Trong quá trình sử dụng đất, ngoài việc thực hiện các giao dịch như chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất… thì người dân có thể thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất nhằm đem lại lợi ích kinh tế. Khi nắm rõ các quy định về chuyển mục đích sử dụng đất sẽ giúp chúng ta thực hiện các thủ tục dễ dàng và đúng pháp luật. Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm những giấy tờ gì? Nơi nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất ở đâu? Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời chi tiết, chính xác từ đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, vui lòng liên hệ Luật sư qua số máy 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí!
Chuyển mục đích sử dụng đất là gì?
>> Luật sư tư vấn chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhanh chóng, đầy đủ, gọi ngay 1900.6174
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường bắt gặp việc chuyển mục đích sử dụng đất, nhưng có thể chưa hiểu hết về thuật ngữ này. Hiện tại, khái niệm chuyển mục đích sử dụng đất chưa được quy định trong Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, mà Luật này chỉ đề cập đến căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép và không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng so với loại đất ban đầu thông qua quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp phải xin phép hoặc thực hiện đăng ký biến động trong trường hợp không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền. Về các căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, Điều 52 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018 ghi nhận như sau:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Trường hợp bạn đọc cần biết thêm thông tin cụ thể hoặc muốn tìm hiểu về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép, hãy liên hệ trực tiếp Luật sư qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn luật đất đai chính xác nhất!
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép
>> Luật sư tư vấn chính xác các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép, gọi ngay 1900.6174
Trên thực tế, khi loại đất hiện tại không phục vụ được nhu cầu sử dụng đất của người dân, thì họ muốn chuyển đổi sang loại đất khác phù hợp hơn, và dẫn đến các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép diễn ra ngày càng phổ biến. Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, có 07 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể:
– Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
– Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Khi chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan có thẩm quyền, thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Đồng thời, chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất sẽ được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
Nếu bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề trên, hoặc muốn biết thêm các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép, hãy gọi ngay Luật sư qua số 1900.6174 để được tư vấn pháp luật chi tiết, chính xác!
>> Xem thêm: 05 TRƯỜNG HỢP chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép
>> Luật sư tư vấn chính xác các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép, gọi ngay 1900.6174
Ngoài những trường hợp pháp luật yêu cầu phải xin phép cơ quan có thẩm quyền trước khi chuyển mục đích sử dụng đất, thì còn có các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép được nêu tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 09/2021/TT-BTNMT:
– Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
– Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
– Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
– Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.
Dù các trường hợp nêu trên không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng người dân cần thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai để hành vi chuyển mục đích sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật.
Nếu còn thắc mắc nào khác về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép hoặc các thủ tục pháp lý có liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ với Luật sư qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!
>> Xem thêm: Chuyển mục đích sử dụng đất có phải tách thửa không? [2023]
Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất
Anh Đại (Đồng Tháp) có câu hỏi như sau:
“Kính chào Luật sư!
Do cha mẹ chỉ có một mình tôi là con trai trong nhà nên đã cho tôi 1,5 công đất (1500 mét vuông) để sau này phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng ông bà. Sau khi kết hôn, tôi và vợ tôi đi làm trên thành phố và cha mẹ tôi vẫn canh tác trồng lúa trên diện tích đất trên. Dạo gần đây, tôi có về thăm nhà thì cha tôi bị bệnh không thể làm việc nặng được nữa và do đó đất trồng lúa không có người chăm sóc.
Hiện tại, tôi mong muốn chuyển một nửa diện tích đất trồng lúa để xây dựng dãy nhà trọ cho thuê nhằm giúp cho cha mẹ tôi thuận tiện việc trông coi và có thu nhập hàng tháng. Luật sư cho tôi hỏi khi thực hiện việc chuyển đổi như trên, thì hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất gồm thành phần giấy tờ gì? Chân thành cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đầy đủ nhất, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Chào anh Đại! Cảm ơn anh đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho chúng tôi! Sau khi xem xét, Luật sư xin gửi đến anh lời giải đáp như sau:
Như thông tin anh cung cấp, anh mong muốn chuyển một nửa diện tích đất trồng lúa (đất nông nghiệp) để xây dựng dãy nhà trọ cho thuê (đất ở). Do đó, việc chuyển đổi trên sẽ thuộc trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan có thẩm quyền (điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018).
Có thể thấy rằng, khi người dân chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết theo quy định để hoàn thiện hồ sơ thì sẽ giúp việc thực hiện thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất trở nên nhanh chóng, tránh tình trạng phải thay thế hoặc bổ sung giấy tờ. Để thuận tiện cho anh Đại và người dân trong việc chuẩn bị hồ sơ, Luật sư sẽ trình bày các loại giấy tờ mà hộ gia đình, cá nhân và tổ chức cần có khi xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, thì hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
Thứ nhất, người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép, cụ thể gồm:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).
