Có được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất không? Thủ tục ghi nợ?

hop-thua-dat-lien-ke-khai-niem

Với mong muốn khai thác tối đa giá trị đất đai và phục vụ cho nhu cầu của mình, thì việc người dân thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất ngày càng diễn ra phổ biến. Xuất phát từ thực trạng này, pháp luật đã đặt ra những quy định điều chỉnh vấn đề trên, trong đó có quy định nghĩa vụ tài chính khi chuyển mục đích sử dụng đất. Vậy người sử dụng đất có được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất không? Những trường hợp được nợ thuế tiền chuyển mục đích sử dụng đất? Hoặc trình tự thủ tục ghi nợ và xóa nợ tiền sử dụng đất được thực hiện như thế nào? Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn chúng tôi sẽ giải đáp các câu hỏi trên và có được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua bài viết dưới đây. Trường hợp bạn đọc cần tư vấn pháp luật đất đai qua điện thoại, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

co-duoc-no-thue-chuyen-muc-dich-su-dung-dat
Có được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất không? Thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất như thế nào?

Nghĩa vụ tài chính khi chuyển mục đích sử dụng đất

>> Luật sư tư vấn chính xác lệ phí chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Nghĩa vụ tài chính là một vấn đề nhận được sự quan tâm của khá nhiều người dân khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Căn cứ theo khoản 2 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính được xem là bước hoàn chỉnh thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trên thực tế.

Nghĩa vụ tài chính phát sinh sau khi chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; lệ phí trước bạ; phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai. Tuy nhiên, nghĩa vụ tài chính phổ biến nhất khi hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế chuyển mục đích sử dụng đất đó là tiền sử dụng đất, được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2019.

Theo đó, tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất được xác định dựa trên hai yếu tố cơ bản đó là: Diện tích thửa đất chuyển mục đích sử dụng và giá đất. Giá đất sẽ được xác định là chênh lệch giữa giá đất sau khi chuyển mục đích sử dụng với giá đất của mục đích sử dụng hiện tại của thửa đất. Như vậy, đối với hộ gia đình và cá nhân, khi thực hiện chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì tiền sử dụng đất được xác định bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp bạn đọc cần biết thêm thông tin chi tiết hoặc còn gặp khó khăn trong việc xác định những nghĩa vụ tài chính khi chuyển mục đích sử dụng đất hoặc vấn đề có được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất không, vui lòng liên hệ Luật sư qua số máy 1900.6174 để được tư vấn luật đất đai!

Có được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất không?

Anh Cương (Quảng Nam) có câu hỏi như sau:

“Kính chào Luật sư, hiện tôi đang có vấn đề thắc mắc mong được tư vấn như sau: Hộ gia đình tôi có khoảng 430 mét vuông đất phi nông nghiệp (cụ thể là đất làm gốm). Do mong muốn có một căn nhà mới để an cư lạc nghiệp, nên gia đình tôi quyết định sẽ chuyển diện tích đất trên sang làm đất ở.

Theo như tôi biết, thì khi người dân chuyển mục đích sử dụng đất sang mục đích khác sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế chuyển mục sử dụng đất cho Nhà nước. Vì gia đình tôi đã gom góp hết số tiền hiện có và cũng vừa đủ để xây dựng căn nhà nên có thể không xoay sở kịp trong thời gian ngắn để nộp thuế. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này gia đình tôi có được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất không? Chân thành cảm ơn Luật sư!”.

 

>> Luật sư tư vấn chính xác có được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất không, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn anh Cương đã gửi câu hỏi tới Tổng Đài Tư Vấn! Đối với câu hỏi anh đang thắc mắc, Luật sư xin gửi đến anh lời giải đáp như sau:

Theo thông tin anh cung cấp, gia đình anh quyết định sẽ chuyển diện tích đất phi nông nghiệp (đất làm gốm) sang làm đất ở, tức chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở. Do đó, việc chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình anh thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018). Trong trường hợp này, gia đình anh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, trong đó có thuế chuyển mục đích sử dụng đất. Cụ thể, thuế chuyển mục đích sử dụng đất là khoản tiền sử dụng đất mà cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức phải nộp cho nhà nước khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trên thực tế.

