di chúc
– Bản chính sổ tiết kiệm
– Giấy chứng tử hoặc các giấy tờ chứng minh người để lại sổ tiết kiệm đã chết
– Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại sổ tiết kiệm và người thừa kế chẳng hạn như giấy khai sinh để chứng minh quan hệ cha mẹ con, giấy đăng ký kết hôn để chứng minh quan hệ vợ chồng…
– Giấy tờ liên quan đến cá nhân người thừa kế chẳng hạn như CMND/CCCD/Hộ chiếu…
Bước 2: Phân chia di sản thừa kế
Người thừa kế chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nêu trên sau đó đến các tổ chức hành nghề công chứng để tiến hành thủ tục công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế là sổ tiết kiệm.
Giấy tờ nhận được ở đây sẽ là Văn bản thỏa thuận phân chia hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế là sổ tiết kiệm đã được công chứng.
Bước 3: Những đồng thừa kế tiến hành cử ra một người đại diện theo uỷ quyền hoặc người được các đồng thừa kế khác tặng cho số tiền thuộc phần di sản của mình trong sổ tiết kiệm đến ngân hàng để tiến hành xuất trình các giấy tờ để được ngân hàng rút tiền trong sổ tiết kiệm của người chết.
Ở bước này, từng ngân hàng sẽ có một cách làm việc khác nhau do đó người thừa kế sẽ thực hiện theo hướng dẫn của từng ngân hàng.
>>>Xem thêm: Cách chia tài sản thừa kế theo pháp luật quy định như thế nào?
Sổ tiết kiệm của người đã mất được chia thừa kế như thế nào?
Sổ tiết kiệm khi được để lại thừa kế cũng sẽ được phân chia như những tài sản khác. Cụ thể trong trường hợp có di chúc hợp pháp thì cuốn sổ tiết kiệm sẽ được phân chia theo nội dung của di chúc mà người chết để lại.
Trong trường hợp không có di chúc hoặc bản di chúc không hợp pháp hoặc thuộc vào các trường hợp khác như người thừa kế chết cùng thời điểm với người lập di chúc… thì lúc này di sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật.
Theo đó cuốn sổ thừa kế sẽ được phân chia lần lượt theo thứ tự các hàng thừa kế bao gồm hàng thừa kế thứ nhất, thứ 2 và thứ 3. Những người thừa kế cùng hàng sẽ được nhận số di sản thừa kế bằng nhau. Ngoài ra những người ở hàng thừa kế sau sẽ chỉ được chia di sản thừa kế là sổ tiết kiệm khi không còn ai ở hàng thừa kế trước được nhận di sản thừa kế.
Ngoài ra tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định các trường hợp được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Theo đó có các đối tượng đặc biệt chẳng hạn như con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ chồng. Những đối tượng này sẽ đương nhiên được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế kể cả họ không được hưởng thừa kế theo di chúc.
>>>Xem thêm: Thủ tục mở thừa kế theo di chúc được thực hiện theo trình tự nào?
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến thừa kế sổ tiết kiệm mà Tổng đài tư vấn hỗ trợ cung cấp đến bạn đọc. Nếu còn bất cứ khó khăn nào liên quan đến vấn đề trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến với chúng tôi qua số hotline 1900 6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ nhé!
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |