Cấp lại sổ đỏ cho người đã chết có được hay không?

xay-nha-tren-dat-nong-nghiep

Cấp lại sổ đỏ cho người đã chết có được hay không? Cần phải chuẩn bị những hồ sơ gì? Thủ tục cấp sổ đỏ cho người đã chết bao gồm trình tự các bước ra sao? Có thể thấy rằng, sổ đỏ được ví như một chứng thư pháp lý nhằm chứng nhận và bảo đảm quyền lợi của người dân trong quá trình canh tác, sử dụng đất trên thực tế. Hãy cùng Tổng Đài Tư Vấn đi tìm lời giải chi tiết cho vấn đề này.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn đọc cùng tìm hiểu các quy định của pháp luật về việc cấp mới, cấp lại sổ đỏ cũng như hồ sơ, trình tự thủ tục xin cấp lại sổ đỏ cho người đã chết. Trong quá trình tiếp cận và tìm hiểu vấn đề trên, nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư giải đáp kịp thời, cụ thể nhất!

>>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí thủ tục cấp lại sổ đỏ cho người đã chết. Liên hệ ngay: 1900.6174

Cấp mới – Cấp sổ đỏ lần đầu cho người đã chết có được không?

 

Anh Huy (Tiền Giang) có vướng mắc như sau:

“Kính chào Luật sư tư vấn! Tôi đang gặp phải vướng mắc về cấp mới sổ đỏ cần Luật sư giải đáp như sau:

Mẹ tôi đang thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với mảnh đất vườn được nhận chuyển nhượng từ một người quen. Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền, thì mẹ tôi bị bệnh nặng nên đột ngột qua đời.

Vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, trong trường hợp này thì tôi có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp sổ đỏ cho người đã mất là mẹ tôi hay không? Tôi xin được cảm ơn Luật sư!”.

>>> Luật sư tư vấn thủ tục Cấp lại sổ đỏ cho người đã chết, liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Chào anh Huy! Cảm ơn anh đã tin tưởng vào chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật đất đai của chúng tôi! Với vướng mắc anh đặt ra, Luật sư xin đưa ra lời giải đáp cụ thể ngay dưới đây:

Theo đó, việc cấp sổ đỏ cho người đã chết sẽ bao gồm trường hợp cấp lần đầu và việc cấp sổ đỏ khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất, nhưng người đó đã chết trước khi nhận được sổ đỏ.

Trường hợp 1: Cấp sổ đỏ lần đầu nhưng người sử dụng đất đã chết

Cấp sổ đỏ lần đầu trong trường hợp này được hiểu là việc người sử dụng đất đã có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận, nhưng chưa thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà đã chết.

Theo các văn bản pháp luật đất đai hiện nay, thì không có một điều khoản nào quy định nào giới hạn trường hợp người đã chết thì không được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần xác định rõ việc cấp sổ đỏ sẽ được thực hiện đối với người thừa kế của người đã chết.

Cụ thể hơn, theo cơ sở pháp lý tại tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, khi có sự kiện pháp lý một người đã chết thì làm phát sinh việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc mà người chết để lại hoặc được phân chia theo pháp luật.

Khi đó, sổ đỏ sẽ được cấp cho những người thuộc hàng thừa kế của người chết (ưu tiên hàng thừa kế thứ nhất) hoặc những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Vì vậy, nếu người sử dụng đất đã chết, thì về nguyên tắc không thể thực hiện cấp sổ đỏ cho chính người đã chết, mà sẽ cấp cho những người thuộc hàng thừa kế khi đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định.

cap-lai-so-do-cho-nguoi-da-chet

>>> Luật sư tư vấn thủ tục Cấp sổ đỏ cho người đã chết, liên hệ ngay 1900.6174

Trường hợp 2: Cấp sổ đỏ khi thực hiện các quyền luật định của người sử dụng đất, nhưng người này đã chết trước khi nhận được sổ đỏ.

Theo căn cứ ở khoản 4 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP, nếu người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đã chết trước khi được trao Giấy chứng nhận, thì người được thừa kế cần nộp bổ sung các loại giấy tờ về thừa kế theo quy định của pháp luật.

Khi đó, văn phòng đăng ký đất đai sẽ xác nhận vào Giấy chứng nhận, hoặc lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người được thừa kế theo quy định.

Lúc này, người được thừa kế sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai mà người được cấp Giấy chứng nhận đã chết phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như thông tin mà anh Huy cung cấp cho chúng tôi, sau khi nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để được cấp sổ đỏ đối với mảnh đất vườn nhận chuyển nhượng, thì mẹ anh đột ngột qua đời.

Theo đó, trường hợp anh có nộp đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp sổ đỏ đối với mảnh đất trên, thì về nguyên tắc sổ đỏ này sẽ được cấp cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của mẹ anh.

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, anh Huy thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nên anh có thể được thừa kế đối với một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng mảnh đất trên (trường hợp có di chúc để lại toàn bộ quyền sử dụng đất trên). Khi được thừa kế quyền sử dụng đất, thì anh cần thực hiện các nghĩa vụ về tài chính mà pháp luật quy định để được cấp sổ đỏ nhằm công nhận quyền sử dụng đất trên thực tế.

Trên đây là lời giải đáp của Luật sư về vướng mắc cấp mới – cấp sổ đỏ lần đầu cho người đã chết. Nếu anh Huy và các bạn đọc còn thắc mắc nào về vấn đề này hay cần giải đáp thêm về việc cấp lại sổ đỏ cho người đã chết có được không, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 được Luật sư tư vấn luật đất đai miễn phí và kịp thời nhất!

>>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí thủ tục cấp sổ đỏ cho người đã chết. Liên hệ ngay: 1900.6174

Cấp lại sổ đỏ cho người đã chết có được không?

Chị Tú (Hậu Giang) có câu hỏi như sau:

“Dạ chào Luật sư!

Ông nội của tôi có sở hữu một thửa đất trồng lúa 2000 mét vuông và đã được cấp sổ đỏ đối với diện tích đất này. Cách đây khoảng 01 tháng, ông tôi mất không để lại di chúc. Trong gia đình, ông bà nội chỉ có cha tôi là con chung duy nhất, nên cha tôi cũng muốn thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất, nhưng không may sổ đỏ của ông tôi đã bị mất.

Vậy trong trường hợp này, cha tôi có thể thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ đỏ cho người đã chết là ông tôi hay không? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”.

>>> Tư vấn miễn phí thủ tục Cấp sổ đỏ cho người đã chết, liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị Tú đã quan tâm và để lại câu hỏi vướng mắc liên quan đến vấn đề cấp lại sổ đỏ cho người đã chết cho các Luật sư. Với câu hỏi trên, Luật sư đã dành thời gian nghiên cứu, xem xét và xin đưa ra lời tư vấn như sau:

Theo cơ sở pháp lý ở điểm a khoản 1 Điều 650, khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, do ông nội của chị đã chết nhưng không để lại di chúc, nên theo quy định thì mảnh đất trên sẽ được chia thừa kế theo pháp luật từ hàng thừa kế thứ nhất (ưu tiên đầu tiên) đến hàng thừa kế thứ ba. Về nguyên tắc chung, những người trong cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau khi chia thừa kế. 

Theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, thì việc cấp sổ đỏ vẫn được áp dụng trong trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp lại sổ đỏ đã bị mất. Do đó, để được cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ, thì trước tiên những người thừa kế cần được công nhận là người sử dụng đất hợp pháp đối với mảnh đất này, hay còn gọi là xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế.

cap-lai-so-do-cho-nguoi-da-chet

>>> Luật sư tư vấn thủ tục Cấp sổ đỏ cho người đã chết, liên hệ ngay 1900.6174

Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có thể nhận thừa kế di sản thông qua văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế), cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có quyền yêu cầu công chứng văn bản trên để thực hiện phân chia di sản thừa kế. Trong trường hợp này, người thừa kế có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ di sản mà mình được hưởng thừa kế cho người thừa kế khác.

Thứ hai, đối với văn bản khai nhận di sản thừa kế. Cụ thể, người duy nhất được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật, hoặc những người cùng được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật có thỏa thuận không phân chia di sản có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản theo quy định.

Khi đó, để được nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật, người được hưởng phải thực hiện thủ tục công chứng một trong hai loại văn bản nêu trên. Như thông tin mà chị Tú chia sẻ, do ông nội chết chỉ có cha của chị là người con duy nhất, nên cha của chị sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Theo quy định, cơ quan có thẩm quyền không thể cấp sổ đỏ cho người đã chết mà phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, và sau đó người hưởng di sản thừa kế được công nhận quyền tài sản đối với thửa đất mà người chết để lại.