Với vấn đề pháp lý nợ thuế khi chuyển mục đích sử dụng đất, thì đây là việc người sử dụng đất khi được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước, nhưng do gặp khó khăn về tài chính nên xin ghi nợ số tiền đó và trả lại cho Nhà nước trong một thời hạn nhất định. Liên quan đến việc ghi nợ tiền sử dụng đất, khoản 1 Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2019 quy định như sau:

“Hộ gia đình, cá nhân (gồm: người có công với cách mạng; hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) được ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy hộ gia đình, cá nhân chỉ được nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định pháp luật. Do đó, hộ gia đình và cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất trong thời điểm hiện nay không còn thuộc trường hợp được ghi nợ tiền sử dụng đất, điều đó dẫn đến phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước đầy đủ và đúng thời hạn quy định.

Như vậy, khi hộ gia đình anh Cương chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp (đất làm gốm) sang đất ở, thì không được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định hiện hành. Trường hợp anh Cương còn vướng mắc nào khác liên quan đến việc có được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất, vui lòng liên hệ với Luật sư Tổng Đài Tư Vấn qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư chúng tôi giải đáp kịp thời và chính xác nhất!

co-duoc-no-thue-chuyen-muc-dich-su-dung-dat-khong
Có được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất không?

Những trường hợp được nợ thuế tiền chuyển mục đích sử dụng đất

>> Luật sư tư vấn chính xác các trường hợp có được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất, gọi ngay 1900.6174

Liên quan đến việc ghi nợ tiền sử dụng đất khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, khoản 1 Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2019 ghi nhận như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân (gồm: người có công với cách mạng; hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) được ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Việc xác định người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật về người có công.

Việc xác định hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Từ quy định trên, về đối tượng và trường hợp được ghi nợ tiền sử dụng đất được xác định như sau:

– Đối tượng được áp dụng:

– Người có công với cách mạng;

– Hộ nghèo;

– Hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số;

– Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Trường hợp được áp dụng: Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Có thể thấy, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng nêu trên chỉ được ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Do đó, ở thời điểm hiện nay, hộ gia đình, cá nhân sẽ không còn thuộc trường hợp được nợ thuế tiền chuyển mục đích sử dụng đất.

Trong trường hợp bạn đọc còn gặp vướng mắc nào khác liên quan đến có được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất, hãy liên hệ ngay đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật chính xác nhất!

Trình tự thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất

Chị Hiền (Bến Tre) có thắc mắc như sau:

“Dạ chào Luật sư!

Tôi có một câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Hiện tại, gia đình tôi được cơ quan nhà nước ở địa phương giao một mảnh đất, cụ thể đây là đất tái định cư được Nhà nước thu hồi. Do gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo và quanh năm chỉ làm nghề trồng lúa nên thu nhập hàng tháng không được nhiều, và do đó sẽ gặp trở ngại nhất định khi trả tiền sử dụng đất một lần cho Nhà nước.

Hiện tại, gia đình tôi mong muốn được ghi nợ số tiền sử dụng đất trên để có thời gian đi làm và gom góp đủ số tiền cần trả. Gia đình tôi rất mong được Luật sư giải đáp về trình tự thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật hiện nay? Chân thành cảm ơn Luật sư nhiều!”.

 

>> Luật sư hỗ trợ giải quyết thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị Hiền đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Tư Vấn chúng tôi! Với thắc mắc của chị, Luật sư đã xem xét và đưa ra lời tư vấn như sau:

Khi hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp được ghi nợ tiền sử dụng đất, thì trình tự thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là điều mà nhiều người dân quan tâm, bởi họ không phải nộp tiền sử dụng đất ngay lập tức cho Nhà nước mà có thể nộp khoản tiền đó trong một thời hạn nhất định. Theo như thông tin chị Hiền chia sẻ, thì gia đình chị thuộc diện hộ nghèo và được Nhà nước giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Do đó, gia đình chị Hiền sẽ được phép ghi nợ tiền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định ở khoản 1 Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2019.

Sau đây, Luật sư sẽ phân tích trình tự, thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là khoản 4 Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2019.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân xin được ghi nợ tiền sử dụng đất cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:

– Đơn đề nghị ghi nợ tiền sử dụng đất;

– Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất;

– Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật (trong đó bao gồm: Quyết định giao đất tái định cư và Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt).