– Thứ hai, hồ sơ để trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Biên bản xác minh thực địa;
– Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;
– Bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
– Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018 đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;
– Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;
– Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
Như vậy, với nội dung mà Luật sư chia sẻ, có lẽ anh Đại đã phần nào nắm rõ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất thuận tiện hơn. Trường hợp anh còn gặp bất kỳ vướng mắc nào cần được hỗ trợ, hãy nhấc máy gọi ngay đến Luật sư Tổng Đài Tư Vấn 1900.6174 để được Luật sư giải đáp cụ thể hơn!
Nơi nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất
>> Luật sư hướng dẫn nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ mà pháp luật quy định, một vấn đề khá quan trọng mà người dân cần chú ý đó là nơi nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất. Bởi nếu nộp hồ sơ đến cơ quan không có thẩm quyền thì sẽ tốn nhiều thời gian cho quá trình thực hiện thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất. Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đó là:
Thứ nhất, đối với tổ chức: Nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
Thứ hai, đối với hộ gia đình, cá nhân: Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường;
Hiện nay, với mục đích cải cách hành chính và giải quyết nhanh chóng thủ tục cho người dân, nhiều địa phương đã thành lập bộ phận một cửa, thì người dân tiến hành nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết tại bộ phận một cửa, hoặc nộp hồ sơ tại trung tâm hành chính công được thành lập tại một số tỉnh thành.
Trên đây là thông tin về nơi nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất mà Luật sư Tổng Đài Tư Vấn đã cung cấp đến bạn đọc, nếu bạn đọc còn vấn đề chưa rõ hãy gọi ngay qua số holtine 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết, chính xác theo quy định của pháp luật!
>> Xem thêm: Có được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất không? Thủ tục ghi nợ?
Thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
>> Luật sư tư vấn chính xác về thẩm quyền giải quyết hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất, gọi ngay 1900.6174
Đối với các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép, thì vấn đề thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định rõ tại Điều 59 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trong trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định.
Liên quan đến thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của người dân, thì pháp luật cũng nhấn mạnh việc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện không được ủy quyền cho cơ quan khác thực hiện.
Như vậy, tùy theo từng đối tượng cụ thể mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Nếu bạn đọc còn có câu hỏi khác hoặc gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, vui lòng liên hệ với Luật sư qua số máy 1900.6174 để nhận được lời giải đáp rõ ràng và chính xác!
Trình tự cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
Cô Mai (Trà Vinh) có câu hỏi như sau:
“Kính chào Luật sư!
Vợ chồng tôi kết hôn được gần 30 năm và không có con cái. Quanh năm vợ chồng tôi chỉ canh tác trồng xoài để có thu nhập hàng tháng trên diện tích đất khoảng 1250 mét vuông. Hiện tại, tôi có một người cháu gái đã ly hôn với chồng và hiện tại đang gặp khó khăn vì không có chỗ ở. Do không có con cái bên cạnh để chia sẻ buồn vui nên vợ chồng tôi cũng mong muốn cho người cháu 250 mét vuông đất trồng cây trên để xây một căn nhà nhỏ.
Vậy, Luật sư xin cho tôi hỏi trường hợp vợ chồng tôi chuyển đổi đất như trên, thì thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật? Chân thành cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn trình tự chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Thân chào cô Mai, cảm ơn cô đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Tư Vấn! Dựa trên quy định của pháp luật, Luật sư xin đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT; Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP, thì trình tự thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân gồm các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Gia đình cô Mai cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà Luật sư đã trình bày ở các phần trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Gia đình cô Mai cần nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận và hồ sơ đến cơ quan tài nguyên và môi trường. Gia đình cô Mai có thể lựa chọn một trong các phương thức sau đây để nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết:
Cách 1: Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa cấp huyện;
Cách 2: Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất
Trong trường hợp hồ sơ đúng quy định, thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo luật định.
Cơ quan tài nguyên và môi trường (Phòng Tài nguyên và Môi trường) sẽ có nhiệm vụ sau:
– Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
– Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
– Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
– Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Bước 4: Trả kết quả
Thời gian thực hiện: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (hoặc kéo dài thêm 10 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn).
Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính, sau đó tiến hành trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho gia đình cô Mai sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những thông tin mà Luật sư cung cấp liên quan đến thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp gia đình cô Mai còn gặp bất kỳ vướng mắc nào cần được hỗ trợ khi thực hiện thủ tục trên, hãy gọi ngay cho Luật sư 1900.6174 để được Luật sư giải đáp kịp thời và trọn vẹn nhất!