Trong trường hợp sổ đỏ mà ông nội của chị đứng tên đã không còn, thì cha của chị hoàn toàn có quyền làm đơn yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền để xin cấp lại sổ đỏ khi đã thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế và được công nhận quyền đối với thửa đất mà người chết để lại.

Hy vọng rằng lời tư vấn của chúng tôi đã phần nào giúp chị Tú giải quyết được những vấn đề vướng mắc đang gặp phải về việc cấp lại sổ đỏ cho người đã chết có được không.

Nếu các bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp liên quan đến vấn đề trên hoặc cần được hướng dẫn chi tiết về thành phần hồ sơ cần chuẩn bị, hãy nhấc điện thoại và gọi đến hotline của 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả nhất!

>>> Xem thêm: Thời gian cấp lại sổ đỏ bao nhiêu ngày? Cấp lại sổ đỏ bị mất, bị sai thế nào?

 Cấp lại sổ đỏ cho người đã mất cần chuẩn bị hồ sơ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 40, Điều 57 và Điều 58 Luật Công chứng 2014, sửa đổi, bổ sung 2018, thành phần hồ sơ cấp lại sổ đỏ cho người đã mất cần có:

Thứ nhất, đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do các đồng thừa kế của người đã chết cùng ký tên, hoặc người được các đồng thừa kế ủy quyền ký tên;

Thứ hai, văn bản khai nhận di sản thừa kế;

Thứ ba, giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi có đất, hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở;

Thứ tư, bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có);

Thứ năm, giấy tờ nhân thân của các đồng thừa kế: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân (bản sao có công chứng/chứng thực); 

Thứ sáu, giấy tờ chứng minh quan hệ thừa kế giữa những người được thừa kế với người đã mất: Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân như Giấy chứng nhận kết hôn;

Thứ bảy, giấy chứng tử của người đã mất là chủ sử dụng đất.

Như vậy, trên đây là lời giải đáp chi tiết về thành phần hồ sơ cần chuẩn bị để cấp lại sổ đỏ cho người đã mất. Nếu các bạn có gặp trở ngại cần được hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị hồ sơ hay cần được giải đáp thêm về những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn miễn phí, nhanh chóng và tận tình nhất!

>>>> Xem thêm: Làm sổ hồng tốn bao nhiêu tiền năm 2023? – Biểu phí cấp, cấp đổi và cấp lại

Thủ tục cấp lại sổ đỏ cho người đã chết

Anh Mạnh (Long An) có thắc mắc như sau:

“Chào Luật sư! Hiện tại gia đình tôi đang gặp trở ngại trong việc xin cấp sổ đỏ cần Luật sư tư vấn như sau:

Gia đình tôi nhiều năm nay sinh sống trên mảnh đất 1000 mét vuông bao gồm đất vườn và đất xây nhà ở, và luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng thuế cho cơ quan có thẩm quyền. Cách đây 01 năm, ba mẹ tôi đột ngột qua đời mà không để lại di chúc cho các con, và sổ đỏ cũng đã lạc mất.

Hiện nay, anh chị em tôi ai cũng muốn được phân chia di sản thừa kế đối với mảnh đất trên nhằm có đất canh tác làm ăn. Xin hỏi Luật sư chúng tôi phải thủ tục cấp lại sổ đỏ cho người đã chết như thế nào để làm được sổ đỏ cho phần đất gia đình tôi đang ở.”

>>>Tư vấn thủ tục Cấp sổ đỏ cho người đã chết, liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn anh Mạnh đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn! Với câu hỏi anh đặt ra, Luật sư đã xem xét và cập nhật theo thủ tục cấp lại sổ đỏ cho người đã chết chuẩn nhất năm 2023, cụ thể như sau:

Bước 1: Khai báo về việc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất

Người thừa kế quyền sử dụng đất, hoặc người đại diện của các đồng thừa kế cần tiến hành khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sau khi nhận được thông báo, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở, trừ trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân người thừa kế, người đại diện của các đồng thừa kế cần tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xin cấp lại Giấy chứng nhận đến Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất(thành phần hồ sơ đã chúng tôi liệt kê chi tiết ở các phần trên).