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để xin ghi nợ tiền sử dụng đất, thì hộ gia đình, cá nhân tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường nơi có đất.

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Nhiệm vụ của văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường nơi có đất: Sau khi tiếp nhận hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân, thì tiến hành rà soát, kiểm tra hồ sơ và lập phiếu chuyển thông tin gửi đến cơ quan thuế và các cơ quan liên quan theo quy định, trong đó tại phiếu chuyển thông tin phải có nội dung về số tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất mà hộ gia đình, cá nhân được nhận; đồng thời trả giấy hẹn cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định.

Nhiệm vụ của cơ quan thuế: Căn cứ vào phiếu chuyển thông tin do văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường chuyển đến, cơ quan thuế sẽ xác định và ban hành thông báo để gửi đến hộ gia đình, cá nhân, văn phòng đăng ký đất đai (hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường) và cơ quan liên quan trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành thông báo. Thông báo sẽ bao gồm các nội dung dưới đây:

– Tổng số tiền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân phải nộp;

– Số tiền sử dụng đất không được ghi nợ;

– Số tiền sử dụng đất được ghi nợ;

– Thời hạn hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền.

Bước 4: Hộ gia đình, cá nhân nộp số tiền sử dụng đất không ghi nợ

Hộ gia đình, cá nhân căn cứ vào thông báo của cơ quan thuế, nộp số tiền sử dụng đất không được ghi nợ tại cơ quan kho bạc nhà nước hoặc đơn vị được cơ quan kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu trong thời hạn quy định và nộp chứng từ do kho bạc cung cấp tại văn phòng đăng ký đất đai (hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường) để được cấp Giấy chứng nhận.

Nhiệm vụ của kho bạc:

– Có trách nhiệm thu tiền sử dụng đất theo thông báo của cơ quan thuế và cung cấp chứng từ cho hộ gia đình, cá nhân;

– Chuyển thông tin về số tiền thu được của hộ gia đình, cá nhân đến các cơ quan liên quan theo quy định.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân

Văn phòng đăng ký đất đai (hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường) căn cứ chứng từ mà hộ gia đình, cá nhân nộp để thực hiện trả Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định. Theo đó, Giấy chứng nhận sẽ có nội dung về số tiền sử dụng đất ghi nợ và thời hạn thanh toán (trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Trên đây là lời giải đáp của Luật sư về trình tự thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định hiện hành để gia đình chị Hiền và người dân có thể thực hiện việc ghi nợ tiền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu chị Hiền còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến thủ tục trên hoặc vấn đề có được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất, hãy liên hệ ngay đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư của chúng tôi giải đáp kịp thời theo đúng pháp luật!

Thủ tục thanh toán và xóa nợ tiền sử dụng đất

>> Luật sư tư vấn thủ tục thanh toán, xóa nợ tiền sử dụng đất chính xác, nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Liên quan đến vấn đề ghi nợ tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, ngoài thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất, thì còn có thủ tục thanh toán và xóa nợ tiền sử dụng đất. Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ trình bày nội dung các bước trong thủ tục trên theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2019.

Bước 1: Người sử dụng đất nộp số tiền sử dụng đất còn nợ

Dựa vào thông báo của cơ quan thuế, người sử dụng đất tiến hành nộp dần tiền sử dụng đất còn nợ tại kho bạc trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Người sử dụng đất cần đảm bảo khi hết thời hạn 05 năm thì hoàn thành việc thanh toán toàn bộ tiền sử dụng đất còn nợ.

– Trường hợp quá thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư mà chưa nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ, thì người sử dụng đất cần thực hiện những việc sau:

Đến cơ quan thuế để được xác định lại số tiền sử dụng đất còn nợ, tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ và nhận thông báo của cơ quan thuế ngay trong ngày làm việc.

Thực hiện việc nộp tiền vào kho bạc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ghi trên thông báo. Trường hợp quá thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế mà người sử dụng đất chưa nộp hết thì phải thực hiện xác định lại số tiền sử dụng đất còn nợ, tiền chậm nộp theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ để xóa nợ tiền sử dụng đất

Sau khi hoàn thành việc thanh toán nợ tiền sử dụng đất theo quy định, thì người sử dụng đất cần nộp hồ sơ để xóa nợ tiền sử dụng đất, cụ thể hồ sơ bao gồm:

– Giấy chứng nhận (bản gốc);

– Chứng từ nộp tiền sử dụng đất (bản gốc).