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức
Anh Thắng (Cần Thơ) có thắc mắc như sau:
“Thưa Luật sư tư vấn!
Hiện tại, tôi là người đại diện theo pháp luật cho một công ty chuyên mua bán và phân phối nông sản như trái cây, rau củ. Để mở rộng quy mô kinh doanh trên địa bàn, thì công ty đã mua được một mảnh đất trồng nhãn của người dân với diện tích gần 1000 mét vuông để xây dựng chi nhánh mới của công ty.
Mặc dù công ty chuyên về mảng kinh doanh nhưng chúng tôi rất chú trọng đến việc tuân thủ quy định của pháp luật, trong đó có các thủ tục pháp lý về đất đai. Với mong muốn xây dựng chi nhánh một cách hợp pháp, thì Luật sư cho tôi được hỏi thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức được thực hiện ra sao theo quy định hiện hành? Cảm ơn Luật sư!”.
>> Luật sư tư vấn trình tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với tổ chức chính xác, miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Cảm ơn anh Thắng đã gửi thắc mắc của mình đến Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn! Căn cứ vào quy định hiện hành, Luật sư xin gửi đến anh lời tư vấn, giải đáp như sau:
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức cũng được quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT; Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP, cụ thể gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo đó, anh Thắng là người đại diện hợp pháp của công ty cần nộp 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất của tổ chức mà Luật sư đã có nêu ở các phần trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, anh Thắng cần tiến hành nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất, Giấy chứng nhận và hồ sơ đến cơ quan tài nguyên và môi trường. Có hai cách thức sau đây để anh Thắng có thể nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đến cơ quan có thẩm quyền:
Cách 1: Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cấp tỉnh;
Cách 2: Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.
Về việc tiếp nhận hồ sơ: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Xử lý, giải quyết yêu cầu
Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có những trách nhiệm sau đây:
– Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
– Hướng dẫn người đại diện theo pháp luật của tổ chức thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
– Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích đất;
– Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Bước 4: Trả kết quả
Trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian là 25 ngày), Sở Tài nguyên và môi trường sẽ cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính, sau đó tiến hành trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho anh Thắng sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền chậm thực hiện việc giải quyết thì người dân có thể khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định.
Nếu anh Thắng còn bất kỳ vướng mắc nào khác trong quá trình thực hiện thủ tục, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn luật đất đai miễn phí, chính xác nhất!
Thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất
>> Luật sư tư vấn chính xác thời gian thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, gọi ngay 1900.6174
Đối với vấn đề thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, thì tại Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định thời gian thực hiện thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày. Cụ thể, thời gian thực hiện thủ tục được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và không tính đến các thời gian sau:
– Các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã;
– Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;
– Thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật;
– Thời gian trưng cầu giám định.
Đối với trường hợp hồ sơ của người dân chưa đúng quy định: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Ngoài ra, đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, thì pháp luật quy định thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sẽ được tăng thêm 10 ngày (tức tổng thời gian 25 ngày).
Như vậy, Luật sư đã gửi đến bạn đọc thông tin về thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp quý bạn đọc cần tư vấn thêm hoặc có thắc mắc về mức tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất, vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ và tư vấn cụ thể, chi tiết!
Mức tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất
>> Luật sư tư vấn chính xác tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng, gọi ngay 1900.6174
Về nguyên tắc trong quá trình sử dụng đất, khi người dân thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 57 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018). Liên quan đến mức tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất, theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 79/2019/NĐ-CP, thì tùy từng trường hợp mà mức tiền sử dụng đất sẽ được xác định cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở; hoặc chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở:
Mức tiền sử dụng đất = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất được tính theo giá đất nông nghiệp.
Trường hợp 2: Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng sang đất ở:
Mức tiền sử dụng đất = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất được tính theo giá đất nông nghiệp).
Trường hợp 3: Chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:
Trường hợp sử dụng đất phi nông nghiệp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01/7/2004 mà
không phải được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất: Không phải nộp tiền sử dụng đất.
Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp do được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014:
Mức tiền sử dụng đất = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại.
Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê:
Mức tiền sử dụng đất = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại.