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo đó, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, và thực hiện các công việc sau đây:

Trích lục bản đồ địa chính, hoặc trích đo địa chính thửa đất trong trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; 

Lập hồ sơ để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, và đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận mới;

Tiến hành việc chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định.

Bước 4: Trả kết quả giải quyết yêu cầu xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được cấp, hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người dân trong trường hợp đã nộp hồ sơ tại cấp xã.

Như vậy, Luật sư đã vừa cập nhật đến anh Mạnh và bạn đọc thủ tục cấp lại sổ đỏ cho người đã chết chi tiết và chuẩn nhất 2023. Nếu các bạn còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp về vấn đề chia thừa kế được giải quyết như thế nào khi không cấp lại sổ đỏ cho người đã chết, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được Luật sư tư vấn nhanh chóng và tận tình nhất!

>>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí thủ tục cấp lại sổ đỏ cho người đã chết. Liên hệ ngay: 1900.6174

Không cấp lại sổ đỏ cho người đã chết thì chia thừa kế như thế nào?

Trên thực tế, vấn đề phân chia thừa kế thường hay phát sinh các tranh chấp do tài sản thừa kế thường có giá trị lớn, đặc biệt là quyền sử dụng đất. Điều này dẫn đến việc không cấp lại sổ đỏ cho người đã chết thì chia thừa kế được thực hiện như thế nào cũng là vấn đề mà nhiều người khá quan tâm.

Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật của người đã chết có thể thực hiện việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất thông qua văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, người thừa kế cần yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận về việc sở hữu mảnh đất hợp pháp, để từ đó văn phòng công chứng có cơ sở làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định.

Thứ hai, người thừa kế cần nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại tổ chức công chứng trên địa bàn nơi có bất động sản. Cụ thể, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 40, Điều 57, và Điều 58 Luật Công chứng 2014, sửa đổi, bổ sung 2018, bao gồm:

Phiếu yêu cầu công chứng theo quy định;

Các loại giấy tờ nhằm chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản thừa kế và người yêu cầu công chứng;

Giấy chứng tử hoặc các loại giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản thừa kế đã chết (như quyết định tuyên bố một người là đã chết của Tòa án…);

Bản dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế của những người thừa kế (nếu có);

Các loại giấy tờ về nhân thân như chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người thừa kế;

Giấy tờ xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về việc đang nắm quyền sử dụng mảnh đất hợp pháp.

Thứ ba, sau khi đã tiếp nhận hồ sơ, công chứng viên sẽ xem xét hồ sơ, kiểm tra theo quy định. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì sẽ thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Sau đó, sẽ thực hiện việc niêm yết công khai trong thời hạn 15 ngày tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản thừa kế đã chết.

Thứ tư, sau khi nhận được kết quả niêm yết và không có phát sinh khiếu nại, tố cáo, thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ hướng dẫn người thừa kế ký tên vào văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Đây được xem là căn cứ về mặt pháp lý nhằm xác lập quyền sở hữu của người thừa kế đối với diện tích đất được hưởng thừa kế.

lam-so-do-bao-nhieu-tien-1m2-nam-2023

Như vậy, có thể thấy rằng, khi thuộc vào các hàng thừa kế (ưu tiên hàng thừa kế thứ nhất), thì có thể được thừa hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, thiết nghĩ người thừa kế cần thực hiện các thủ tục pháp lý nhằm yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để đảm bảo việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất một cách hợp pháp. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thủ tục cấp sổ đỏ cho người đã chết. Liên hệ ngay: 1900.6174

 Trên đây là lời tư vấn và giải đáp chi tiết, chính xác về vấn đề pháp lý cấp lại sổ đỏ cho người đã chết mà đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn xin cung cấp đến quý bạn đọc. Qua bài viết này, các bạn đã phần nào cập nhật được những thông tin hữu ích về vấn đề này và có thể áp dụng vào các tình huống phát sinh trên thực tế một cách hiệu quả, đúng pháp luật hiện hành.

Nếu các bạn có bất cứ vướng mắc nào cần được giải đáp, hoặc cần hỗ trợ khi thực hiện thủ tục cấp lại sổ đỏ cho người đã chết, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất!

  1900252505