Trong trường hợp người sử dụng đất bị mất, thất lạc chứng từ nêu trên thì có thể đến kho bạc để được xác nhận số tiền sử dụng đất đã nộp.

Bước 3: Thực hiện xóa nợ tiền sử dụng đất

Theo đó, văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm rà soát, đối chiếu hồ sơ mà hộ gia đình, cá nhân nộp để thực hiện xóa nợ tiền sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận và trả lại Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân ngay trong ngày làm việc

Nội dung trên đây là những chia sẻ từ Luật sư về thủ tục thanh toán và xóa nợ tiền sử dụng đất. Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục thanh toán và xóa nợ tiền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền, hãy liên hệ với Luật sư chúng tôi qua số máy quen thuộc 1900.6174 để được tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến!

Một số câu hỏi thường gặp về có được nợ thuế khi chuyển mục đích sử dụng đất

Nợ tiền sử dụng đất có bị tính lãi không?

>> Luật sư tư vấn chính xác nợ tiền sử dụng đất có tính lãi suất không, gọi ngay 1900.6174

Khi đã thực hiện thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất, thì vấn đề tính lãi trên số tiền nợ cũng là điều mà người sử dụng đất quan tâm, lo lắng bởi họ có thể rơi vào hoàn cảnh không đủ điều kiện để trả thêm số tiền lãi này. Về vấn đề này, Điều 2 Nghị định số 79/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được ghi nợ tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 3 năm 2016 thì tiếp tục thanh toán tiền sử dụng đất còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận (hoặc theo số tiền ghi trên Giấy chứng nhận đã được xác định theo đúng quy định của pháp luật) đến hết ngày 28 tháng 02 năm 2021. Còn kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021 trở về sau thì hộ gia đình, cá nhân phải thanh toán số tiền sử dụng đất còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm trả nợ.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được ghi nợ tiền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 3 năm 2016 đến trước ngày có hiệu lực thi hành, thì tiếp tục thanh toán tiền sử dụng đất còn nợ theo số tiền ghi trên Giấy chứng nhận đã được xác định theo đúng quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ghi nợ tiền sử dụng đất. Nếu quá thời hạn 05 năm kể từ ngày ghi nợ tiền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân phải thanh toán số tiền còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm trả nợ.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2019, thì hộ gia đình, cá nhân được trả nợ dần trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn 05 năm này. Tuy nhiên, nếu sau 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận, thì hộ gia đình, cá nhân phải nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ và tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế từ thời điểm hết thời hạn 05 năm được ghi nợ tới thời điểm trả nợ.

Có thể thấy rằng, tùy thuộc vào thời điểm người sử dụng đất ghi nợ tiền sử dụng đất và việc trả nợ có được thực hiện trong khoảng thời hạn pháp luật quy định hay không, mà sẽ thực hiện thanh toán tiền sử dụng đất còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận hoặc phải thanh toán số tiền còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm trả nợ, và ngoài ra sau thời hạn luật định mà chưa nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ thì có nghĩa vụ trả thêm số tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ. Do đó, khi đã thực hiện thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất, thì người dân cần lưu ý thời hạn mà pháp luật cho phép người sử dụng đất trả dần số tiền sử dụng đất còn nợ và cần nhanh chóng thanh toán hết số tiền còn nợ trong khoảng thời hạn này để không phải chịu thêm số tiền lãi theo quy định.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến việc có tính lãi khi nợ tiền sử dụng đất, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn chi tiết, nhanh chóng nhất!

Thời hạn ghi nợ tối đa là bao nhiêu?

>> Luật sư tư vấn chính xác thời hạn ghi nợ tối đa theo quy định của pháp luật, gọi ngay 1900.6174