Bên cạnh đó, khi chuyển mục đích sử dụng đất, thì người sử dụng đất còn phải nộp một số khoản lệ phí dưới đây:
Thứ nhất, lệ phí trước bạ
Việc xác định giá tính lệ phí trước bạ đối với đất được thực hiện theo Điều 7 Nghị định 10/2022/NĐ-CP:
Đây giá đất tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ;
Trong trường hợp đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà thời hạn thuê đất nhỏ hơn thời hạn của loại đất quy định tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành thì giá đất của thời hạn thuê đất tính lệ phí trước bạ được xác định như sau:
Giá đất của thời hạn thuê đất tính lệ phí trước bạ = (Giá đất tại Bảng giá đất/70 năm) x Thời hạn thuê đất
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ phần trăm đối với đất là 0,5%, công thức tính cụ thể như sau:
Lệ phí trước bạ = (Giá đất tính lệ phí trước bạ x Diện tích thửa đất) x 0.5%
Thứ hai, phí thẩm định hồ sơ
Theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Thông tư 85/2019/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 106/2021/TT-BTC, phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (cụ thể là Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh) tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội ở địa phương. Ví dụ, căn cứ Nghị quyết 50/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình, phí thẩm định hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân tại xã là 280.000 đồng/hồ sơ; còn tại phường, thị trấn là 400.000 đồng/hồ sơ.
Ngoài ra, đối với các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép, thì người dân có nghĩa vụ nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động đất đai của người sử dụng đất. Mức lệ phí này sẽ được quy định cụ thể trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở từng địa phương. Ví dụ, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, căn cứ vào Nghị quyết 67/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên thì mức thu lệ phí chứng nhận đăng ký biến động đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:
– Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các phường thuộc thành phố Tuy Hòa và thị xã Sông Cầu: 20.000/Giấy chứng nhận;
– Đối với hộ gia đình, cá nhân tại các xã, thị trấn: 10.000 đồng/Giấy chứng nhận.
Trong trường hợp bạn đọc còn vướng mắc hoặc gặp khó khăn trong việc xác định mức thu tiền sử dụng đất và các khoản lệ phí có liên quan khi chuyển mục đích sử dụng đất, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để nhận được tư vấn tận tình và chính xác nhất!
Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất có bị phạt không?
Chị Hằng (Cao Bằng) có câu hỏi như sau:
“Dạ chào Luật sư!
Gia đình tôi có hơn 6500 mét vuông đất rừng sản xuất và thửa đất này đã được cấp sổ đỏ. Gần đây, gia đình tôi có chuyển một diện tích nhỏ đất trên (1000 mét vuông) sang trồng cây ăn quả lâu năm. Do chỉ chuyển một phần nhỏ diện tích đất rừng sản xuất nên gia đình tôi đã không xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì sợ rắc rối về thủ tục pháp lý.
Luật sư cho tôi xin hỏi việc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất có bị phạt không? và nếu có thì mức phạt cụ thể như thế nào? Cảm ơn Luật sư!”.
>> Luật sư tư vấn chính xác mức xử phạt khi người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Chào chị Hằng, chúng tôi đã nhận được thắc mắc của chị. Căn cứ theo quy định hiện hành, Luật sư xin được trả lời như sau:
Theo thông tin chị chia sẻ, gia đình chị có chuyển một diện tích nhỏ đất rừng sản xuất (1000 mét vuông) sang đất trồng cây ăn quả lâu năm (đất nông nghiệp). Do đó, việc chuyển mục đích sử dụng đất trên phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (điểm c khoản 1 Điều 57; khoản 2 Điều 59 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018). Do đó, khi gia đình chị tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, tức sử dụng đất không đúng mục đích thì đây là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật (khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018), và có thể bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Tùy vào từng loại đất và diện tích đất chuyển đổi trái phép mà pháp luật đưa ra mức xử phạt vi phạm hành chính khác nhau. Cụ thể, khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, thì mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
Thứ nhất, áp dụng hình thức phạt tiền
Trường hợp chuyển đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.
Thứ hai, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài hình thức phạt tiền, thì chủ thể tự ý chuyển mục đích sử dụng đất có thể bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả dưới đây:
– Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Trong trường hợp gia đình chị Hằng chuyển 1000 mét vuông (0,1 héc ta) đất rừng sản xuất sang đất trồng cây ăn quả lâu năm (đất nông nghiệp), thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, và có thể bị áp dụng thêm các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên.
Trong trường hợp chị Hằng còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến mức phạt khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, hãy gọi ngay Luật sư qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn pháp luật miễn phí và hỗ trợ nhanh chóng!
Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ thông tin mà Luật sư Tổng Đài Tư Vấn đã cung cấp liên quan đến hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất và một số thủ tục pháp lý khác. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc nắm chắc các quy định pháp lý và giải quyết hiệu quả các thủ tục về đất đai. Trong trường hợp bạn đọc cần Luật sư tư vấn, hãy liên hệ ngay qua số máy 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!