Có thể nói việc pháp luật đặt ra quy định ghi nợ tiền sử dụng đất đã phần nào thể hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc những trường hợp gặp khó khăn về tài chính nhằm giúp họ có khoảng thời gian để hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất. Vậy thời hạn ghi nợ tối đa là bao nhiêu? Căn cứ theo quy định hiện hành tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2019, thì thời hạn để hộ gia đình, cá nhân được trả nợ dần đó là 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong khoảng thời hạn 05 năm nêu trên, thì người sử dụng đất sẽ không phải nộp tiền chậm nộp cho Nhà nước. Tuy nhiên, trong trường hợp sau 05 năm mà hộ gia đình, cá nhân chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận, thì không những thực hiện nghĩa vụ nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ mà còn phát sinh thêm số tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ (còn gọi là tiền lãi) theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thời hạn ghi nợ tiền sử dụng đất tối đa là 05 năm theo quy định hiện hành, và việc thanh toán số tiền nợ nằm trong hay ngoài thời hạn trên cũng có thể làm phát sinh thêm nghĩa vụ tài chính khác đó là số tiền lãi cần nộp thêm. Trong trường hợp quý bạn đọc còn có vướng mắc liên quan đến thời hạn ghi nợ tối đa là bao nhiêu, hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn tận tình và cụ thể nhất!

Nợ tiền sử dụng đất có được cho thuê không?

>> Luật sư tư vấn chính xác về việc cho thuê khi nợ tiền sử dụng đất, gọi ngay 1900.6174

Trong quá trình đang trong thời hạn ghi nợ tiền sử dụng đất, tức chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai, thì việc người dân cho thuê đất (cho thuê quyền sử dụng đất) có được xem là hành vi hợp pháp hay không? Theo Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018, thì những điều kiện mà người sử dụng đất cần đáp ứng để cho thuê quyền sử dụng đất đó là:

Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, khi nợ tiền sử dụng đất thì người dân vẫn có thể thực hiện giao dịch cho thuê quyền sử dụng đất nếu đáp ứng những điều kiện nêu trên. Việc pháp luật đặt ra quy định này là rất nhân văn nhằm giúp cho người sử dụng đất có thêm khoản thu nhập để có thể hoàn thành việc trả nợ tiền sử dụng đất trong thời gian sớm nhất.

Trong trường hợp bạn đọc cần Luật sư tư vấn, giải đáp thêm về vấn đề có được cho thuê đất khi còn nợ tiền sử dụng đất, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn qua số điện thoại 1900.6174 để được giải đáp thắc mắc miễn phí!

Nợ thuế sử dụng đất có được thừa kế hay không?

>> Luật sư tư vấn chính xác nợ thuế sử dụng đất có được thừa kế không, gọi ngay 1900.6174

Khi nhắc đến thừa kế thì phải kể đến việc thừa hưởng những tài sản có giá trị của người để lại di sản thừa kế. Một trong những loại di sản thừa kế phổ biến trên thực tế đó là quyền sử dụng đất. Vậy, khi người để lại di sản vẫn còn nợ thuế sử dụng đất thì có được để lại cho những người thừa kế hay không? Và chủ thể nào sẽ hoàn thành nghĩa vụ tài chính trong trường hợp này? Căn cứ theo khoản 6 Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2019:

“Đối với trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người nhận thừa kế có trách nhiệm tiếp tục trả nợ tiền sử dụng đất theo quy định.”

Theo quy định trên, có thể thấy pháp luật về đất đai vẫn cho phép được thừa kế quyền sử dụng đất khi người để lại di sản thừa kế còn đang nợ tiền sử dụng đất. Trong trường hợp này, người nhận thừa kế có trách nhiệm tiếp tục trả nợ tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Việc đặt ra nghĩa vụ trả nợ thuế sử dụng đất đối với người thừa kế là hợp lý, bởi vì họ là người trực tiếp được thừa hưởng di sản và được khai thác công dụng, giá trị của quyền sử dụng đất mà mình thừa kế.

Như vậy, khi nợ thuế sử dụng đất thì người thừa kế vẫn được thừa hưởng di sản và đứng tên quyền sử dụng đất, nhưng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính cho cơ quan thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề nợ thuế sử dụng đất có được thừa kế hay không, vui lòng liên hệ ngay với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn chính xác theo đúng pháp luật!

Như vậy, bài viết trên đây Luật sư Tổng Đài Tư Vấn đã cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến việc có được nợ thuế chuyển mục đích sử dụng đất cùng những vấn đề pháp lý có liên quan theo văn bản pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng nội dung bài viết trên đã phần nào đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin pháp lý của bạn đọc. Trong quá trình bạn đọc còn gặp bất kỳ khó khăn nào hoặc cần được giải đáp những thủ tục pháp lý về đất đai, hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời nhất!

  1900252505